Hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 70)

7. Giới thiệu bố cục của luận văn

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường chứng

chứng khoán Việt Nam

TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 13 năm và đang có những bước tiến dài trên con đường phát triển. Tuy nhiên, sự ra đời của TTCK Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với một số TTCK trên thế giới. Xét về điều kiện, nền kinh tế Việt Nam cuối những năm 90 là chưa đủ điều kiện để TTCK ra đời. Tại thời điểm đó, chúng ta chưa có kinh tế thị trường, những điều kiện như hệ thống pháp luật, ngân hàng, cơ sở vật chất kĩ thuật... còn nhiều hạn chế. Sự ra đời của TTCK Việt Nam không xuất phát từ yêu cầu của thị trường mà hình thành một cách tự giác, có sự can thiệp của Nhà nước.

Ngày 11/07/1998, Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành TTCK Việt Nam. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 127/1998/QĐ- TTg thành lập TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 28/7/2000 trung tâm này chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên. Năm 2004, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 244/2004/QĐ-BTC ban hành quy chế tạm thời về tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội, ngày

08/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Đây là những sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam. Qua đó cho thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong việc thúc đẩy sự ra đời của TTCK Việt Nam.

Việt Nam nước có nền kinh tế chuyển đổi, hình thành từ nền sản xuất nhỏ, TTCK Việt Nam ra đời nhằm thực hiện một số chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước như quá trình đổi mới, sắp xếp các DNNN, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành CTCP... So với nhiều nước trên thế giới TTCK Việt Nam còn khá non trẻ. Vì vậy, bên cạnh những biện pháp kinh tế khác thì để TTCK Việt Nam hoạt động có hiệu quả, đem lại nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì việc hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ nói riêng và chào bán chứng khoán nói chung là yêu cầu cần thiết, góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động huy động vốn quan trọng này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)