KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VẠN AN CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG
2.026.000 642 (1);(2);(3) (1): Kiểm tra chứng từ gốc hợp lệ
(1): Kiểm tra chứng từ gốc hợp lệ
(2): Kiểm tra thủ tục phê duyệt đầy đủ hợp lệ (3): Kiểm tra trình bày
Kết luận: Các nghiệp vụ được ghi chép đúng kỳ kế toán
Đối với khoản mục tiền đang chuyển, việc tiến hành kiểm tra nhằm xác định các
nghiệp vụ chuyển tiền, rút tiền ra khỏi ngân hàng diễn ra gần ngày kết thúc niên độ kế toán, khi lập báo cáo tài chính chưa nhận được giấy báo Có hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng là chính xác và có thật. Để kiểm tra, kiểm toán viên thực hiện việc đối chiếu các giấy báo Có, giấy báo Nợ nhận được vào đầu niên độ sau với sổ phụ ngân hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Tiếp đó, kiểm toán viên kiểm tra xem các khoản tiền đó có được ghi chép vào năm sau khi các giấy báo về hay không.
Tại công ty Cổ phần X, tại thời điểm lập báo cáo tài chính các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục tiền đang chuyển đều không xuất hiện. Do đó kiểm toán viên không tiến hành các thủ tục kiểm toán đối với tài khoản này.
Đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ:
Việc đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ được áp dụng trong tất cả các doanh nghiệp có nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và số dư ngoại tệ cuối kỳ. KTV thực hiện việc đánh giá số dư ngoại tệ trong quá trình kiểm toán khoản mục tiền nào có số dư ngoại
tệ.
Đối với công ty cổ phần X, KTV không tiến hành việc đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ vì đối với khách hàng này trong niên độ kế toán năm 2013 không có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ.
2.1.3 Kết thúc kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng trong quy trình chung của kiểm toán BCTC. Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, KTV kết thúc kiểm toán cho phần hành của mình giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và đi đến hoàn thiện giấy tờ làm việc. Cuối cùng KTV phần hành căn cứ vào các bằng chứng thu thập được đưa ra những nhận xét và kiến nghị, về phần hành vốn bằng tiền đồng thời thực hiện các bút toán điều chỉnh. Để đưa ra ý kiến một cách chính xác, kiểm toán viên cần phải thực hiện các bước sau đây:
Bảng 2.14: Tổng hợp khoản mục tiền tại công ty cổ phần X
Tên khách hàng:Công ty cổ phần X Ngày khóa sổ: 31/12/2013
Nội dung: Tổng hợp vấn đề tiền
D132 Tên Ngày Người lập CT TVT 16/02/2014 Người soát xét 1 BHV 28/02/2014 Người soát xét 2 BNL 23/02/2014 Tổng quát
1. Công ty cổ phần X sử dụng tiền mặt là chủ yếu trong các giao dịch kinh doanh. 2. Theo kết quả phỏng vấn của KTV: Tiền mặt tại quỹ luôn được duy trì ở mức dưới 1.000.000.000 VNĐ, các khoản thanh toán có giá trị từ 20.000.000 VNĐ trở lên được thanh toán qua Ngân hàng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Công ty vẫn chưa ban hành văn bản quy định cụ thể về các định mức này.
3. Tiền mặt tại quỹ được kiểm kê được lập biên bản kiểm kê vào ngày cuối tháng. Tiền gửi Ngân hàng được đối chiếu giữa kế toán và Ngân hàng định kì cuối mỗi tháng. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng có số giao dịch phát sinh nhỏ, công việc đối chiếu số dư theo định kì hàng tháng vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
4. Đến thời điểm 31/12/2013 Công ty có số dư tiền gửi tại 3 Ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Mọi khoản thanh toán có giá trị trên 3.000.000 VNĐ bắt buộc phải có sự phê duyệt của Giám đốc. Những khoản thanh toán có giá trị từ 20.000.000 VNĐ trở lên phải được thanh toán qua Ngân hàng.
Thời gian nhận chứng từ đề nghị thanh toán từ ngày mùng 1 đến 15 hàng tháng, thời gian kiểm tra chi tiết và phê duyệt chứng từ từ 16 đến 22 hàng tháng. Thanh toán được tiến hành từ ngày 23 đến cuối mỗi tháng
Các bút toán điều chỉnh sau kiểm toán: Không có bút toán điều chỉnh.
Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán và lập dự thảo báo cáo: Sau khi tổng hợp lại các vấn đề khoản mục tiền, KTV thực hiện việc tổng hợp kết quả kiểm toán. Qua đó, KTV đánh giá xem có những sai sót lớn nào xảy ra đối với BCTC của đơn vị khách hàng không. Việc đánh giá này dựa trên các bằng chứng kiểm toán viên đã thu thập được trong quá trình kiểm toán. Tại công ty X các bằng chứng thu thập được chứng minh BCTC đã phản ánh trung thực và chính xác tình tình hoạt động của công
ty.
- Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo: nhằm đánh giá các sự kiện xảy ra ngày lập báo cáo sẽ ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo tài chính của khách hàng. Từ đó, Kiểm toán viên xem xét lại việc kiến nghị khách hàng sửa đổi lại báo cáo tài chính hoặc đưa ra ý kiến ngại trừ. Để nắm được những ảnh hưởng có thể xảy ra kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc khách hàng những sự kiện sau:
+ Những hoạt động bên ngoài có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của khách hàng.
+ Những sự kiện trong nội bộ.
+ Những phát sinh về tình hình tài chính.
+ Sau khi tiến hành phỏng vấn, kiểm toán viên nhận thấy không có sự kiện quan trọng nào ảnh hưởng đến BCTC của hai công ty sau ngày lập báo cáo kiểm toán. Vì vậy, kiểm toán viên không phải đưa ra các kiến nghị về vấn đề này.
- Soát xét giấy tờ làm việc: Việc soát xét được thực hiện bởi cả kiểm toán viên, Chủ nhiệm kiểm toán và các thành viên Ban giám đốc. Việc soát xét thực hiện trên các mặt sau:
+ Quá trình kiểm toán có được thực hiện phù hợp vớiichính sách của Công ty và tuân thủ các chuẩn mực hay không?
+ Các giấy tờ làm việc có đầy đủ và đúng quy định hay không. Có lưu lại đầy đủ những bằng chứng thu thập hay không?
+ Công việc kiểm toán có đạt được mục tiêu của các thủ tục kiểm toán đề ra hay không? Các kết luận đề ra có đồng nhất với kết quả kiểm toán đã thực hiện và hỗ trợ cho việc đưa ra ý kiến trên BCTC không?
+ Sau khiiviệc tiến hành soát xét giấy tờ làm việc được thực hiện xong, Công ty sẽ tiến hành gửi bản thảo báo cáo kiểm toán để khách hàng kiểm tra tránh những sai sót đáng tiếc trước khi phát hành báo cáo chính thức.
- Lập Báo cáo kiểm toán và thư quản lý: Sau khi bản thảo báo cáo kiểm toán gửi cho khách hàng được thống nhất, Công ty sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Báo cáo kiểm toán được lập theo đúng quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.