Quy định về quản lý Nhànước đối với hoạt động chào bán chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 58)

7. Giới thiệu bố cục của luận văn

2.1.3Quy định về quản lý Nhànước đối với hoạt động chào bán chứng khoán

khoán riêng lẻ của công ty cổ phần

a. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Nếu như hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng chịu sự quản lý thống nhất của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thì hoạt động CBCKRL có sự tham gia quản lý của nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau, không có cơ quan quản lý chung. Mỗi cơ quan quản lý hoạt động CBCKRL của chủ thể nhất định dưới những góc độ khác nhau.

Theo quy định tại Chương IX Luật doanh nghiệp 2005, Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương. Do đó, những cơ quan này có thẩm quyền quản lý nhất định đối với hoạt động CBCKRL.

Đối với hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ của CTCP, cơ quan quản lý Nhà nước được phân chia cụ thể cho hai loại hình CTCP chưa đại chúng và CTCP đại chúng, cụ thể theo quy định tại Điều 8 Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì

đối với CTCP là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và công ty đại chúng chịu sự quản lý của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Đối với các CTCP chưa đại chúng không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chịu sự quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp chào bán trái phiếu riêng lẻ theo Nghị định 90/2011/NĐ-CP, Bộ Tài chính thống nhất quản lý và có quyền đình chỉ việc chào bán trái phiếu của các doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ của các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành CTCP theo Nghị định 38/2003/NĐ-CP chịu sự quản lý chủ yếu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xin phép chuyển đổi, lập hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thủ tướng Chính phủ là người quyết định cho phép chuyển đổi.

Các DNNN thực hiện chuyển đổi sang hình thức CTCP theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP, hoạt động quản lý nhà nước thuộc về rất nhiều Bộ, ngành, địa phương khác nhau, chủ yếu theo cơ quan chủ quản của doanh nghiệp. Theo Điều 40 Nghị định 187/2004/NĐ-CP thì Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổng công ty thực hiện công tác cổ phần hoá theo quy định của pháp luật.

b. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ

Quản lý nhà nước đối với CBCKRL nhằm đảm bảo hoạt động chào bán diễn ra đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật, cụ thể theo quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ; Giám sát hoạt động chào bán cổ

phiếu riêng lẻ và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động CBCKRL ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là quản lý hoạt động chào bán chứng khoán của chủ thể chào bán, tổ chức trung gian và các nhà đầu tư.

- Đối với chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ

Doanh nghiệp khi thực hiện CBCKRL để huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán, công khai, công bằng giữa các nhà đầu tư và tuân thủ những quy định của pháp luật về công bố thông tin.

Nghị định 90/2011/NĐ-CP quy định khá cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp khi chào bán trái phiếu. Doanh nghiệp sử dụng lượng vốn thu được theo mục đích đã cam kết với nhà đầu tư, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán, cam kết với tổ chức đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành.

Ngoài ra, pháp luật còn yêu cầu các doanh nghiệp khi CBCKRL phải thực hiện công bố thông tin để đảm bảo tính công khai và minh bạch. Tuy mức độ công khai thông tin không chặt chẽ, đầy đủ như chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng chủ thể chào bán phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết cho nhà đầu tư và chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin.

Theo Điều 31 Nghị định 90/2011/NĐ-CP, Doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm công bố thông tin cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc công bố thông tin không được chứa đựng nội dung có tính chất quảng cáo, mời chào và không được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp công bố thông tin theo pháp luật về chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan. Nội dung công bố thông tin bao gồm: tổng giá trị trái phiếu và kỳ hạn phát hành, tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm phát hành, phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng tiền thu được từ phát hành trái phiếu, phương án trả nợ gốc, lãi trí phiếu đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua, kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm (nếu có). Quy định về

công bố thông tin đã hạn chế tình trạng doanh nghiệp không muốn công khai thông tin, bảo đảm thị trường vận hành an toàn.

- Đối với tổ chức trung gian và nhà đầu tư:

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật đề cập chính thức đến trách nhiệm của tổ chức trung gian và quản lý nhà nước đối với chủ thể này trong hoạt động CBCKRL. Với vai trò bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành... tổ chức trung gian phải bảo đảm thực hiện đúng cam kết với chủ thể phát hành và tuân thủ quy định của pháp luật về CBCKRL.

TTCK Việt Nam những năm qua thu hút sự tham gia đông đảo của công chúng đầu tư. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành chưa có nhiều quy định điều chỉnh hoạt động của các nhà đầu tư khi tham gia mua bán chứng khoán được chào bán riêng lẻ.

Như vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực trạng pháp luật về hoạt động CBCKRL của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn những tồn tại và hạn chế cần được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 58)