1. Thi hành điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế bắt đầu có hiệu lực, cũng chính là thời điểm để các bên hữu quan triển khai thi hành chúng theo các điều khoản trong văn kiện. Có nghĩa là lúc mà quyền và nghĩa vụ của họ sẽ bắt đầu phát sinh trong thực tiễn.
Điều quan trọng được đặt lên hàng đầu, là họ phải có thiện chí thi hành theo tinh thần của văn kiện. Nếu như họ không triển khai thi hành thì các thỏa thuận ấy chỉ tồn tại trong văn kiện mà thôi. Khi thực hiện trong thực tiễn sẽ có nhiều vấn đề phát sinh làm cho các bên hiểu không đúng hoặc hiểu một cách trái ngược nội dung đã được thỏa thuận tại các điều khoản trong văn kiện. Do đó, tiến trình thực hiện điều ước quốc tế sẽ bị hạn chế. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có sự giải thích thoả mãn, chính xác để cho những thỏa thuận trong điều ước được thực hiện đúng vá chính xác.
2. Giải thích điều ước quốc tế
Trên thực tế, phương pháp chủ yếu được sử dụng để giải thích đó là: giải thích theo văn phạm, giải thích theo logic, giải thích theo thực tiễn, và giải thích theo tài liệu trù bị.
- Giải thích quy phạm pháp luật theo văn phạm: Là việc giải thích được tiến hành
trên cơ sở phân tích văn bản, câu văn, nghĩa từ, nguồn gốc của thuật ngữ...
+ Trước hết, chủ thể có trách nhiệm giải thích phải giải thích bằng cách xác định những danh từ được sử dụng trong văn kiện theo ý nghĩa thông thường của danh từ đó.
+ Nếu quy phạm pháp luật đó có chứa đựng những từ chuyên môn thì chủ thể giải thích phải định nghĩa rõ những từ chuyên môn đó.
- Giải thích quy phạm pháp luật theo logic: Là giải thích bằng cách phân tích quy
phạm trên cơ sở so sánh các điều khoản tối nghĩa của điều ước với những điều khoản chính của cùng điều ước đó hoặc so sánh những điều khoản tối nghĩa của điều ước với những điều khoản rõ nghĩa của một văn kiện khác. Sau đó, chủ thể giải thích đối chiếu điều khoản được giải thích với từng nội dung của điều ước theo một trật tự logic.
- Giải thích quy phạm pháp luật theo thực tiễn: Là giải thích có xem xét những hành
động của các bên ký kết, đặc biệt là trong việc thực hiện điều ước quốc tế.
- Giải thích quy phạm pháp luật theo lịch sử: Là việc giải thích phải được tiến hành
trên cơ sở phân tích tiến trình lịch sử hình thành và thực thi chúng (quan hệ giữa các bên, và thậm chí phải xem xét bối cảnh thế giới nói chung).
- Giải thích quy phạm pháp luật theo tài liệu trù bị: Là sự giải thích trên cơ sở phân
BÀI 6 :
LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIAI. Lãnh thổ quốc gia I. Lãnh thổ quốc gia
Về mặt pháp lý, căn cứ vào nguyên tắc bình đẳng và chủ quyền quốc gia thì lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm. Không một quốc gia nào được quyền vào lãnh thổ của quốc gia khác khi chưa được phép của quốc gia có lãnh thổ. Ngoài ra, lãnh thổ quốc gia là cơ sở vật chất và là điều kiện để một thực thể trở thành một quốc gia trong quan hệ quốc tế.
1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất và khoảng không gian bao gồm : vùng đất, vùng nước, vùng trời phía trên, và vùng đất phía dưới thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối hoặc đầy đủ của quốc gia.
Như vậy, lãnh thổ quốc gia là một trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu của quốc gia. Nó gắn liền với lợi ích chính trị - kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia và là cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia đồng thời là yếu tố vật chất quan trọng để thực hiện mối quan hệ của quốc gia với các chủ thể khác khác của luật quốc tế. Do đó, lãnh thổ quốc gia có ý nghĩa đặc biệt không những cho quốc gia mà còn cho các chủ thể khác trong sinh hoạt của cộng đồng quốc tế.
2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
Như định nghĩa nêu trên, lãnh thổ của quốc gia được cấu thành bởi các bộ phận sau :