Biên giới giữa Việt Nam và Thái Lan

Một phần của tài liệu Bài giảng công pháp quốc tế (Trang 48)

Lịch sử cho thấy rằng, hai quốc gia đã có những cố gắng nhất định nhằm thoả thuận các vấn đề liên quan đến Vịnh Thái Lan. Vào năm 1992, Chính phủ hai quốc gia đã gặp gỡ ở cấp chuyên gia để với mục đích bàn luận các vấn đề liên quan đến phân định Vịnh Thái Lan. Ngày 09/8/1997, Việt Nam và Thái Lan ký kết Hiệp ước về phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai quốc gia.

Ngoài những quốc gia được đề cập trên đây, Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực để giải quyết với các quốc gia chung chia Biển đông như: Malaysia, Indonesia, Singapour, Philippine, Brunei theo chủ trương đàm phán, thỏa thuận trên cơ sở hoà bình, cùng hợp tác.

Phụ lục 1

CÁCH XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN

Các vùng biển thuộc quyền sở hửu (chủ quyền) của quốc gia bao gồm hai vùng : Vùng nội thủy và vùng lãnh hải. Các vùng này năm trong phạm vi chủ quyền quốc gia bởi vì nó nằm bên trong đường biên giới quốc gia. Tuy nhiên, trong hai vùng này, chỉ có vùng nội thủy là thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Vùng lãnh hải tuy nằm trong đường biên giới quốc gia nhưng do đặc thù của vùng này là vùng cách xa bờ biển và đại đa số các đường vận tải biển quốc tế của các nước đi qua vùng này nên chủ quyền của quốc gia ven biển chỉ dừng lại ở mức độ tương đối.

1. Nội thủy

a. Khái niệm về nội thuỷ

Theo Điều 5, Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1958 và Điều 8 Công ước 1982 về Luật biển thì “Nội thủy là vùng nước phía bên trong đường cơ sở, phía

ngoài giáp với lãnh hải và phía trong giáp bờ biển”.

Một phần của tài liệu Bài giảng công pháp quốc tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w