Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Thắng Lợi Đông Triều (Trang 27)

thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động. Hay nói cách khác, nếu quy mô doanh nghiệp được mở rộng, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã giúp doanh nghiệp không cần tăng thêm vốn lưu động hoặc bỏ ra số vốn lưu động ít hơn so với trước.

Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối =

DTT kỳ trƣớc

-

DTT kỳ trƣớc Vòng quay VLĐ kỳ này Vòng quay VLĐ kỳ trƣớc

Mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để đầu tư vào mục đích khác. Hay nói cách khác, nếu quy mô kinh doanh không đổi, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng vốn lưu động có thể rút ra khỏi luân chuyển, dùng vào việc khác, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp tốt.

+ Hệ số sinh lời của VLĐ

Hệ số sinh lời của VLĐ =

Lợi nhuận ròng VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ lợi nhuận tạo ra càng nhiều. Như vậy, việc sử dụng hệ số khả năng sinh lợi của vốn lưu động sẽ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động đầy đủ và chính xác hơn.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả, hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh

hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nhằm phát huy được những ưu điểm, giảm thiểu những nhược điểm tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm bắt được các nhân tố tác động đó.

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

Những chính sách, định hƣớng phát triển kinh tế của Nhà nƣớc: vai trò chủ

đạo của nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế thông qua các chính sách, pháp luật và các biện pháp kinh tế. Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô. Bởi vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Các cơ chế, chính sách này có tác động không nhỏ tới tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung và sử dụng vốn lưu động nói riêng. Ví dụ như cơ chế giá vốn, đánh giá lại tài sản, thay đổi các chính sách thuế (thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp,…), chính sách cho vay, bảo hộ đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.

Tiến bộ của khoa học công nghệ: trong thời đại ngày nay, trình độ tiến bộ khoa

học công nghệ cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chú trọng tới việc áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trong thiết bị, sản phẩm thì sẽ có nguy cơ dẫn doanh nghiệp tới tình trạng làm ăn thua lỗ do sản phẩm làm ra không còn thích ứng, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh: đặc điểm của hoạt động sản xuất

kinh doanh của từng doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vì doanh nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất khác với doanh nghiệp làm nhiệm vụ lưu thông, doanh nghiệp có tính chất thời vụ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động khác với doanh nghiệp không mang tính chất thời vụ.

Nhân tố môi trƣờng kinh tế vĩ mô: những nhân tố này có ảnh hưởng không nhỏ

đối với doanh nghiệp. Vì các yếu tố như sự gia tăng của tỷ lệ lạm phát khiến cho đồng nội tệ mất giá, dẫn tới thu nhập của người dân cũng giảm giá trị, giá cả hàng hóa leo thang, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng giảm đáng kể. Kéo theo đó chính là nguồn vốn của doanh nghiệp bị hao mòn về giá trị, mất giá, chi phí sản xuất kinh doanh tăng

đáng kể nhưng hàng hóa bán ra lại có mức tiêu thụ ít, tồn kho nhiều, vốn lưu động của doanh nghiệp bị tồn đọng, dẫn tới doanh nghiệp lâu thu hồi được vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp, không thu hồi được vốn, thậm chí dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và cuối cũng là phá sản.

1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan

Bên cạnh những nhân tố khách quan kể trên thì các nhân tố chủ quan cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Hệ thống quản lý nguồn vốn lƣu động của doanh nghiệp: nhà quản trị doanh

nghiệp phải đưa ra một chính sách quản lý chặt chẽ, giám sát việc làm của những nhân viên có trách nhiệm quản lý nguồn vốn lưu động để đảm bảo luôn có một lượng tiền mặt tối thiểu có thể đáp ứng nhu cầu bất thường hay những tình huống cấp bách cần sử dụng tiền. Bên cạnh đó, không để nguồn vốn lưu động nằm bất động trong doanh nghiệp, không sinh lãi mà tiến hành đầu tư hay mở rộng sản xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lƣợc và phƣơng án kinh doanh: các chiến lược và phương án

kinh doanh phải được xác định trên cơ sở tiếp cận thị trường cũng như phải có sự phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của nhà nước. Đây là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trình độ và khả năng quản lý: trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì

trình độ và khả năng quản lý bị voi nhẹ hoặc là không cần thiết, không liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nó giữ một vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu trình độ quản lý còn non kém sẽ dẫn tới việc thất thoát vật tư, hàng hóa, sử dụng lãng phí tài sản lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp.

Trình độ của ngƣời lao động: con người là chủ thể tiến hành các hoạt động sản

xuất kinh doanh vì vậy bên cạnh vai trò của nhà quản lý thì vai trò của người lao động góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp. Vai trò của người lao động được thể hiện ở trình độ kinh tế cao, ý thức trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong công việc. Nếu người lao động có trình độ sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, hạn chế hao phí nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó chính là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Trên đây là một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xem xét quy mô, loại hình của doanh nghiệp mình mà hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Thắng Lợi Đông Triều (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)