Xác định Lãnh hả

Một phần của tài liệu Bài giảng công pháp quốc tế (Trang 55)

Chiều rộng lãnh hải là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong luật biển quốc tế, vì chiều rộng lãnh hải có liên quan mật thiết đến quyền lợi chính trị, kinh tế, hành hải, an ninh quốc phòng của quốc gia ven biển và liện quan đến quyền lợi của các nước khác.

Vào thế kỷ XVI và XVII, một số quốc gia tuyên bố chiều rộng lãnh hải một cách tuỳ tiện nên không được các quốc gia khác thừa nhận. Đến thế kỷ XVIII một nguyên tắc được thừa nhận chung để xác định chiều rộng lãnh hải là độ dài đường đi của đạn đại bác. Ngoài ra, thực tiễn cuộc chiến tranh của Napoléon, nảy sinh việc xác định chiều rộng lãnh hải là 3 hải lý.

Việc thông qua Công ước 1982, đã ảnh hưởng lớn lao đến thực tiễn của các quốc gia. Điều 3 quy định “Mổi quốc gia có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình. Chiều

rộng này không được vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở vạch ra theo đúng Công ước”

Đối với Việt Nam, để thực hiện chủ quyền của quốc gia đối với lãnh hải, trong Tuyên bố về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12/5/1977 của Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 3 đã quy định “Lãnh hải nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở, nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo vem bờ của Việt Nam“. Tuyên bố này hoàn toàn phù hợp với Công Ước 1982. Bên cạnh đó, tại Điều 9,

Luật biên giới quốc gia Việt Nam năm 2003 cũng quy định : « Lãnh hải của Việt Nam rộng

12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo và lãnh hải của quần đảo ».

Như vậy, sau khi xác định được đường cơ sở của quốc gia thì việc xác định ranh giới phía ngoài của lãnh hải sẽ được thực hiện một cách dễ dàng. Đó là đường mà mỗi điểm của nó cách đều các điểm chạy dọc song song trên đường cơ sở ở một khoảng cách không được vượt quá 12 hải lý.

Đối với các quốc gia nằm đối diện nhau, khi xác định ranh giới lãnh hải, thông thường người ta thực hiện theo phương pháp thỏa thuận trên cơ sở đường trung tuyến. Còn đối với các quốc gia nằm kề nhau người ta thường phân định theo thỏa thuận trên cơ sở đường cách đều.

b. Quy chế pháp lý của lãnh hải

Lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Pháp luật và tập quán quốc tế đều thừa nhận quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh hải của mình. Riêng vùng trời phía trên vùng nước lãnh hải, vùng nước phía dưới mặt nước của lãnh hải cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải thì quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Vì vậy, xác định quy chế pháp lý của lãnh hải là công việc thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế. Quy chế pháp lý của lãnh hải bao gồm các nội dung sau đây:

Mặc dù lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, nhưng ở đây khác với nội thủy là trong vùng này, tàu thuyền nước ngoài được tự do qua lại vô hại. Quyền tự do qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải đã được thừa nhận từ lâu trong tập quán hàng hải quốc tế vì lợi ích phát triển, hợp tác kinh tế và hàng hải của mỗi quốc gia riêng biệt cũng như của cộng đồng quốc tế. Quyền qua lại vô hại này thường được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, không phân biệt đối xử giữa các quốc gia.

Điều 17 Công ước 1982 quy định: “Với điều kiện chấp hành Công ước, tàu thuyền của

tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”.

Việc qua lại không gây hại được Điều 19 Công ước 1982 xác định như sau:

“ 1. Việc đi qua không gây hại, chừng nào nó không làm phương hại đến hòa bình, trật

tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện theo đúng với quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.

2. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài bị coi như phương hại đến hòa bình trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt động nào sau đây:

a) Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, tòa vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mội cách khác trái với nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong hiến chương Liên Hiệp Quốc;

b) Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ loại vũ khí nào;

c) Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển; d) Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;

e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay; f) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;

g) Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;

h) Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước i) Đánh bắt hải sản;

j) Nghiên cứu hay đo đạc;

k) Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;

l) Mọi hoạt động không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.“

Tuy vậy, đối với các khu vực quan trọng trong lãnh hải, quốc gia ven biển có thể quy định về thời gian và tuyến đường thuỷ mà tàu thuyền nước ngoài được phép đi qua. Đồng thời, trong những hoàn cảnh cần thiết, quốc gia có thể tạm thời đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài và phải công bố chi tiết, công khai cho các nước khác biết.

Trong vấn đề qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài, quốc gia ven biển cũng phải có những nghĩa vụ sau:

- Không được áp đặt cho các tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền này;

- Không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay mặt thực tế đối với tàu thuyền của một quốc gia nhất định hay đối với tàu thuyền chở hàng từ một quốc gia nhất định hay đến quốc gia đó hoặc nhân danh một quốc gia nhất định;

- Thông báo thích đáng mọi nguy hiểm về hàng hải mà mình biết trong lãnh hải của mình;

- Không thu lệ phí hoặc thuế đối với các tàu nước ngoài đi qua thuần túy trong lãnh hải. Nếu nước ven biển có tổ chức những hoạt động như hoa tiêu, lái dắt tàu, cung cấp lương thực, nước... thì họ được thu các khỏan lệ phí về dịch vụ đó và không được phân biệt đối xử (Điều 26 Công ước 1982).

Một phần của tài liệu Bài giảng công pháp quốc tế (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w