Quyền cư trú chính trị trong luật quốc tế

Một phần của tài liệu Bài giảng công pháp quốc tế (Trang 36)

Cư trú chính trị là hành vi của một cá nhân cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia khác trên cơ sở đồng ý của quốc gia đó với lý do là cá nhân này có những hoạt động và hành vi bất đồng quan điểm chính trị, tôn giáo…với quốc gia mà họ là công dân và bị quốc gia này truy đuổi.

Quyền cho cư trú chính trị này là một trong những nội dung của luật quốc tế nhằm bảo vệ quyền con người. Đây là quyền tuyệt đối của quốc gia dựa trên cơ sở chủ quyền và nhân đạo. Để được cư trú chính trị trên lãnh thổ của quốc gia khác thì buộc phải có sự đồng ý của quốc gia tiếp nhận. Quốc gia tiếp nhận có quyền cho hay không cho một cá nhân cư trú chính trị trên lãnh thổ của quốc gia mình. Việc cho hay không cho cư trú chính trị là chủ quyền của quốc gia. Do đó, quốc gia cho cư trú không cần phải có sự đồng ý của các quốc gia liên quan.

Tuy nhiên, khi quyết định cho cư trú chính trị thì quốc gia cho cư trú phải có nghĩa vụ bảo vệ người này trước việc truy đuổi của quốc gia mà họ là công dân. Quốc gia cho cư trú có quyền không dẫn độ người cư trú chính trị trả về cho nước của họ là công dân. Do đó, nếu quốc gia truy nã yêu cầu quốc gia cho cư trú trục xuất hoặc dẫn độ cá nhân này về nước của họ thì quốc gia cho cư trú có quyền từ chối.

Tuy nhiên, để đảm bảo tránh việc lạm dụng quyền cho cư trú chính trị này để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và chứa chấp những cá nhân có hành vi phá hoại hoà bình, an ninh thế giới, Liên hiệp quốc đã có Tuyên bố về cư trú lãnh thổ được thông qua ngày 14/2/1967. Theo đó, « quyền cư trú chính trị cần được trao cho những người đấu

tranh chống chủ nghĩa thực dân. Các nước cần phải giúp đỡ những người này để họ có thể nhập cảnh, không trục xuất, cưỡng chế họ trở về nước mà họ đang bị truy nã. Các nươc không được trao quyền cư trú cho những kẻ phạm tội ác quốc tế, trước hết là tội ác chống hòa bình và tội ác chính tranh. Các nước phải đảm bảo an ninh cho người cư trú chính trị trên lãnh thổ của mình ».

Ở Việt Nam, quyền cư trú chính trị được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam 1992. Theo đó, những người được quyền cư trú chính trị là những người nước ngoài bị truy nã vì bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, vì hoạt động khoa học và sự tiến bộ của nhân loại…

Như vậy, người cư trú chính trị có những quyền sau:

Người cư trú chính trị được hưởng tất cả các quyền và nghĩa vụ như người nước ngoài khác trên lãnh thổ của quốc gia sở tại. Họ được bảo vệ, không bị trục xuất và dẫn độ về nước. Họ không buộc phải nhập quốc tịch quốc gia cho cư trú…

BÀI 5

LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾI. Khái niệm điều ước quốc tế và luật điều ước quốc tế I. Khái niệm điều ước quốc tế và luật điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của luật quốc tế. Do đó, khi xây dựng điều ước quốc tế, các chủ thể phải tuân theo những trình tự thủ tục rất chặt chẽ. Nếu không, điều ước đó sẽ không có hiệu lực và không thể trở thành cơ sở pháp lý trong quan hệ quốc tế giữa các bên.

1. Khái niệm điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là cơ sở pháp lý quốc tế và là nguồn rất quan trọng của luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể nhằm để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia điều ước và trong một số trường hợp nhất định nó có thể xác định quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba.

Theo Điều 2, Công ước Vienne 1969 về Luật điều ước quốc tế của LHQ thì “Điều ước quốc tế là tất cả các thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia, và được điều chỉnh bằng luật pháp quốc tế. Nó có thể được thể hiện trong văn kiện duy nhất, hoặc hai hay nhiều văn kiện có mối quan hệ với nhau và chúng không phụ thuộc vào một tên gọi riêng nào cả”

Như vậy, điều ước quốc tế phải là những thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Điều ước quốc tế có nhiều tên gọi khác nhau. Chúng có thể là Hiến chương, Hiệp định, Công ước, Hiệp ước, Nghị định thư… Như vậy, điều ước quốc tế là thỏa thuận pháp lý giữa các chủ thể của luật quốc tế trên

cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.

2. Khái niệm về luật điều ước quốc tế

Luật điều ước quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh về trình tự, thủ tục xây dựng và xác lập điều ước quốc tế cũng như các điều kiện hợp pháp và vấn đề hiệu lực của chúng đối với các chủ thể trong quan hệ quốc tế.

Hiện nay, các nguyên tắc và quy phạm pháp lý đó được ấn định chủ yếu trong Công ước Vienne 1969 của LHQ và thực tiễn pháp luật của các quốc gia. Đối với Việt Nam, ngoài thông lệ quốc tế và Công ước nêu trên, Việt Nam đã ban hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14/6/2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006).

Một phần của tài liệu Bài giảng công pháp quốc tế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w