Vùng trờ i: Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất và vùng nước của

Một phần của tài liệu Bài giảng công pháp quốc tế (Trang 44)

quốc gia. Quốc gia có quyền xác định chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mình trên vùng trời trên cơ sở thông lệ quốc tế. Trong thực tiễn, pháp luật của các quốc gia có quy định độ cao của vùng trời có khác nhau. Một số quốc gia lấy độ cao của quỹ đạo nơi hiện đang có vệ tinh nhân tạo hoạt động, một số quốc gia xác định độ cao tương đương đô cao của bầu khí quyển... Đối với Việt Nam, độ cao của vùng trời đã được tuyên bố trong Tuyên bố về vùng trời ngày 5/6/1984 và Luật Biên giới Quốc gia ngày 17/6/2003.

Ngoài các vùng lãnh thổ tự nhiên như đã nêu trên, lãnh thổ của một quốc gia còn bao gồm lãnh thổ đối ngoại, các tàu thuyền, các phương tiện bay mang cờ, hoặc dấu hiệu đặc biệt của quốc gia, các đường cáp, ống dẫn, công trình thiết bị của quốc gia nằm phía ngoài lãnh thổ quốc gia như các vùng biển quốc tế, vùng Nam cực, khoảng không gian vũ trụ,...Các bộ phận này còn được gọi với các tên tương ứng như: lãnh thổ đối ngoại, lãnh thổ bơi, lãnh thổ bay, hay lãnh thổ di động,...

3. Quy chế pháp lý đối với lãnh thổ quốc gia

a. Một số quan điểm về quyền của quốc gia đối với lãnh thổ

Khi nói về quyền của quốc gia đối với lãnh thổ, có nhiều học thuyết khác nhau.

- Thuyết tài vật: Lãnh thổ quốc gia như là đối tượng quyền sở hữu của nhà nước. Do đó,

quốc gia có quyền chiếm hữu, sử dụng, và định đoạt theo ý chí của mình đối với lãnh thổ quốc gia.

- Thuyết cai trị: Lãnh thổ của quốc gia là khoảng không gian mà trong đó tồn tại quyền

lực của quốc gia. Do đó, quốc gia có quyền cai trị phạm vi lãnh thổ của mình. Thuyết này cho rằng lãnh thổ không phải là một vật thuộc quyền sở hữu của quốc gia mà nó là khoảng không gian trong đó chính quyền nhà nước tồn tại và hoạt động. Nói chung, quan điểm của thuyết này muốn thể hiện rằng nhà nước cai trị trên phạm vi lãnh thổ và không sở hữu lãnh thổ. Có nghĩa rằng lãnh thổ không phải là vật, mà chỉ là phạm vi cai trị của quốc gia.

- Thuyết thẩm quyền: Lãnh thổ của quốc gia chỉ là khái niệm tương đối. Trong phạm vi

lãnh thổ quốc gia không chỉ tồn tại quyền lực của quốc gia chủ nhà mà còn tồn tại quyền lực của quốc gia khác. Bởi lẽ, trên lãnh thổ của một quốc gia bao giờ cũng có người nước ngoài tồn tại, mà những người này ít nhiều gì cũng chịu chi phối bởi quyền lực của những quốc gia liên quan mà người đó có mặt mang đến cho quốc gia sở tại.

Theo luật quốc tế hiện đại thì quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là một thuộc tính vốn có và không thể tách rời của quốc gia. Do đó, cần phải xem xét vấn đề lãnh thổ quốc gia trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ về vị trí, vai trò xã hội của nó đối với thực tế

tồn tại của cộng đồng. Nói chung, lãnh thổ quốc là sự thể hiện chủ quyền của quốc gia ở cả hai phương diện vật chất và quyền lực.

Quyền lực của quốc gia được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ, thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước. Không một quốc gia nào khác có thể áp đặt quyền lực của họ trên lãnh thổ quốc gia này, trừ những hoạt động hợp pháp được quốc gia chủ nhà cho phép.

Lãnh thổ quốc gia đồng thời cũng thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Chỉ có quốc gia mới có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt vấn đề lãnh thổ trên cơ sở phù hợp với sự lựa chọn và lợi ích của cộng đồng dân cư sống ở đó.

b. Quy chế pháp lý đối với lãnh thổ quốc gia

Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia là biểu hiện kết hợp giữa hai phương diện đó là quyền lực của quốc gia và sở hữu của quốc gia đó đới với lãnh thổ.

Theo luật quốc tế hiện đại, quy chế pháp lý đó được thể hiện ở những mặt sau đây: - Quốc gia có quyền hoàn toàn tự do lựa chọn cho mình một chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó mà không có sự can thiệp, áp đặt dưới bất kỳ hình thức nào từ phía bên ngoài;

- Quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển của đất nước, thực hiện cải cách kinh tế - xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia. Các quốc gia khác phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn đó;

- Quốc gia có quyền quy định chế độ pháp lý cho từng vùng lãnh thổ quốc gia;

- Quốc gia có quyền sở hữu đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên và các tư liệu sản xuất, trong đó bao gồm cả quyền về khai thác, bảo quản, sử dụng và xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên đó một cách độc lập;

- Quốc gia có quyền thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức (kể cả người nước ngoài và các tổ chức quốc tế) hiện đang ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Những thực thể này phải tuyệt đối phục tùng quyền lực của quốc gia, trừ những trường hợp có điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia có quy định khác;

- Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp. Ngay cả trường hợp quốc gia cho phép đầu tư nước ngoài hoặc sự hoạt động của các công ty đa quốc gia...thì quốc gia cũng có quyền điều chỉnh, kiểm soát đầu tư cho phù hợp với mục đích của quốc gia, kể cả việc quốc hữu hóa, tịch thu tài sản của người nước ngoài có bồi thường hoặc không bồi thường...

Bên cạnh các quyền nêu trên, quốc gia phải có trách nhiệm chú ý đến môi trường xung quanh, cũng như những lợi ích của các quốc gia khác trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Do đó, quốc gia muốn thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình thì quốc gia có quyền thực hiện các biện pháp phòng thủ để bảo vệ, giữ gìn lãnh thổ trước sự vi phạm và tấn công từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, lãnh thổ quốc gia vẫn có thể được thay đổi một cách hợp pháp trên cơ sở quyền dân tộc tự quyết. Ví dụ như việc chia lãnh thổ, sáp nhập lãnh thổ, trao đổi hoặc chuyển nhượng lãnh thổ...

Một phần của tài liệu Bài giảng công pháp quốc tế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w