Thắng Lợi Đông Triều giai đoạn năm 2011 – 2013
2.1.5.1. Tình hình tài sản – nguồn vốn
Tài sản và nguồn vốn là những yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài
sản là một vấn đề cốt yếu để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
a. Tình hình tài sản
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011 - 2013)
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được trong cả ba năm từ năm 2011 đến năm 2013, tỷ trọng tài sản dài hạn của doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng tài sản. Thông qua biểu đồ trên cũng cho ta thấy tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khá ổn định. không có sự chênh lệch lớn. Năm 2011, tỷ trọng tài sản dài hạn là 61,35%. năm 2012 là 63,49%. năm 2013 là 72,25%. Với đặc thù hoạt động kinh doanh là sản xuất thương mại, đặc biệt doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh gạch xây dựng nên việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho các quy trình sản xuất như giàn phơi, dao cắt, máy đục, máy cắt khuôn.… là vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp. Cũng chính vì điều đó mà tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp qua 3 năm đều giảm và nhỏ hơn tài sản dài hạn. Năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 38,65%, năm 2012 là 36,51% và năm 2013 là 27,75%.
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn có sự giảm qua các năm. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn có sự giảm nhẹ trong năm 2012 xuống 36,51%, giảm 2,14% so với năm 2011. Đó là vì tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho giảm. Công ty đã thay đổi chính sách quản lý các khoản phải thu ngắn hạn với khách hàng. Đứng trước những khó khăn của hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp đã hạn chế tối đa khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng đối với Công ty. Do đó, sang đến năm 2013, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm 8,76%, còn 27,75%. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 039% 037% 028% 061% 063% 072% Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Xây dựng Thắng Lợi Đông Triều giai đoạn năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch năm 2011 - 2012 Chênh lệch năm 2012 - 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối
(%) Tuyệt đối
Tƣơng đối (%) TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 45.534.694.143 59.034.546.003 45.741.761.485 13.499.851.860 29,65 (13.292.784.518) (22,52)
I- Tiền và các khoản tương đương tiền 1.816.156.217 388.970.174 1.353.479.036 (1.427.186.043) (78,58) 964.508.862 247,96 II- Các khoản phải thu ngắn hạn 3.572.947.034 24.550.598.781 14.642.569.259 20.977.651.747 587,12 (9.908.029.522) (40,36) II- Các khoản phải thu ngắn hạn 3.572.947.034 24.550.598.781 14.642.569.259 20.977.651.747 587,12 (9.908.029.522) (40,36) 1. Phải thu khách hàng 3.251.683.014 8.865.627.384 7.900.755.051 5.613.944.370 172,65 (964.872.333) (10,88) 2. Phải thu nội bộ ngắn hạn - 15.419.497.071 6.476.339.882 15.419.497.071 - (8.943.157.189) (58,00) 3. Các khoản phải thu khác 321.264.020 265.474.326 265.474.326 (55.789.694) (17,37) 0 0 III- Hàng tồn kho 39.627.679.230 33.273.936.219 29.718.974.083 (6.353.743.011) (16,03) (3.554.962.136) (10,68) 1. Hàng tồn kho 39.627.679.230 33.273.936.219 29.718.974.083 (6.353.743.011) (16,03) (3.554.962.136) (10,68) IV- Tài sản ngắn hạn khác 517.911.662 821.040.829 26.739.107 303.129.167 58,53 (794.301.722) (96,74) 1. Thuế GTGT được khấu trừ 462.283.062 747.604.470 - 285.321.408 61,72 (747.604.470) (100,00) 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 55.628.600 73.436.359 26.739.107 17.807.759 32,01 (46.697.252) (63,59)
B- TÀI SẢN DÀI HẠN 72.267.292.833 102.675.188.207 119.090.993.746 30.407.895.374 42,08 16.415.805.539 15,99
I- Tài sản cố định 71.599.710.179 101.430.157.700 117.410.190.226 29.830.447.521 41,66 15.980.032.526 15,75 1. Tài sản cố định hữu hình 58.377.697.299 81.571.496.966 86.116.490.911 23.193.799.667 39,73 4.544.993.945 5,57 1. Tài sản cố định hữu hình 58.377.697.299 81.571.496.966 86.116.490.911 23.193.799.667 39,73 4.544.993.945 5,57 1. Nguyên giá 82.109.667.435 113.151.929.478 125.678.064.133 31.042.262.043 37,81 12.526.134.655 11,07 2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) (23.731.970.136) (31.580.432.512) (39.561.573.222) (7.848.462.376) 33,07 (7.981.140.710) 25,27 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 13.222.012.880 19.858.660.734 31.293.699.315 6.636.647.854 50,19 11.435.038.581 57,58 II- Tài sản dài hạn khác 667.582.654 1.245.030.507 1.680.803.520 577.447.853 86,50 435.773.013 35,00 1. Chi phí trả trước dài hạn 623.392.254 1.160.076.107 1.434.267.870 536.683.853 86,09 274.191.763 23,64 2. Tài sản dài hạn khác 44.190.400 84.954.400 246.535.650 40.764.000 92,25 161.581.250 190,20
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch năm 2011 - 2012 Chênh lệch năm 2012 - 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối
(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ 64.260.981.428 108.140.509.893 84.287.282.576 43.879.528.465 68,28 (23.853.227.317) (22,06) I- Nợ ngắn hạn 38.564.890.268 73.538.683.801 48.262.206.484 34.973.793.533 90,69 (25.276.477.317) (34,37) 1. Vay và nợ ngắn hạn 27.229.683.348 26.456.106.850 28.591.296.081 (773.576.498) (2,84) 2.135.189.231 8,07 2. Phải trả cho người bán 7.634.231.920 3.167.672.880 4.477.959.196 (4.466.559.040) (58,51) 1.310.286.316 41,36 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 30.975.000 74.250.000 154.258.021 43.275.000 139,71 80.008.021 107,75 4. Phải trả nội bộ - 15.419.497.071 6.476.339.882 15.419.497.071 - (8.943.157.189) (58,00) 5. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 3.670.000.000 28.421.157.000 8.562.353.304 24.751.157.000 674,42 (19.858.803.696) (69,87) II- Nợ dài hạn 25.696.091.160 34.601.826.092 36.025.076.092 8.905.734.932 34,66 1.423.250.000 4,11 1. Vay và nợ dài hạn 25.696.091.160 34.601.826.092 36.025.076.092 8.905.734.932 34,66 1.423.250.000 4,11 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 53.541.005.548 53.569.224.317 80.545.472.655 28.218.769 0,05 26.976.248.338 50,36 I- Vốn chủ sở hữu 53.541.005.548 53.569.224.317 80.545.472.655 28.218.769 0,05 26.976.248.338 50,36 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 53.165.855.378 53.165.855.378 80.000.000.000 - 0,00 26.834.144.622 50,47 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 375.150.170 403.368.939 545.472.655 28.218.769 7,52 142.103.716 35,23
TỔNG CỘNG NGUỒN 117.801.986.976 161.709.734.210 164.832.755.231 43.907.747.234 37,27 3.123.021.021 1,93
Năm 2011, tài sản dài hạn chiếm 61,35% trong tổng tài sản và đến năm 2012 chiếm 63,49%. Thông qua biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2012 tăng 2,14% so với năm trước đó. Nguyên nhân là do doanh nghiệp muốn cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh cùng ngành nghề, nên Công ty đã đầu tư mua thêm máy nhào trộn đất, máy tạo hình gạch công nghệ mới, xây dựng, mở rộng thêm kho bãi để xếp gạch.… nhằm nâng cao chất lượng, tạo uy tín, khiến đối tác, khách hàng hài lòng. Năm 2012, tỷ trọng tài sản dài hạn là 63,49%, đến năm 2013, tỷ trọng này là 72,25%, tăng mạnh so với năm 2012, tương đương 8,76%. Sở dĩ, tỷ trọng tài sản dài hạn tăng mạnh như vậy là do trong năm 2013, doanh nghiệp tiến hành cắt bớt nguồn đầu tư cho tài sản ngắn hạn để tập trung vào tài sản dài hạn. làm tăng tỷ trọng dài hạn và giảm tỷ trọng ngắn hạn.
b. Tình hình nguồn vốn
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011 - 2013)
Qua bảng 2.1 ta có thể thấy: Trong giai đoạn 2011 – 2013 nguồn vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần theo từng năm và được hình thành chủ yếu từ Nợ phải trả. Tình hình nợ phải trả của Công ty biến đổi thất thường qua các năm. Năm 2011, nợ phải trả chiếm 54,55% trong cơ cấu nguồn vốn, tương ứng với 64.260.981.428 VNĐ. Nhưng đến năm 2012, khoản mục này chiếm tới 66,87% trong cơ cấu nguồn vốn. chiếm hơn nửa tổng nguồn vốn. Nguyên nhân khiến cho nợ phải trả tăng lên chủ yếu là sự gia tăng của các khoản mục vay và nợ ngắn hạn như: phải trả người bán, người mua trả tiền trước và phải trả người lao động. Điều này cho thấy năm 2012, tình hình hoạt động của Công ty phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Nhưng đến năm 2013
0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
055% 067% 051% 045% 033% 049% Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả
khoản mục này đã giảm đáng kể, giảm 23.853.227.317 VNĐ, tương ứng với 22,06%. Nợ phải trả giảm là do nợ ngắn hạn giảm, giảm mạnh ở mục phải trả nội bộ và các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác.
Vốn chủ sở hữu của Công ty cũng tăng giảm thất thường trong giai đoạn năm 2011 – 2013. Năm 2011, giá trị của vốn chủ sở hữu là 53.541.005.548 VNĐ, năm 2012 tăng nhẹ lên 53.569.224.317 VNĐ, tương đương tăng 0,05% và tới năm 2013, con số ấy đã tăng mạnh lên đến 80.545.472.655 VNĐ. Tuy xét về số tiền thì ta thấy vốn chủ sở hữu của Công ty tăng dần qua các năm nhưng nếu xét về tỷ lệ thì con số ấy lại tăng giảm thất thường. Cụ thể như sau: năm 2011, vốn chủ sở hữu chiếm 45,45% trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn 33,13% và năm 2013 là 48,86%. Lý do có sự tăng giảm thất thường như vậy là do năm 2012, mặc dù xét về số tiền thì vốn chủ sở hữu của Công ty có tăng, tăng 28.218.769 VNĐ nhưng do nợ phải trả trong năm này quá lớn khiến cho tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Công ty giảm so với năm 2011, giảm 12,32%.
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn với tỷ trọng nợ cao như trên không chỉ là trường hợp riêng của Công ty TNHH Xây dựng Thắng Lợi Đông Triều mà là tình trạng chung của nhiều Công ty kinh doanh cùng lĩnh vực trong thị trường chung lúc bấy giờ đang gặp những khó khăn về kinh tế. Đặc biệt giai đoạn năm 2011 – 2013 là giai đoạn bất động sản rất khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình, khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty vì Công ty hoạt đậy trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
2.1.5.2.Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Vì vậy, dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty chúng ta có thể tính toán và đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một giai đoạn nhất định. Thông qua số liệu từ bảng 2.2 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn năm 2011 – 2013, ta có thể thấy:
Doanh thu thuần:
Doanh thu thuần thông thường là khoản doanh thu mà công ty nhận được sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu, tuy nhiên giảm trừ doanh thu qua các năm của Công ty đều bằng 0 nên doanh thu thuần cũng chính là tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mức chênh lệch doanh thu của năm 2011 so với năm 2012 tăng 4.890.742.957 VNĐ, tương đương với mức tăng trưởng là 13,3%. Điều này cho thấy Công ty chưa khai thác tốt thị trường nội địa và thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh
tranh. Mặc dù doanh thu của Công ty vẫn tăng nhưng tăng ở mức thấp. Sang giai đoạn 2012 – 2013, mặc dù đây là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế trong nước nói chung và của ngành xây dựng nói riêng, nhiều doanh nghiệp cũng ngành làm ăn thua lỗ, thậm chí có những doanh nghiệp còn gặp phải tình trạng phá sản nhưng do công ty đã xây dựng được uy tín với khách hàng cũng với những chính sách quản lý hiệu quả, ban giám đốc luôn sát sao với từng bộ phận của công ty, có những thay đổi kịp thời khi thấy chính sách quản lý không phù hợp, vì vậy doanh thu năm 2013 của Công ty là 55.092.359.220 VNĐ, tăng 13.422.490.752 VNĐ, tương đương 32,21% so với năm 2012. Điều này cho thấy, mức chênh lệch tăng rất lớn sau một năm của Công ty. Đây là kết quả của việc mở rộng thị trường, từ việc Công ty không những chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường trong tỉnh mà còn mở rộng ra các thị trường khu vực phía Bắc, mặc dù giai đoạn 2012 – 2013 là giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp cùng ngành xây dựng đã phải giải thể hoặc hoạt động đình đốn. Chất lượng về sản phẩm của Công ty đã ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng.
Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán là một khoản chi phí quan trọng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong mỗi kỳ kinh doanh. Biến động của doanh thu kéo theo những biến động tương tự của chi tiêu giá vốn hàng bán. Năm 2012 và năm 2013, giá vốn hàng bán lần lượt tăng 3.803.196.800 VNĐ và 12.842.190.418 VNĐ so với năm trước. Theo đó, ta có thể thấy tỷ lệ tăng trưởng giá vốn hàng bán năm 2012 là 11,83% và năm 2013 là 35,71% so với năm trước đó. Mức tăng trưởng của giá vốn hàng bán tương đương với mức tăng trưởng của doanh thu thuần theo từng năm. Việc gia tăng doanh thu biểu hiện ở số lượng hàng hoá sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường trong tỉnh và toàn miền Bắc được gia tăng đều đặn. Việc này cũng dẫn đến giá vốn hàng bán của Công ty tăng trưởng lên đều đặn trong mỗi năm do phải mua và nhập khẩu nguyên vật liệu (chiếm 65-75%) giá thành sản phẩm của công ty hàng năm, ngoài ra giá vốn hàng bán mỗi năm cũng tăng lên do sự gia tăng trong hoạt động sản xuất kéo theo sự gia tăng trong chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. Để có được sự tăng mạnh mẽ như vậy là do công ty đã kí kết được nhiều hợp đồng lớn, nhiều đơn đặt hàng nên phải nhập thêm nhiều hàng từ nhà cung cấp để có thể đáp ứng được nhu cầu mua của khách hàng và để giao hàng cho khách trong thời gian sớm nhất. Mặc dù năm 2013 lạm phát tăng, cạnh tranh khốc liệt hơn do việc xuất hiện quá nhiều các đối thủ cạnh tranh, nhưng công ty không chỉ giữ vững được uy tín, vị thế của mình mà còn được nâng cao hơn, cho thấy công ty ngày càng chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Lợi nhuận gộp:
Chính vì có được sự cân đối, hợp lý trong giá vốn hàng bán nên so với doanh thu thì lợi nhuận gộp có tốc độ tăng trưởng lớn hơn. Cụ thể năm 2012, lợi nhuận gộp đạt mức 5.711.254.097 VNĐ và năm 2013 đạt mức 6.291.554.431 VNĐ, tỷ lệ tăng lần lượt là 23,52% và 10,16%. Những con số về lợi nhuận đã phần nào thể hiện rõ sự tăng trưởng của Công ty trong giai đoạn này.
Doanh thu hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 đạt 15.701.110 VNĐ nhưng đến năm 2012 lại giảm mạnh, giảm 7.809.874 VNĐ, tương đương 49,74%. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 giảm 2.869.602 VNĐ so với năm 2012, tương ứng với giảm 36,36%. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chính là khoản lãi nhận được từ tiền gửi ngân hàng. Do tình hình kinh doanh của Công ty năm 2012 không được tốt nên tiền trong tài khoản tiền gửi ngân hàng của Công ty được dùng để chi trả các khoản nợ đến hạn trả, làm cho khoản lãi nhận được năm 2013 ít hơn năm 2012.
Chi phí tài chính:
Khác với doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính của Công ty lại liên tục tăng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2013. Trong đó chi phí lãi vay luôn chiếm tỷ trọng 100%. Nếu năm 2011, chi phí tài chính của Công ty là 2.167.187.891 VNĐ thì sang năm 2012 đã là 2.286.428.292 VNĐ (tăng 5,5%) và năm 2013 là 3.090.466.752 VNĐ (tăng 35,17% so với năm 2012). Nguyên nhân do Công ty phải huy động nguồn vốn vay trung và dài hạn từ các ngân hàng và các đối tượng tài chính khác tăng lên để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt giai đoạn 2012 – 2013 là giai đoạn đặt dấu ấn thương hiệu, mở rộng thị trường trong buôn bán cũng như đầu tư các công trình xây dựng, đây là giai đoạn đặt nền móng cho Công ty nên cần bỏ nhiều vốn đầu tư. Chi phí lãi vay tăng nhanh một cách đột biến, có thể thấy Công ty đang phải chịu nhiều sức ép từ phía chủ nợ, sức ép về tăng lãi suất và sức ép phải trả lãi và nợ gốc đúng hạn, làm giảm tính độc lập trong kinh doanh.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Do kế toán của Công ty không tách riêng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nên toàn bộ chi phí bán hàng được hạch toán hết trên chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cùng với sự gia tăng liên tục của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng nói riêng và chi phí quản lý doanh nghiệp nói chung cũng gia tăng đáng kể, từ