Bài tập dành cho học sinh dưới chuẩn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm hà nội Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5 (Trang 67)

10. Bố cục luận văn

2.4.2.1.Bài tập dành cho học sinh dưới chuẩn

Tiết 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA

Bài 1. Tìm từ đồng nghĩa với từ “ đất nước” trong câu sau: - Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. (Tố Hữu) - Giang sơn gấm vóc. ( Thành ngữ)

Bài 2. Xếp các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào nhóm thích hợp:

Hai chiếc cánh nhỏ xíu, cánh nhỏ mà xoải vun vút. Cặp mỏ chích bông

tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại . Thế mà quý lắm đấy. Cặp mỏ tí hon ấy

gắp sâu trên lá thoăn thoắt. (Tô Hoài) a) Những từ đồng nghĩa với “nhỏ” b) Những từ đồng nghĩa với “nhanh”

Bài 3 : Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ xanh. M: xanh lè Bài 4: Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống

- Mấy chú cá … lên mặt nước uống trăng. ( mọc, ngoi, nhô)

- Em bé nuốt mất đồng bạc khiến cả nhà …….. lên. (vội, hối hả, cuống )

Hướng dẫn

Bài 1: GV gợi ý hướng dẫn HS nhớ lại đặc điểm của từ đồng nghĩa, hiểu nghĩa của từ cho sẵn. Ở bài tập này từ cho sẵn “đất nước” là một từ rất quen thuộc với học sinh. Trên cơ sở đó đọc kĩ các câu đã cho sẵn, tìm những từ có cùng chỉ một đối tượng là đất nước.

Đáp án: Từ đồng nghĩa với từ “đất nước” là tổ quốc, giang sơn

Bài 2. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập này, giáo viên cần giúp các em nắm vững các tiêu chí phân loại (cùng biểu thị một tính chất, hiện tượng), làm chỗ dựa để xử lí, phân loại từng từ trong các từ cho sẵn.

Đáp án: a. nhỏ - nhỏ xíu - tí tẹo - tí hon

Bài 3: GV cần dựa vào ví dụ mẫu của bài tập để hướng dẫn học sinh tìm từ. Từ mẫu “xanh lè” chính là điểm tựa giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của bài tập đồng thời có tác dụng gợi ý việc tìm từ của học sinh ( xanh + x).

GV có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, thi đua giữa các nhóm hoặc chơi đố từ., …để các em có thể dựa vào nhau mà khơi gợi vốn từ tiềm tàng của mình. Số lượng từ tìm được có thể không xác định. Trong quá trình tìm từ, có thể có hiện tượng HS nêu những từ “lạc hệ thống”, không đúng yêu cầu của bài tập, chẳng hạn các từ tìm được không phải là từ mà là cụm từ (ví dụ: xanh quá, xanh lắm), GV cần phát hiện kịp thời và chỉ ra chỗ chưa phù hợp.

Đáp án tham khảo: xanh ngắt, xanh biếc , xanh um...

Bài 4: Trước hết, GV hướng dẫn HS đọc các từ ngữ trong câu “Mấy chú cá … lên mặt nước uống trăng.”(chưa hoàn chỉnh) đã cho, để sơ bộ nắm được nội dung các câu này. Sau đó, HS đọc các từ cho sẵn “mọc, ngoi, nhô” một lượt, nắm nghĩa của từng từ, rồi lần lượt thử điền từng từ vào chỗ trống. Từ “mọc” thường chỉ sự bén rễ, trồi lên của cây cỏ (Cỏ mọc kín ngoài sân) hay chỉ sự bắt đầu hiện ra của các vì tinh tú (Mặt trời mọc.) mà không có khả năng kết hợp đối tượng “mấy chú cá”, từ “nhô” và từ “ngoi” đều có khả năng kết hợp với các từ còn lại trong câu, nhưng từ “ngoi” với nghĩa là cố sức vươn từ dưới lên phù hợp với nghĩa của câu nên ta lựa chọn từ “ngoi”.

Đáp án: a. ngoi, b. cuống

Tiết 2. TỪ TRÁI NGHĨA

Bài 1.Tìm 3 cặp từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ dưới đây: - Chị em như chuối nhiều tàu

Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời. - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Bài 2. Khoanh vào chữ cái trước từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu “Chiếc áo này hơi rộng ”

Bài 3. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau: - Chân cứng đá … - Gần nhà … ngõ - Mắt nhắm mắt … - Bước thấp bước … - Chạy sấp chạy….

Bài 4. Đặt 2 câu với cặp từ trái nghĩa “ sáng- tối” M: - Trăng đêm nay sáng quá!

- Căn phòng tối như hũ nút.

Hướng dẫn

Bài 1: Bài tập này khá đơn giản vì đã trong lệnh bài tập đã chỉ dẫn số lượng cặp từ trái nghĩa có trong câu, và các ngữ liệu được chọn khá quen thuộc với học sinh. GV cần học sinh phải nắm chắc những đặc trưng cơ bản nhất của từ trái nghĩa (những từ có nghĩa trái ngược nhau). Trên cơ sở đó, đọc kĩ các câu ca dao, tục ngữ cho sẵn để nắm được nội dung của từng câu và của các từ trong câu, trong đoạn, học sinh sẽ dễ dàng phát hiện ra 3 cặp từ trái nghĩa: lành – rách, ngày – đêm, sáng – tối,

Đáp án: lành – rách; đêm – ngày; sáng – tôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 2: Bài tập trên đã cung cấp sẵn ngữ cảnh sử dụng từ “rộng”, GV hướng dẫn HS tìm trong dãy từ đã cho một từ trái nghĩa với từ “rộng”. Trong các từ đã cho có 3 từ cùng trái nghĩa với từ “rộng” nhưng chỉ có từ “chật” kết hợp được với từ “chiếc áo”

Bài 3: Ở bài tập này từ cần điền là các từ trái nghĩa với những từ in đậm. Việc tìm từ trái nghĩa với các từ “cứng”, “gần”, “nhắm”, “thấp”, “sấp” tương đối dễ dàng vì nó đã được đặt trong ngữ cảnh nhất định, định hướng cho việc tìm từ và điền từ của học sinh.. Vì vậy GV cần hướng dẫn HS dựa vào các đặc điểm của từ trái nghĩa, huy động trong vốn từ của mình những từ trái nghĩa với những từ đã cho sẵn.

Bài 4. GV cần dựa vào mẫu của bài tập định hướng việc đặt câu của học sinh. GV hướng dẫn học sinh nắm chắc nghĩa các từ “sáng”, “tối” tìm ngữ cảnh và mô hình câu phù hợp để được một câu cụ thể.

Tiết 3. TỪ ĐỒNG ÂM

Bài 1. Tìm từ gọi tên các sự vật trong cả hai bức ảnh dưới đây.

Bài 2: Tìm 2 cặp từ đồng âm trong các câu sau: a) Năm nay em Hoa lên năm tuổi.

b) Mẹ đang trả giá chiếc áo treo trên giá.

Bài 3: Tìm hai từ đồng âm thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: - Lọ hoa trên …….. đang dịu dàng toả hương.

- Cuộc họp lớp ….. về việc quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. Bài 4: Giải đố

Hai ta tên thật giống nhau

Bạn bay trong gió ngắm màu trời xanh.

Tôi quanh quẩn giữa chiếc bàn Giúp người giải trí luyện rèn thông minh. (là gì?)

Hướng dẫn

Bài 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh, suy nghĩa, tìm từ tương ứng.

Đáp án: từ “đường”.

Bài 2: GV hướng dẫn HS nhớ lại các đặc điểm của từ đồng âm, trên cơ sở đó HS dễ dàng chỉ ra các từ đồng âm có trong các câu trên: năm - năm; giá – giá. Bài 3: Trước hết, GV hướng dẫn HS đọc các từ ngữ trong câu “Lọ hoa trên ....đang dịu dàng tỏa hương.” và câu “Cuộc họp lớp ….. về việc quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.” (chưa hoàn chỉnh) đã cho, để sơ bộ nắm được nội dung các câu này. GV hướng dẫn HS tìm từ điền vào được cả hai chỗ chấm.

Đáp án: Từ cần điền là từ bàn

Tiết 4. TỪ NGHIỀU NGHĨA

Bài 1. Nối lời giải nghĩa thích hợp ở cột B với từ “mặn” trong mỗi kết hợp ở cột A

A B

1. Vùng nước mặn. a.Thức ăn có thịt cá 2. Ăn canh mặn nên khát nước. b.Đậm đà, đằm thắm 3. Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng3. c.Có nhiều mắm muối quá. 4. Nhà sư ăn chay không ăn cỗ mặn 4. d. Có muối

Bài 2. Đánh dấu vào ô trống trước ý trả lời đúng Từ “sắt” trong cụm từ “Kỉ luật sắt” được dùng với

 Nghĩa gốc ( chỉ kim loại cứng)

 Nghĩa chuyển ( Nghiêm ngặt, cứng rắn, và buộc phải làm theo) Bài 3. Đặt 2 câu có từ ”ngon” mang hai nghĩa khác nhau

- có cảm giác dễ chịu, thích thú M: Món cánh gà rán rất ngon. - yên giấc

M: Cô bé ngủ rất ngon.

Hướng dẫn giảng dạy

Bài 1: Dạng bài tập này có yêu cầu rất đơn giản: từ “mặn” được đặt trong ngữ cảnh cụ thể và các nghĩa của từ “mặn” đều cho sẵn, HS chỉ cần xác lập được sự tương ứng giữa từ và nghĩa của từ trong từng trường hợp. Nếu HS nối đúng có nghĩa các em đã nắm được nghĩa của từ “mặn” trong từng ngữ cảnh cụ thể. GV hướng dẫn HS đọc kĩ để nắm nội dung các kết hợp ở cột A và các lời giải nghĩa ở cột B và lần lượt thử nối từng kết hợp từ với các lời giải nghĩa cho sẵn, nếu tạo ra sự tương hợp giữa nghĩa của từ và từ trong các kết hợp đó thì đó là đáp án đúng. Sự so sánh đối chiếu giữa các nghĩa khác nhau của các từ “mặn” trong các kết hợp khác nhau, giúp học sinh nhận biết được các nét nghĩa, các sắc thái nghĩa khác nhau trong nghĩa của từ.

Bài 2: Mức độ yêu cầu của dạng bài tập này rất đơn giản. Bài tập đã cho sẵn nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “sắt” nghĩa chuyển. GV hướng dẫn học sinh chỉ cần đối chiếu nghĩa các nghĩa trên với nghĩa của từ “sắt” trong kết hợp “kỉ luật sắt” để tìm ra đáp án: Từ “sắt” được dùng với nghĩa chuyển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 3: GV đặt một số câu hỏi gợi ý tìm ngữ cảnh: Trong trường hợp nào từ “ngon” được dùng với nghĩa “có cảm giác dễ chịu, thích thú”, trường hợp nào được dùng với nghĩa ”yên giấc”, từ đó học sinh tìm mô hình câu thích hợp để tạo thành một câu cụ thể có nội dung phù hợp và đúng ngữ pháp.

Tiết 5. ÔN TẬP TỔNG HỢP

Bài 1. Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “xấu” trong các trường hợp sau: - Chữ xấu

- Đất xấu - Thời tiết xấu

Bài 2. a) Chọn cho mỗi dòng dưới đây một bức ảnh tương ứng.

A. Di chuyển của động vật, thân thể áp xuống bề mặt, bằng cử động toàn thân hoặc chân rất nhỏ.

B. Thực vật vươn dài trên bề mặt hoặc vật gì.

C. Di chuyển ở tư thế nằm sấp bằng cử động cả chân lẫn tay. INCLUDEPICTURE "http://tbn0.google.com/images? q=tbn:1- 1PueLQ1fKsdM:http://my.opera.com/minhphong/homes/blog/47.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "http://tbn0.google.com/images? q=tbn:YWZIbf4yeMes_M:http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200 611/original/images1167491_cuacosan.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d9/Centella_asiati

ca.jpg/240px-Centella_asiatica.jpg" \* MERGEFORMATINET

1 2 3 b) Tìm từ chỉ hoạt động tương ứng với cả 3 bức ảnh trên. Bài 3. Đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng:

Từ sống trong cụm từ “sống mũi” và từ sống trong câu “ Bác Hồ sống mãi trong lòng người Việt Nam” là:

 Hai từ đồng âm  Một từ nhiều nghĩa  Hai từ đồng nghĩa

Hướng dẫn

Bài 1 : Từ “xấu” được đặt trong những ngữ cảnh cụ thể, vì vậy học sinh sẽ dễ dàng tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với nó. GV có thể hướng dẫn học sinh nhớ lại những đặc điểm của từ đồng nghĩa và trái nghĩa, xác định nghĩa cụ thể của từ xấu trong từng ngữ cảnh cụ thể làm điểm tựa cho học sinh tìm từ.

Đồng nghĩa Trái nghĩa

chữ xấu nguệch ngoạc, ẩu đẹp

đất xấu cằn màu mỡ

thời tiết xấu khó chịu dễ chịu, đẹp, tốt

Bài 2: GV hướng dẫn học sinh đọc kĩ các ý đã cho, đối chiếu với các hoạt động trong các bức ảnh, từ đó thiết lập sự tương ứng.

Đáp án: A-1, B-3, C-2. Từ cần tìm là từ “bò”

Bài 3. GV cần dựa vào ngữ cảnh xuất hiện từ “sống” hướng dẫn HS giải nghĩa từ “sống” trong hai trường hợp trên, từ đó nhận xét mối quan hệ về nghĩa giữa hai trường hợp trên. HS sẽ rút ra được từ “sống” trong “sống mũi” và từ “sống” trong câu “ Bác Hồ sống mãi trong lòng người Việt Nam” là hai từ đồng âm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm hà nội Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5 (Trang 67)