Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 78)

7. Giới thiệu bố cục của luận văn

3.2.3Một số biện pháp khác

a. Xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ

Tranh chấp trong hoạt động chào bán chứng khoán rất tinh vi, khó phát hiện. Có thể là xung đột lợi ích giữa chủ thể phát hành và nhà đầu tư, có thể là tranh chấp giữa tổ chức phát hành và tổ chức trung gian, tranh chấp giữa các cổ đông hiện hữu với nhau hoặc giữa cổ đông và chủ thể phát hành... Những tranh chấp này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng tới hoạt động chào bán chứng khoán, đợt chào bán có thể thất bại, uy tín của chủ thể phát hành có thể bị giảm sút. Do đó, cần có cơ chế phù hợp xác định tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hoạt động chào bán chứng khoán, bảo đảm hoạt động này diễn ra an toàn, hiệu quả. Quy định cụ thể về hình thức, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, chế tài áp dụng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin, có thể đưa công bố thông tin vào điều kiện CBCKRL. Khi thông tin được công khai hoạt động chào bán diễn ra lành mạnh, hạn chế những tranh chấp phát sinh.

Bổ sung các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công ty chứng khoán. Đây là nguyên nhân của nhiều tiêu cực và tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán như sử dụng thông tin nội bộ, giao dịch nội gián, bán khống, khớp lệnh không theo thứ tự ưu tiên...

Tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận với thông tin thông qua các buổi đối thoại, diễn đàn trực tiếp giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư. Nhà đầu tư nắm được những thông tin cần thiết đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, tự bảo vệ mình bằng những đánh giá và kỹ năng riêng.

b. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền kiến thức về chứng khoán, TTCK.

Hiện nay, chứng khoán và TTCK không còn quá xa lạ đối với công chúng đầu tư. Tuy nhiên, những người thực sự am hiểu kiến thức về chứng khoán và TTCK chưa nhiều. Do vậy, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền kiến thức chuyên môn, chính sách pháp luật về chứng khoán và TTCK. Trong quá trình xây dựng và phát triển TTCK, công tác nghiên cứu khoa học về chứng khoán và đào tạo nguồn nhân lực cho TTCK đã được Chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quan tâm chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp mới mẻ nhưng rất quan trọng này.

Các hình thức đào tạo như mở lớp, thành lập các trung tâm đào tạo chứng khoán, các ấn phẩm, sách báo, tạp chí chứng khoán… ngày càng được mở rộng. Công tác này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện TTCK Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và trước những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

c. Các giải pháp nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong quá trình chào bán chứng khoán riêng lẻ

- Đối với Cơ quan quản lý Nhà Nước:

+ Cần tăng cường hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý có liên quan đến nội dung, quy trình thủ tục, điều kiện cấp phép hồ sơ phát hành của doanh nghiệp và cả quy định mức phạt, chế tài các vi phạm có liên quan đến phát hành cổ phiếu doanh nghiệp (như cần nâng mức phạt tiền cao hơn 70 triệu đồng như hiện hành). Loại bỏ những thủ tục rườm rà, không cần thiết.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và năng lựcthẩm tra, thẩm định, cũng như hệ thống thông tin quản lý nhànước, quản lý doanh

nghiệp liên ngành, đa ngành và chuyên ngành cần thiết phục vụ xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện cácphương án phát hành cổ phiếu doanh nghiệp…

+ Tăng cường phối hợp với các đơn vị hữu quan, như các Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, các cơ quan thanh tra, giám sát, điều tra và tư pháp… để nâng cao chất lượng các hồ sơ phát hành; tăng cường ngăn chặn, xử lý kịp thời và hiệu quả các sai phạm liên quan đến cấp phép hồ sơ và thực hiện các phương án phát hành chứng khoán riêng lẻ.

- Đối với đơn vị tư vấn:

+ Không coi phát hành chứng khoán là mục đích tự thân hoặc là cơ hội đầu

cơ kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp, nhất là phát hành cổ phiếu bổ sung, cổ phiếu thưởng mà phải gắn với kế hoạch sảnxuất kinh doanh rõ ràng, cụ thể, khả thi.

+ Thu thập thông tin đầy đủ về các vấn đề có liên quan tới xây dựng, triển

khai, giám sát thực hiện phương án phát hành chứng khoán.

+ Thành lập bộ phận chuyên trách xây dựng phương án phát hành chứng

khoán gồm các cơ quan tư vấn và cán bộ có trách nhiệm, trình độ chuyên môn và đạo đức tốt.

- Đối với doanh nghiệp:

Đề ra phương án sử dụng vốn chi tiết trước khi phát hành chứng khoán riêng lẻ để huy đông vốn sản xuất kinh doanh. Điều quan trọng của một đợt phát hành cần có là dự án thật sự và khả thi, đồng thời phải có trước “con số mục tiêu”, mà cụ thể là quy mô vốn cần huy động là bao nhiêu với kế hoạch sử dụng vốn cụ thể. Đặc biệt, không chỉ phát hành xong là thôi mà việc sử dụng vốn cần được tiếp tục giám sát và đây là việc tối quan trọng, vì nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích ban đầu hay thậm chí tùy tiện, không đạt được hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

KẾT LUẬN

Cùng với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, hoạt động CBCKRL có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của TTCK, góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và thực hiện một số chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, hoạt động CBCKRL là phương thức huy động vốn linh hoạt, hiệu quả được các CTCP sử dụng thường xuyên, là nguồn huy động vốn quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động CBCKRL của CTCP là rất quan trọng, bảo đảm cho TTCK phát triển lành mạnh, ổn định.

Từ khi TTCK Việt nam ra đời, pháp luật Việt Nam đã có sự chú trọng, quan tâm điều chỉnh hoạt động CBCKRL. Tuy nhiên, trong những năm đầu tiên khi mới hình thành TTCK ở việt Nam, hoạt động CBCKRL chưa có văn bản điều chỉnh chuyên biệt mà được quy định chung trong các văn bản luật, bao gồm: Luật chứng khoán 2006; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật tín dụng 1997,2004; Luật Ngân hàng 1997, 2004. Sau một thời gian áp dụng pháp luật vào hoạt động CBCKRL, thực tế cho thấy cần có văn bản điều chỉnh chuyên biệt, hướng dẫn cụ thể cho hoạt động này. Vì thế, Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán 2006 như: Nghị định 52/2006/NĐ- CP ngày 19/05/2006 về phát hành TPDN và được thay thế bằng Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011; Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 về CBCKRL; Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 về hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán. Các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động CBCKRL đã làm rõ các điều kiện, hồ sơ, thủ tục chào bán, góp phần hạn chế tình trạng gian lận, rủi ro trong quá trình CBCKRL. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, các quy định về hoạt động CBCKRL còn một số hạn chế như: thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động CBCKRL đa dạng và phức tạp, có nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh hoạt động này nhưng hiệu lực pháp lý không cao, phần lớn là văn bản dưới luật; Nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động CBCKRL

nhưng chưa có cơ quan quản lý chung thống nhất làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Hơn nữa, trong mỗi văn bản điều chỉnh hoạt động CBCKRL còn tồn tại nhiều bất cập cần được sửa đổi, bổ sung; Các quy định chưa rõ ràng, mâu thuẫn nhau giữa các văn bản luật đã gâp khó khăn cho hoạt động CBCKRL, hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, để đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của hoạt động CBCKRL ổn định trong tương lai thì việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật và chính sách pháp luật về CBCKRL là hết sức cần thiết. Cần phải hoàn thiện hệ thống luật và văn bản dưới luật điều chỉnh về hoạt động CBCKRL, khắc phục tính trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản luật chứng khoán.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật CBCKRL, cần hoàn thiện cơ chế giám sát của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động này. Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ CBCKRL của các doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn, cần thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật về hoạt động CBCKRL như đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về TTCK, xây dựng thị trường giao dịch cho chứng khoán riêng lẻ. Những thay đổi trên sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về CBCKRL và đảm bảo cho hoạt động CBCKRL của CTCP có điều kiện phát triển, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2007), Thông tư số 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 về việc hướng dẫn mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Chính Phủ (2006), Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

3. Chính Phủ (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

4. Chính Phủ (2010), Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 4/1/2010 về chào bán chứng khoán riêng lẻ.

5. Chính Phủ (2011), Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

6. Chính Phủ (2011), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

7. Nguyễn Cao Cường (2012), “Thị trường chứng khoán sẽ vận hành lành mạnh và minh bạch hơn”, Tạp chí tài chính, (số 8/2012).

8. Trần Thị Thanh Minh (2009), “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”, Nội san

Trường chính trị tô hiệu thành phố Hải phòng, (số 3/2009), tr. 2-5.

9. Quốc Hội (2006), Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ban hành ngày 29/06/2006.

10. Quốc Hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005.

11. Quốc Hội (2010), Luật số 62/2010/QH12 ban hành ngày 24/11/2010 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

12. Lê Thị Thảo (2011), Chuyên đề pháp luật về thị trường chứng khoán, Nội san Khoa luật Trường Đại học Huế, tr. 17.

13. Phạm Thị Giang Thu (2004), Một số vấn đề về pháp luật chứng khoán và TTCK ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2006), Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội.

15. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật chứng khoán, NXB

Công an nhân dân, Hà Nội.

16. Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước (2008), Công văn số 14285/BTC – UBCK về việc thực hiện một số điểm của Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg về tăng cường quản lý thị trường chứng khoán.

17. Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước - TTNCKH &ĐTCK (2004), Thị trường chứng khoán và quản trị công ty, tr.28, NXB Thống kê, Hà Nội.

18. Các trang web: http://viestock.com.vn http://ssc.gov.vn http://cafef.vn http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/ http://www.vibonline.com.vn

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 78)