Bảo hộ ngoại giao 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Bài giảng công pháp quốc tế (Trang 31)

1. Khái niệm

Bảo hộ ngoại giao là hành vi pháp lý của một quốc gia tiến hành bảo hộ công dân và pháp nhân của mình trước cơ quan nhà nước ở nước ngoài.

Bảo hộ ngoại giao được thực hiện theo hai nghĩa : Theo nghĩa hẹp thì bảo hộ ngoại giao là hành vi bảo hộ của nhà nước đối với công dân và pháp nhân của mình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài khi quyền và nghĩa vụ của công dân và pháp nhân nước mình bị xâm phạm ở nước ngoài. Khi một công dân hoặc pháp nhân của quốc gia tham gia vào các quan hệ pháp luật và phải đối diện với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ngoài thì quyền và lợi ích của họ theo quy định của pháp luật của quốc gia được áp dụng giải quyết sẽ được bảo hộ thông qua hệ thống các cơ quan quan hệ đối ngoại của quốc gia ở nước ngoài.

Theo nghĩa rộng, bảo hộ ngoại giao được hiểu là hành vi giúp đỡ của nhà nước đối với công dân và pháp nhân nước mình ở nước ngoài về mọi mặt.

Ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam ở nước ngoài sẽ được nhà nước Việt Nam bảo hộ theo quy định tại Điều 5 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998.

2. Thẩm quyền và hình thức bảo hộ ngoại giao

Việc bảo hộ ngoại giao thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước của quốc gia mà người đó là công dân. Do đó, cơ quan nhà nước của một quốc gia bao gồm cơ quan có thẩm quyền trong nước và cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.

Việc cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền bảo hộ ngoại giao đối với công dân và pháp nhân của mình là do pháp luật của nước đó quy định. Điều này thể hiện nguyên tắc chủ quyền quốc gia và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều giao nhiệm vụ này cho Bộ ngoại giao và cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài như Đại sứ quán, Lãnh sự quán…

Trong quá trình thực hiện quyền bảo hộ ngoại giao, các quốc gia có thể thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ đa dạng khac nhau như hỗ trợ, giúp đỡ trong các thủ tục hánh chính, tư pháp và phức tạp hơn có thể là bảo hộ trứơc tòa án của quốc gia khác, của quốc tế hoặc sử

dụng các biện pháp kinh tế, chính trị…nhằm tác động đến quốc gia xâm phạm đến công dân nước mình.

Thông thường, tuỳ vào hình thức, mức độ vi phạm mà các nước tiến hành bảo hộ theo những cách khác nhau. Biện pháp đầu tiên có thể sử dụng là biện pháp ngoại giao thông qua đàm phán, thỏa thuận, trung gian, hòa giải. Ngoài ra, các nước có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc trừng phạt ngoại giao đối với nước vi phạm. Còn đối với những hành vi vi phạm ít nghiêm trọng mang tính thủ tục hoặc các biện pháp tư pháp thì các quốc gia thường sử dụng biện pháp đại diện, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài xem coi có hợp hiến, hợp pháp của quốc gia nước ngoài đó hay không….

Tuy nhiên, một điều kiện đặt ra là việc các quốc gia sử dụng các biện pháp bảo hộ cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế.

III.Chế độ pháp lý của người nước ngoài

Người nước ngoài cũng là một bộ phận dân cư của một quốc gia. Tuy nhiên, bộ phận này chiếm tỷ lệ rất ít so với công dân của quốc gia. Trong quan hệ quốc tế, sự tồn tại của người nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hợp tác, thiết lập các quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Những chế độ, chính sách của một quốc gia đối với người nước ngoài trên lãnh thô của họ nói lên mức độ hợp tác và ban giao của quốc gia trên trường quốc tế.

1. Khái niệm về người nước ngoài

Người nước ngoài là người không có quốc tịch của quốc gia sở tại.

Định nghĩa nêu trên được hầu hết các quốc gia sử dụng, trong đó có Việt Nam.

Người nước ngoài có nhiều loại căn cứ vào các tiêu chí khác nhau. Nếu căn cứ vào thời gian cư trú thì có người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú. Nếu căn cứ vào quốc tịch thì có người nước ngoài có quốc tịch và người nước ngoài không quốc tịch. Nếu căn cứ vào quy chế pháp lý thì có người nước ngoài hưởng quy chế thông thường, người nước ngoài hưởng quy chế ngoại giao và người nước ngoài hưởng quy chế theo các điều ước quốc tế cụ thể.

2. Các chế độ pháp lý của người nước ngoài

Chế độ pháp lý của người nước ngoài là tổng hợp các yếu tố về quyền năng chủ thể, hệ thống các quyền và nghĩa vụ pháp lý và các lợi ích hợp pháp của người nước ngoài trên lãnh thổ của quốc gia sở tại.

Hay nói cách khác, tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trên lãnh thổ của một quốc gia được gọi là chế độ pháp lý của người nước ngoài trên lãnh thổ của quốc gia đó.

Việc quy định các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trên lãnh thổ của mình là thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật trong nước trong trường hợp không có quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh. Cụ thể, nếu không có thỏa thuận giữa các quốc gia và không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì quốc gia có toàn quyền trong việc cho người nước ngoài hưởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ gì trên lãnh thổ của quốc gia minh.

Ví dụ: Ví dụ tại Việt Nam, đối với người nước ngoài là viên chức ngoại giao thì quyền và nghĩa vụ của họ sẽ căn cứ vào Công ước năn 1961 về quan hệ ngoại ngoại giao vì Việt

Nam chúng ta là thành viên của Công ước. Do đó khi quy định về quyền và nghĩa vụ cho đối tượng này (cụ thể trong Pháp lệnh về quyền ưu đãi và miễn trừ đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và các tô chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993) thì Việt Nam phải căn cứ vào Công ước nói trên và không được trái với Công ước nói trên. Mặc khác, đối với những đối tượng người nước ngoài khác nhập cảnh vào Việt Nam theo dạng phổ thông (du lịch, thăm thân nhân...) mà Việt Nam và quốc gia của họ không có ký kết một thỏa thuận nào cả thì Việt Nam có quyền quy định trong pháp luật của nước mình về quyền và nghĩa vụ của họ trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

Theo pháp luật và thực tiễn của các nước trên thế giới, khi xây dựng những quy phạm pháp luật về các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, các quốc gia thường dựa trên cơ sở của các chế độ như: Chế độ đãi ngộ quốc dân, chế độ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ đặc biệt, chế độ có đi có lại và chế độ báu phục quốc.

Một phần của tài liệu Bài giảng công pháp quốc tế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w