Lựa chọn một cách hợp lý các hình thức hình thành và khai thác vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Thắng Lợi Đông Triều (Trang 65)

Vốn lưu động của công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vốn chủ sở hữu, nguồn vốn từ lợi nhuận để lại của công ty, nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng, nguồn vốn chiếm dụng từ các tổ chức, cá nhân khác.

Vốn vay ngắn hạn của Công ty được huy động chủ yếu từ các ngân hàng, là nguồn vốn tham gia bổ sung và hình thành lên vốn lưu động hàng năm của công ty. Chỉ sử dụng nguồn vay ngắn hạn dẫn đến rất nhiều rủi ro về thanh khoản, chi phí lãi vay hàng năm làm giảm lợi nhuận. Công ty cũng nên xem xét huy động vốn từ nguồn trung và dài hạn vì việc sử dụng cả vốn vay ngắn, trung và dài hạn sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Mặt khác, khi huy động thêm vốn nên xem xét, so sánh lãi suất giữa các khoản vay, vấn đề lãi suất thay đổi cũng có tác động lớn đến chi phí doanh nghiệp. Để có thể huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin từ các ngân hàng.

Vốn chiếm dụng của công ty thực chất là khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả, phải nộp khác. Đây không thể coi là nguồn huy động chính nhưng lại là nguồn vốn mà khi sử dụng công ty không phải chi trả chi phí huy động. Hiện nay, tỷ trọng vốn chiếm dụng ở mức nhỏ trong tổng nợ của công ty và có xu hướng giảm đi. Công ty nên huy động thêm vốn từ nguồn này. Khi đã gây dựng được uy tín đối với người bán, công ty có thể đàm phán kéo dài thời gian trả tiền hoặc

sử dụng mua trả góp đối với những mặt hàng giá trị lớn; phát triển thêm ưu đãi trong các dịch vụ, khuyến khích khách hàng ứng tiền trước. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nguồn vốn này vì công ty chỉ có thể chiếm dụng vốn tạm thời.

Công ty có thể tăng vốn chiếm dụng bằng cách khuyến khích khách hàng ứng trước tiền hàng và nhận quá nhiều đơn hàng cũng như hợp đồng ứng trước, trong khi năng lực của bản thân công ty không thể thực hiện hết đúng hạn, gây mất lòng tin từ khách hàng, giảm uy tín của công ty. Như vậy, vốn lưu động được bổ sung từ nguồn vốn chiếm dụng không những không đem lại hiệu quả tích cực mà còn làm giảm uy tín của công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Để huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần thực hiện các biện pháp:

- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ.

- Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của Công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn,...

- Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả quay vòng vốn trong năm qua và triển vọng năm tới.

Công ty cũng nên kế hoạch hóa việc sử dụng vốn nhằm tăng số vòng quay của vốn lưu động, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Công ty cần lập kế hoạch vốn lưu động hàng năm, cân đối giữa nhu cầu vốn, xác định nguồn vốn bị thiếu hụt và có kế hoạch huy động bổ sung. Từ cơ sở là những số liệu thực tế từ năm trước cùng với kết quả từ kiểm tra, phân tích, nghiên cứu và dự đoán thị trường, xây dựn kế hoạch luân chuyển thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu, phụ tùng cho kỳ kinh doanh tới. Dựa trên kế hoạch này, xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý cho từng khâu kinh doanh nhằm tiết kiệm được vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Thắng Lợi Đông Triều (Trang 65)