10. Bố cục luận văn
1.3.4.1. Sách giáo khoa(SGK)
SGK Tiếng Việt 5 đã trình bày các bài về nội dung các lớp từ vựng bắt đầu từ tuần 1 đến tuần 8 và sắp xếp các bài theo thứ tự sau :
Từ đồng nghĩa→ Từ trái nghĩa →Từ đồng âm → Từ nhiều nghĩa
Cách sắp xếp như trên theo chúng tôi là hợp lý, đi theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ quen thuộc đến ít quen thuộc.
a) Nội dung bài học
* Từ đồng nghĩa
Để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, SGK Tiếng Việt 5 định nghĩa “ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau” (Tiếng Việt 5, tập 1, tr.8)
Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.
* Từ trái nghĩa
SGK Tiếng Việt 5 quan niệm: “ Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau”. (Tiếng Việt 5, tập 1, tr 38)
Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,.... đối lập nhau.
* Từ đồng âm
SGK Tiếng Việt 5 quan niệm : “Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa”. (Tiếng Việt 5, tập 1, tr 51)
Với học sinh tiểu học, cách định nghĩa này đủ để giúp cho HS phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
* Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
* Nhận xét:
Nhìn chung, lượng kiến thức cũng như mức độ kiến thức về các lớp từ vựng là vừa đủ, cơ bản, cần thiết cho học sinh tiểu học diện đại trà. Kiến thức được trình bày, diễn đạt nhìn chung rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo chính xác (ở mức độ cho phép).
b) Các kiểu bài
SGK đưa ra 3 kiểu bài dạy các lớp từ vựng : kiểu bài lý thuyết, kiểu bài luyện tập, kiểu bài ôn tập.
* Kiểu bài lí thuyết
Có 5 bài lí thuyết: Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm, Dùng từ đồng âm để chơi chữ, Từ nhiều nghĩa.
Cấu trúc của các kiểu bài lý thuyết có cấu tạo giống nhau và tương đối rõ ràng, gồm 3 phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập.
I. Nhận xét
- Cung cấp ngữ liệu
- Đưa các câu hỏi, bài tập phân tích ngữ liệu để dẫn dắt HS rút ra kết luận II. Ghi nhớ
Chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ việc phân tích ngữ liệu
III. Luyện tập
Phần luyện tập gồm các bài tập giúp học sinh củng cố các kiến thức phần lí thuyết,đồng thời giúp các em vận dụng kiến thức đó vào thực hành giao tiếp và tạo lập lời nói. Do đó đây là nội dung quan trọng nhất và chiếm nhiều thời gian nhất, góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu bài học.
* Kiểu bài luyện tập
Ngoài các mục luyện tập trong từng bài học, SGK Tiếng Việt 5 còn có 6 tiết luyện tập riêng nhằm thông qua thực hành, giúp học sinh hiểu biết thêm về một bộ phận kiến thức nào đó, chuẩn bị cho nội dung học tiếp theo hoặc cần lưu ý khi sử dụng.
- Luyện tập về từ đồng nghĩa (3 tiết) – Tiếng Việt 5, tập 1, tr.13, 22, 32): Giúp học sinh hiểu thêm các tiểu loại từ đồng nghĩa, lựa chọn sử dụng từ ngữ thích hợp khi nói năng.
- Luyện tập về từ trái nghĩa (1 tiết) – Tiếng Việt 5, tập 1, tr.43: Giúp học sinh hiểu thêm về cách sử dụng từ trái nghĩa trong thành ngữ , tục ngữ, trong diễn đạt nói chung nhằm nổi bật sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,…
- Luyện tập về từ nhiều nghĩa ( 2 tiết ) – Tiếng Việt 5, tập 1, tr.73, 82: Giúp học sinh hiểu thêm về các thành phần nghĩa của từ nhiều nghĩa ( nghĩa gốc và nghĩa chuyển), giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa.
* Kiểu bài ôn tập
Phần ôn các lớp từ vựng được phân bố chủ yếu trong các bài học Luyện từ và câu tuần 10- ôn tập giữa kì I ( tiết 4, tiết 6), tuần16- 2 tiết, tuần 17 (tiết1), tuần 18 - ôn tập cuối kì I (tiêt 6, tiết 7), tuần 28- ôn tập giữa kì (tiết 7).
Các bài ôn tập chỉ gồm các bài tập, không có phần tổng hợp kiến thức, mục đích là để khắc sâu kiến thức, rèn cho các kĩ năng được thành thạo.
Nhìn chung, cách bố trí thời lượng, sắp xếp các đơn vị kiến thức và các kiểu bài đều không tập trung vào việc nhận diện các hiện tượng ngôn ngữ mà chú trọng rèn luyện khả năng sử dụng từ ngữ phục vụ giao tiếp. Ví dụ:
- Từ đồng nghĩa được học trong 4 tiết, trong đó chỉ có 1 tiết dành để cung cấp kiến thức, còn 3 tiết dành cho luyện tập.
- Từ trái nghĩa được bố trí 2 tiết, trong đó 1 tiết dành để cung cấp kiến thức một tiết dành cho luyện tập.
c) Hệ thống bài tập dạy học các lớp từ vựng trong SGK Tiếng Việt 5
Các lớp từ vựng là trường hợp trung gian, vừa mang đặc trưng của bài tập từ vựng (hệ thống hóa vốn từ, dạy nghĩa từ và sử dụng từ) vừa mang đặc trưng của bài tập ngữ pháp (nhận diện từ, mở rộng vốn từ và sử dụng từ).
Dựa vào đặc điểm trên, chúng tôi tiến hành phân loại hệ thống bài tập trong SGK Tiếng Việt 5 thành ba loại: bài tập nhận diện và hệ thống hóa vốn từ, bài tập dạy nghĩa, bài tập sử dụng.
Nhóm 1: Bài tập nhận diện và hệ thống hóa vốn từ
Loại bài tập này gồm các dạng sau đây:
* Bài tập cho sẵn từ, yêu cầu xác định lớp t ừ
Ví dụ 1: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế gọi mẹ là mạ.
(Bài 1 trang 22, SGK Tiếng Việt, tập 1 ) Ví dụ 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ dưới
đây:
a) Gạn đục khơi trong.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. c) Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Ví dụ 3: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ
nào là từ nhiều nghĩa?
a) Chín
- Lúa ngoài đồng đã chín vàng. - Tổ em có chín học sinh. - Nghĩ cho chín rồi hãy nói
(Bài 1 trang 82, SGK Tiếng Việt, tập 1 * Bài tập tìm từ cùng lớp từ vựng với từ cho sẵn
Ví dụ 1:Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: a) Hoà bình
b) Thương yêu c) Đoàn kết c) Giữ gìn
(Bài 3 trang 39, Tiếng Việt lớp 5 – tập 1) Ví dụ 2: Tìm các từ đồng nghĩa
a) Chỉ màu xanh b) Chỉ màu đỏ c) Chỉ màu trắng d) Chỉ màu đen
(Bài 1 trang13, Tiếng Việt lớp 5- tập 2)
* Bài tập phân loại từ theo các lớp từ vựng
Bài tập cho sẵn các từ (có thể là các từ rời hoặc các từ trong câu, đoạn) yêu cầu học sinh phân loại theo lớp từ.
Ví dụ 1: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:
bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang
Ví dụ 2: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa :
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
(Bài 1 trang 8 SGK tiếng Việt tập 1)
Nhóm 2: Bài tập dạy nghĩa
* Bài tập yêu cầu chỉ ra nghĩa của từ
Ví dụ : Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với
nghĩa như thế nào?
a) Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “ Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.”(…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
(Bài 2 trang 82, SGK tiếng Việt 5, tập 1) * Bài tập yêu cầu xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa
Ví dụ: Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong
những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mắt - Đôi mắt của bé mở to . - Quả na mở mắt.
b) Chân - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. - Bé đau chân.
c) Đầu - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. - Nước suối đầu nguồn rất trong.
(Bài tập 1, trang 67 - SGK Tiếng Việt 5 tập 1) * Bài tập yêu cầu chỉ ra nét nghĩa chung
Ví dụ: Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất
cả các câu trên?
a) Sự di chuyển.
b) Sự vận động nhanh. c) Di chuyển bằng chân.
(Bài tập 2, trang 33 SGK Tiếng Việt 5 tập 1)
Nhóm 3. Bài tập sử dụng từ
* Bài tập điền từ, thay thế từ
- Bài tập điền từ cho sẵn từ cần điền
Ví dụ : Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
Chúng tôi hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ ... trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà . ...túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “ đô vật” vai ....một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở .... thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phương bé nhỏ nhất thì .... trong nách mấy tờ báo nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.
( xách, đeo, khiêng, kẹp, vác)
(Bài 1 trang 32, Tiếng Việt 5, tập 1)
- Bài tập không cho sẵn từ cần điền
Ví dụ: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Hẹp nhà ... bụng. b) Xấu người ... nết c) Trên kính ... nhường.
- Bài tập yêu cầu HS lựa chọn giữa những từ đồng nghĩa từ nào dùng chính xác nhất, có hiệu quả giao tiếp nhất.
Ví dụ: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:
Cá hồi vượt thác
Mặt trời vừa (mọc, ngoi, nhô) lên. Dòng thác óng ánh (sáng trưng, sáng quắc, sáng rực) dưới nắng. Tiếng nước xối (gầm rung, gầm vang, gầm gào). Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim. Chúng xé toạc màn mưa thác trắng. Những đôi vây xoè ra như đôi cánh.
(Bài 3 trang 13, Tiếng Việt 5, tập 1) (Ở đây chúng tôi chỉ xin trích một phần ngữ liệu của bài tập)
* Bài tập đặt câu
Ví dụ: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2 M: - Quê hương em rất đẹp
- Bé Hà rất xinh
(Bài 3 trang 8, Tiếng Viêt 5, tập 1) * Bài tập viết đoạn văn với từ
Ví dụ: Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2
(Bài 3 trang 22 Tiếng Việt 5, tập 1) * Bài tập chữa lỗi dùng từ
Ví dụ: Thay những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng các từ đồng
nghĩa cho chính xác hơn:
Hoàng bê chén nước bảo ông uống. Ông vò đầu Hoàng và bảo: “ Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “ Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!”
(Bài 1trang 97 Tiếng Việt 5, tập 1)
Nhận xét
Qua việc khảo sát nội dung dạy học các lớp từ vựng trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 chúng tôi có mấy nhận xét sau:
+ Về ngữ liệu
Đa số ngữ liệu được lựa chọn khá kĩ, mang tính điển hình cao, dung lượng hạn chế, đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích, bám sát mục đích, yêu cầu, nội dung bài học, phù hợp với trình độ tâm lý của học sinh.
Các ngữ liệu được chọn có văn phong phù hợp với trẻ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày rất gần gũi, gắn bó với thực tiễn đời sống những tình huống giao tiếp quen thuộc. Rất nhiều ngữ liệu được chọn là các câu đố chơi chữ, các câu ca dao, tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc, các truyện cười thú vị, gây ấn tượng làm cho tri thức bài học - những khái niệm trừu tượng - trở nên cụ thể, dễ hiểu, kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Chẳng hạn, học sinh rất hứng thú với hiện tượng đồng âm giữa số từ và tính từ trong Tiếng Việt qua những câu đối chơi chữ mang màu sắc thần thoại:
Trùng trục như con bò thui Chín mắt chín mũi chín tai chín đầu.
Học sinh dễ bị đánh lạc sang hướng tìm con vật kì lạ có chín cái mắt, chín cái mũi, chín cái đuôi, chín cái đầu mà quên mất “chín” có nghĩa là thức ăn được nấu nướng đến mức ăn được.
Các ngữ liệu được chọn thể hiện rất rõ quan điểm tích hợp của SGK. Nhiều ngữ liệu được sử dụng trích từ bài tập đọc hoặc có liên quan đến chủ điểm đang học. Ví dụ, tiết luyện từ và câu ở đầu tuần 1 dạy về từ đồng nghĩa, ngữ liệu chính để học sinh phân tích, rút ra định nghĩa và làm bài tập củng cố là những đoạn văn trích từ hai bài tập đọc Thư gửi các học sinh và Quang
cảnh làng mạc ngày mùa thuộc chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên ngữ liệu của một số bài vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ trong bài tập 2 – Bài Luyện tập về từ nhiều
nghĩa( trang 82) SGK chọn ngữ liệu “Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi
tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “ Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.”(…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.” Theo chúng tôi, ngữ liệu này
không thật đạt vì tương đối phức tạp và xa lạ với học sinh tiểu học, dung lượng từ lớn làm phân tán tập trung của học sinh, gây mất thời gian một cách không cần thiết. Trong khi với mục đích tìm ra nét nghĩa chỉ tuổi tác của từ
xuân ta chỉ cần câu: “Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao,
sức khoẻ càng thấp.” là đủ.
Hoặc khi hình thành khái niệm về từ trái nghĩa, SGK đưa ra ngữ liệu như sau: “ Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.”
Đây là bài đầu tiên cung cấp lí thuyết về từ trái nghĩa, nên ngữ liệu mẫu đưa ra để học sinh quan sát cần điển hình, dễ hiểu, đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích và tránh mất thời gian học tập. Vì vậy, theo chúng tôi, SGK đưa ra một đoạn văn khá dài có chứa cặp từ Hán Việt có phần xa lạ với học sinh tiểu học: chính nghĩa- phi nghĩa làm ngữ liệu mẫu là chưa hợp lý mặc dù cặp từ này khá điển hình và phù hợp với chủ điểm. Ngữ liệu này sẽ thích hợp hơn trong phần luyện tập củng cố.
+ Các câu hỏi phân tích ngữ liệu: Đa số các câu hỏi và bài tập có ưu điểm là tập trung khai thác những vấn đề trong tâm của bài học, làm cơ sở tốt cho việc phân tích ngữ liệu để từ đó học sinh có thể rút ra kết luận cần thiết. + Bài tập: Các bài tập nội dung các lớp từ vựng trong SGK Tiếng Việt 5 có ưu điểm lớn là các bài tập đều đảm bảo được mục tiêu trong dạy học tiếng Việt.
Nội dung bài tập không thiên về rèn luyện kĩ năng nhận diện mà chú trọng về sử dụng từ.
Ví dụ: tiết Luyện tập về từ đồng nghĩa, SGK đưa ra các bài tập sau: 1. Tìm các từ đồng nghĩa
a) Chỉ màu xanh