7. Giới thiệu bố cục của luận văn
2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động chào bán chứng khoán riêng
khoán riêng lẻ của công ty cổ phần.
Về phát hành cổ phiếu riêng lẻ, mặc dù Nghị định 58/2012/NĐ-CP ra đời đã khắc phục những bất cập tại Nghị định 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ. Tuy nhiên, một số quy định như người mua cổ phần trong đợt phát hành riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng 01 năm, các đợt phát hành riêng lẻ phải cách nhau tối thiểu 06 tháng vẫn được áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích tổng thể chung của toàn thị trường nhưng có thể làm đợt phát hành riêng lẻ kém hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.
Nghị định 90/2011/NĐ-CP quy định về việc phát hành trái phiếu ra đời cách đây hơn một năm. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng đang xuất hiện những điểm không phù hợp khiến doanh nghiệp niêm yết thua lỗ không có cơ may thoát khỏi cảnh sa lầy. Đơn cử như đợt chào bán trái phiếu của Công ty VKP trong năm 2011. Do tình hình làm ăn thua lỗ, có nguy cơ phá sản nên VKP đã bị hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE từ giữa năm 2012 do kinh doanh thua lỗ kéo dài. Để cứu vãn tình hình, trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên giữa năm 2011, cổ đông đã nhất trí cho HĐQT phát hành 40 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để vượt qua tình hình khó khăn về tài chính. Phương án này xuất phát từ nguyên nhân thua lỗ kéo dài của công ty: thua lỗ lũy kế 90 tỷ đồng trong 9 quý liên tiếp (từ quý II/2009 đến quý II/2011), dư nợ vay ngân hàng 150 tỷ đồng, vốn điều lệ đầu tư ban đầu 80 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn 40 tỷ đồng. Dù vậy, vẫn có tín hiệu tích cực khi đại diện phía ngân hàng cho biết, nếu VKP có kế hoạch kinh doanh rõ ràng sẽ nhận được các hỗ trợ.
Tuy nhiên, giải pháp phát hành trái phiếu là cứu cánh duy nhất cho VKP trong hoàn cảnh này đã không thể thực hiện được. Theo Nghị định 90/2011/NĐ-CP,
doanh nghiệp niêm yết muốn phát hành trái phiếu chuyển đổi phải có lãi ở năm liền kề trước, do vậy VKP không đủ điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi. Do không tái cấu trúc lại tài chính nên VKP lỗ thêm 60 tỷ đồng trong cả năm 2011.
Thực tế hiện nay, không hiếm doanh nghiệp cận kề nguy cơ mất cân đối về tài chính như công ty VKP. CTCP Tập đoàn Thái Hòa (THV) công bố báo cáo tài chính quý III/2012 hợp nhất với số lỗ ròng 275 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2012. Lũy kế, THV đã lỗ gần 524 tỷ đồng. Với vốn điều lệ 577,5 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ còn gần 70,5 tỷ đồng. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên đầu năm 2013, cổ đông THV đã thông qua quyết định cho phép HĐQT bán cho đối tác chiến lược 42 triệu cổ phần với giá 6.000 đồng/CP. Tuy nhiên, dù mất cân đối về tài chính nghiêm trọng, nhưng đã hơn một năm qua, THV vẫn chưa công bố kết quả đợt phát hành này. Giới chuyên môn đánh giá, với tình trạng thua lỗ kéo dài, gần mất hết vốn chủ sở hữu, không cơ quan quản lý nào cấp phép cho đợt phát hành này.
Tương tự VKP, THV, trên hai sàn niêm yết hiện có khá nhiều cổ phiếu trong danh sách báo động đỏ: CTCP Xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre (FBT) lỗ luỹ kế 248,22 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn lại 68 tỷ đồng; CTCP Viglacera Đông Triều (DTC) lỗ lũy kế 55,27 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn 588 triệu đồng; CTCP Container Phía Nam (VSG) lỗ lũy kế 120,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 663 triệu đồng… (Nguồn cafef.vn). Tất cả cổ phiếu sa lầy này đều có điểm chung: nợ ngắn hạn phải thanh toán cao hơn tài sản ngắn hạn, khả năng hoạt động liên tục bị kiểm toán nghi ngờ, dòng tiền mất cân đối, nguồn vốn lưu động hạn hẹp, ngân hàng từ chối cấp tín dụng, cổ phiếu giảm sâu dưới mệnh giá nên không thể phát hành tăng vốn. Có một tồn tại là các doanh nghiệp niêm yết lỡ thua lỗ, mất cân đối về tài chính khiến thị trường định giá cổ phiếu của công ty đó rất thấp, có khi chỉ bằng 30 - 40% mệnh giá. Vì thua lỗ nên doanh nghiệp không thể phát hành cho các cổ đông hiện hữu. Giá cổ phiếu thấp khiến doanh nghiệp phát hành riêng lẻ bằng mệnh giá khó có thể thu hút nhà đầu tư chiến lược. Phát hành dưới mệnh giá hiện nay, các trường hợp thành công mới đếm
trên đầu ngón tay. Trong trường hợp này, trái phiếu chuyển đổi được xem là kênh huy động vốn phù hợp, một mặt giúp doanh nghiệp tái cấu trúc tình hình tài chính đang thua lỗ, mặt khác cho phép trái chủ có nhiều sự lựa chọn: nếu doanh nghiệp đó tái cấu trúc thành công, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu sẽ có lợi cho người mua. Ngược lại, trường hợp xấu nhất, người mua trái phiếu có phao bảo hiểm khi được phép rút tiền về.
Tuy nhiên, điều này không thể thực hiện do một trong các yêu cầu của Nghị định 90/2011/NĐ-CP về việc doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu chuyển đổi bắt buộc phải kinh doanh có lãi năm liền kề trước đó. Vì thế, một loạt doanh nghiệp niêm yết làm ăn thua lỗ đang có nguy cơ phá sản do không thể tái cấu trúc tài chính. Cần nói thêm rằng, tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2005 (văn bản có hiệu lực cao hơn Nghị định 90/2011/NĐ-CP) quy định về điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ không hề có các quy định ràng buộc khắt khe về điều kiện tài chính của doanh nghiệp phát hành như quy định tại Nghị định này.
Như vậy, quy định về điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP cụ thể là điều kiện doanh nghiệp chào bán phải có lãi năm liền kề trước thời điểm chào bán và báo cáo kiếm toán phải được chấp thuận toàn phần nên những doanh nghiệp bị lỗ hoặc làm ăn thua kém coi như bị tắc hoàn toàn còn đường huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu. Đây được coi là điểm hạn chế lớn của Nghị định 90/2011/NĐ-CP trong điều kiện khó khăn về tài chính, khả năng vay ngân hàng và huy động vốn như hiện nay
Bản chất của việc phát hành trái phiếu là thỏa thuận vay nợ có điều kiện. Việc quy định công ty phải có lãi mới được phát hành trái phiếu có thể xem là bảo vệ Nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp phát hành riêng lẻ cho cổ đông lớn nội bộ - những người thông tỏ tình hình tài chính công ty thì rõ ràng điều kiện này không cần thiết. Các rào cản này có thể gián tiếp ngăn cản quá trình tái cấu trúc của các doanh nghiệp và tước đi quyền chủ động huy động vốn của doanh nghiệp.
Thực tế, nếu doanh nghiệp chứng minh được có khả năng và phương án trả nợ tốt, có tài sản đảm bảo hoặc được bảo lãnh cho việc phát hành thì nên tạo
điều kiện cho những doanh nghiệp này được phát hành trái phiếu thay vì bắt buộc năm kinh doanh liền kề phải có lãi. Việc phát hành trái phiếu riêng lẻ, điểm quan trọng nhất là tìm được nhà đầu tư đồng ý mua, nên việc có được nhà đầu tư sẵn sàng mua được coi là một sự thành công của doanh nghiệp phát hành vì chính nhà đầu tư khi quyết định mua họ cũng đã chấp nhận rủi ro, điều này tuân thủ quy tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phát hành. Thêm nữa, bằng quy định không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để mua trái phiếu nên việc dùng tiền Nhà nước “sai mục đích” là không thể xảy ra, do đó Nghị định 90/2011/NĐ-CP không cần thiết quy định năm liền kề kinh doanh của doanh nghiệp phát hành phải có lãi.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 3.1. Yêu cầu và các vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần ở Việt Nam
Để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật CBCKRL cho CTCP ở Việt Nam, trước hết cần phải đặt vấn đề CBCKRL của CTCP trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay và từ thực trạng pháp luật CBCKRL, qua đó để thấy rõ sự cần thiết phải có giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của hoạt động CBCKRL nói chung và của CTCP nói riêng.
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam chứng khoán Việt Nam
TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 13 năm và đang có những bước tiến dài trên con đường phát triển. Tuy nhiên, sự ra đời của TTCK Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với một số TTCK trên thế giới. Xét về điều kiện, nền kinh tế Việt Nam cuối những năm 90 là chưa đủ điều kiện để TTCK ra đời. Tại thời điểm đó, chúng ta chưa có kinh tế thị trường, những điều kiện như hệ thống pháp luật, ngân hàng, cơ sở vật chất kĩ thuật... còn nhiều hạn chế. Sự ra đời của TTCK Việt Nam không xuất phát từ yêu cầu của thị trường mà hình thành một cách tự giác, có sự can thiệp của Nhà nước.
Ngày 11/07/1998, Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành TTCK Việt Nam. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 127/1998/QĐ- TTg thành lập TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 28/7/2000 trung tâm này chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên. Năm 2004, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 244/2004/QĐ-BTC ban hành quy chế tạm thời về tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội, ngày
08/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Đây là những sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam. Qua đó cho thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong việc thúc đẩy sự ra đời của TTCK Việt Nam.
Việt Nam nước có nền kinh tế chuyển đổi, hình thành từ nền sản xuất nhỏ, TTCK Việt Nam ra đời nhằm thực hiện một số chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước như quá trình đổi mới, sắp xếp các DNNN, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành CTCP... So với nhiều nước trên thế giới TTCK Việt Nam còn khá non trẻ. Vì vậy, bên cạnh những biện pháp kinh tế khác thì để TTCK Việt Nam hoạt động có hiệu quả, đem lại nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì việc hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ nói riêng và chào bán chứng khoán nói chung là yêu cầu cần thiết, góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động huy động vốn quan trọng này.
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật để khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ ở Việt Nam thực tiễn hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ ở Việt Nam
Như đã phân tích ở Chương 2, thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động CBCKRL đa dạng và phức tạp, có nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh hoạt động này nhưng hiệu lực pháp lý không cao, phần lớn là văn bản dưới luật; nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lý nhưng chưa có cơ quan quản lý chung thống nhất làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Văn bản Luật quan trọng trong điều chỉnh hoạt động của tất cả các loại hình doanh nghiệp là Luật Doanh nghiệp 2005 cỏn bỏ ngỏ nhiều vấn đề pháp lý về chào bán chứng khoán riêng lẻ
Hơn nữa, trong mỗi văn bản điều chỉnh hoạt động CBCKRL còn tồn tại nhiều bất cập cần được sửa đổi, bổ sung, chẳng hạn, có sự mâu thuẫn trong việc quy định điều kiện chào bán trái phiếu của CTCP giữa Luật doanh nghiệp 2005 và Nghị định 90/2011/NĐ-CP, những bất cập về điều kiện chào bán trái phiếu quy định tại Nghị định này hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Do vậy, phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động CBCKRL phải bảo đảm phù hợp với thực tế và góp phần giải quyết những mâu thuẫn, bất cập giữa các văn bản pháp luật.
3.2. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần khoán riêng lẻ của công ty cổ phần
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần khoán riêng lẻ của công ty cổ phần
a. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần
Ở Việt Nam, trước khi có Nghị định số 01/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chào bán cổ phần riêng lẻ của CTCP, do có khoảng cách khá lớn về quy định của pháp luật về chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng, thay vì chào bán công khai, nhiều CTCP, mặc dù có đủ điều kiện phát hành ra công chúng đã tổ chức phát hành riêng lẻ để thành lập CTCP mới hoặc thu về khoản thặng dư vốn lớn. Làn sóng phát hành riêng lẻ nhiều nhất trong ngành dầu khí, điện xây dựng và bất động sản. Do thực trạng chuyển đổi từ công ty nhà nước sang CTCP, ở Việt Nam, có trường hợp công ty nhà nước ngay sau khi chuyển sang hình thức CTCP đã đầu tư thành lập ra nhiều CTCP con với những ngành nghề kinh doanh tương tự như công ty mẹ, mang tên của công ty mẹ trong tên kinh doanh của công ty con. Chủ trương của việc thành lập các công ty con này là để chào bán cổ phần riêng lẻ. Thực chất của việc chào bán cổ phần riêng lẻ này là để thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ công ty và thu về một khoản thặng dư vốn rất lớn cho những cổ đông lớn ở công ty con (đồng thời là cổ đông lớn của công ty mẹ) mới thành lập. Thông qua chào bán riêng lẻ, những cổ đông lớn giảm tỷ lệ sở hữu của mình, chuyển sang cho các nhà đầu tư khác và thu về khoản thặng dư vốn của đợt phát hành. Thực trạng này đem lại cho nhà đầu tư những rủi ro rất lớn đối với khoản đầu tư mua cổ phần của CTCP.
Vì vậy, Việt Nam cần thiết phải có cơ sở pháp luật rõ ràng, minh bạch, chính xác để áp dụng đối với hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ. Các quy định
điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ trong CTCP trong Nghị định 01/2010/NĐ-CP trước đây và Nghị định 58/2012/NĐ-CP hiện tại đã phần nào giải quyết được những hạn chế của pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ. Tuy nhiên Nghị định 58/2012/NĐ-CP vẫn còn một số điểm bất cập, chưa giải quyết thấu đáo những vướng mắc trong Nghị định 01/2010/NĐ- CP trước đây, chưa đáp đứng được nhu cầu được điều chỉnh bằng một khung pháp luật hợp lý và đầy đủ hơn đối với hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần ban hành những quy định sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở một số đề xuất sau:
- Hiện Dự thảo Luật doanh nghiệp sửa đổi đã được cơ quan ban ngành trình Quốc Hội xem xét thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 sắp tới. Liên quan đến các quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ, tác giả đề xuất bổ sung vào Luật doanh nghiệp các quy định cụ thể về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của Công ty cổ phần và Công ty TNHH, bao gồm các quy định về: Chủ