10. Bố cục luận văn
1.3.4.2. Sách giáo viên (SGV)
Sách giáo viên đã phần nào đáp ứng được yêu cầu là tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung và phương pháp dạy học mới.
Cuốn sách này đã hướng dẫn khá tỉ mỉ về mục đích, yêu cầu, quy trình dạy học cũng như gợi ý cách dạy từng bài. Sách cũng đã chú ý tới việc hướng dẫn dạy học theo các đối tượng học sinh khác nhau.
Ví dụ : bài tập 2, tiết Luyện tập về từ đồng nghĩa – tuần 3
Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau :
a) Cáo chết ba năm quay đàu về nói. b) Lá rụng về cội
c) Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.
( làm người phải thuỷ chung ; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên ; loài vật thường nhớ nơi ở cũ)
Sau khi hướng dẫn GV tổ chức cho học sinh tìm ra lời giải đúng : Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên, SGV có gợi ý như sau :
Với lớp học sinh giỏi, giáo viên có thể yêu cầu các em đặt câu ( hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ trên.
Tuy nhiên, những hướng dẫn như vậy rất hiếm. Hầu như SGV mới chỉ đưa ra đáp án mà thiếu hẳn những gợi ý cần thiết để giảm độ khó của bài tập. Thậm chí đáp án đưa ra đôi khi chưa chính xác.
Ví dụ : bài tập 2( trang 73) tiết Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên( Bài tập 1)?
a) Sự di chuyển.
b) Sự vận động nhanh. c) Di chuyển bằng chân.
SGV đưa ra đáp án như sau: Dòng b (Sự vận động nhanh) nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy trong các ví dụ ở bài tập 1.
Theo chúng tôi, SGV hướng dẫn như vậy là chưa chính xác. Nghĩa gốc của từ chạy là hoạt động dời chỗ bằng chân, các chân không đồng thời chạm
đường ray đã mang nghĩa chuyển, nó chỉ giữ lại nét nghĩa hoạt động dời chỗ
mà không bao gồm nét nghĩa di chuyển nhanh. Nét nghĩa nhanh trong trường hợp Tàu chạy băng băng trên đường ray là do từ băng băng quy định. Vì vậy đáp án đúng của bài tập này phải là dòng a (Sự di chuyển)