Trở lại quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch của một người đã mất quốc tịch. Vấn đề trở lại quốc tịch thuờng được đặt ra đối với những người trước đây đã từng có quốc tịch của quốc gia nhưng ví lý do nào đó họ không còn quốc tịch của quốc gia đó nữa và họ muốn trở lại quốc tịch cũ của mình.
Ở Việt Nam, việc trở lại quốc tịch được quy định tại điều 21 Luật quốc tịch năm 1998. Theo đó, công dân Việt Nam bị mất quốc tịch Việt Nam nếu có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể trở lại quốc tịch Việt Nam nếu có một trong các điều kiện sau đây: Xin hồi hương về Việt Nam; Có vợ, chồng, con, cha mẹ là công dân Việt Nam; Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nhà nước Việt Nam; Có lợi cho nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hưởng quốc tịch do được thưởng quốc tịch
Thưởng quốc tịch là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia công nhận người nước ngoài có công trạng lớn đối với nước mình là công dân nước mình trên cơ sở đồng ý của người đó.
Ngoài các trường hợp nếu trên, ngày nay, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng xãy ra các trường hợp hưởng quốc tịch khác nhau như: Hưởng quốc tịch do kết hôn với công dân nước ngoài, hưởng quốc tịch do làm con nuôi cho người nước ngoài, hưởng quốc tịch của người chua thành niên khi cha, mẹ thay đổi quốc tịch...
3. Vấn đề mất quốc tịch, không quốc tịch và có hai quốc tịch- Vấn đề mất quốc tịch - Vấn đề mất quốc tịch
Mất quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người không còn quốc tịch của mình nữa. Trong thực tiễn quốc tế, việc mất quốc tịch của một người thường xảy ra do các nguyên nhân như: bị tước quốc tịch, đương nhiên mất quốc tịch, thôi quốc tịch cũ nhưng chưa nhận được quốc tịch mới.
+ Mất quốc tịch do bị tước quốc tịch
Tước quốc tịch là việc mất quốc tịch của một người trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các điều kiện mà pháp luật của nước đó quy định. Do đó, việc tước quốc tịch không phụ thuộc vào ý chí của người bị tước quốc tịch mà do ý chí của nhà nước tước quốc tịch trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, quyền con người và tuân thủ các nguyên tác cơ bản của luật quốc tế.
Đa số các nước chỉ quy định việc tước quốc tịch công dân khi công dân đó vi phạm luật pháp quốc gia một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, uy tín của quốc gia.
Ví dụ: Điều 25 Luật quốc tịch Việt Nam quy định: “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành động gây phương hại đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
+ Đương nhiên mất quốc tịch
Đây là trường hợp mất quốc tịch mặc nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của người mất quốc tịch mà do họ không rơi vào tình trạng mất quốc tịch theo luật của quốc gia mà họ là công dân. Ví du: tự động mất quốc tịch khi nhập quốc tịch nước ngoài, phụ nữ có chồng nước ngoài...
Ở Việt Nam, vấn đề đương nhiên mất quốc tịch được quy định tại Điều 19, 26 và 28 Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998.
+ Mất quốc tịch do việc xin thôi quốc tịch
Đây là việc mất quốc tịch phụ thuộc vào ý chí của người xin thôi quốc tịch. Nguyên nhân là do họ có quốc tịch nước ngoài, định cư ở nước ngoài...nên họ muốn xin thôi quốc tịch cũ để thuận tiện trong việc nhập quốc tịch mới hoặc cho việc làm ăn, sinh sống ơ nước
- Vấn đề không quốc tịch
Không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người không mang quốc tịch của quốc gia nào cả.
Nguyên nhân của tình trạng này là có thể do được thôi quốc tịch cũ nhưng chưa đượng nhập quốc tịch mới hoặc do xung đột về pháp luật quốc tịch giữa các quốc gia trong việc xác lập quốc tịch của đứa trẻ mới sinh ra.
- Vấn đề hai hay nhiều quốc tịch
Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc mang hai hay nhiều quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Nguyên nhân cũng giống như tình trạng không quốc tịch là do xung đột pháp luật về quốc tịch hoặc do cá nhân nhận quốc tịch mới mà chưa thôi quốc tịch cũ hoặc do pháp luật của một số quốc gia vẫn thừa nhận tình trạng công dân của họ có thể có hai hay nhiều quốc tịch.
Theo Luật quốc tịch Việt Nam, trong tình trạng một người mà trên thực tế có hai hay nhiều quốc tịch thì nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận công dân Việt Nam chỉ có 1 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.