Vai trò của pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 30)

7. Giới thiệu bố cục của luận văn

1.2.3. Vai trò của pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ

Pháp luật về chào bán chứng khoán nói chung và CBCKRL nói riêng đóng vai trò quan trọng trọng việc minh bạch hóa TTCK. Pháp luật chứng khoán ra đời và ngày càng hoàn thiện tạo ra khung pháp lý cho hoạt động chào bán chứng khoán nói chung và CBCKRL nói riêng. Với các văn bản pháp luật quan trọng bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán 2006 số 60/2010/QH12, Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán 2006, Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành TPDN cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện cho hoạt động CBCKRL nói chung và CBCKRL của CTCP nói riêng. Vai trò của pháp luật CBCKRL được thể hiện qua một số điểm cơ bản sau đây:

- Đối với các tổ chức phát hành: Pháp luật quy định cụ thể, chi tiết về các nội dung cơ bản của hoạt động CBCKRL như chủ thể chào bán, điều kiện, thủ tục chào bán, hồ sơ và trình tự phát hành chứng khoán riêng lẻ … tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện hoạt động CBCKRL, tăng khả năng hủy động vốn trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi có sự cạnh tranh và nhu cầu vốn để đầu tư đang trở nên hết sức cần thiết.

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước cũng như nhà đầu tư chứng khoán: Hệ thống pháp luật về CBCKRL tạo điều kiện hình thành khuôn khổ pháp luật trong việc quản lý, giám sát thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị trường công khai, công bằng, minh bạch. Điều này không chỉ tăng cường chất lượng giám sát của các cơ quan nhà nước mà còn thể hiện chính sách của Nhà nước ta trong việc bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK bằng pháp luật.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN

CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 2.1. Quy định pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần

2.1.1. Quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần

CTCP là chủ thể phát hành chứng khoán đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp cổ phiếu - một loại hàng hoá quan trọng cho TTCK. Với đặc điểm vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau, tương ứng với số cổ phần được sở hữu là các quyền lợi của cổ đông như quyền hưởng cổ tức, quyền biểu quyết và quyền tham gia quản lý Công ty. Vì vậy, CTCP có lợi thế hơn các loại hình doanh nghiệp khác khi có thêm một phương thức huy động vốn đó là chào bán cổ phiếu. Chào bán cổ phiếu riêng lẻ là một phương thức chào bán chứng khoán trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định và đôi khi có tính chất đặc biệt như các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực về vốn, các công ty đầu tư chứng khoán, các quỹ tín thác đầu tư... Hầu hết pháp luật các nước trên thế giới đều có quy chế pháp lý riêng điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Nội dung cơ bản của những quy chế này là tạo cho chủ thể chào bán quyền tự định đoạt những nội dung liên quan đến đợt chào bán như giá cổ phần dự kiến chào bán, thời điểm thích hợp để đợt chào bán thành công, số lượng cổ phần dự định chào bán tương ứng với số vốn mà công ty dự kiến huy động. Ở Việt Nam, hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ của CTCP được quy định tại Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005. Các quy định trong Điều 87 Luật Doanh nghiệp Việt Nam tạm thời được coi là quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ đối với những loại CTCP thành lập và hoạt động theo luật này. Bên cạnh đó, chào bán cổ phần riêng lẻ còn được quy định tại các văn bản pháp luật khác, bao gồm: Luật chứng khoán 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán 2006, Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật chứng khoán 2006.

Về mặt nội dung, pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ của CTCP bao gồm các nội dung chủ yếu như: (i) các trường hợp chào bán cổ phiếu riêng lẻ của CTCP (ii) điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ; (iii) hồ sơ, thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ;

a. Các trƣờng hợp chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần

Hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ của CTCP được thực hiện khi thành lập CTCP hoặc khi CTCP có nhu cầu huy động vốn.

(i) Hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ khi thành lập công ty cổ phần:

Các CTCP mới thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng một trong hai phương thức là chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc cháo bán cổ phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên trên thực tế, những CTCP mới thành lập thường lựa chọn phương thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ để huy động vốn vì để một đợt chào bán chứng khoán ra công chúng thành công, tổ chức phát hành thường cần phải có uy tín trong kinh doanh trên thương trường. Uy tín này cho phép tổ chức phát hành có khả năng thu hút được lượng vốn cần thiết từ công chúng đầu tư một cách nhanh chóng, tức là có thể chào bán hết cổ phần cần phát hành ra công chúng trong khoảng thời gian luật định. Những CTCP mới thành lập rõ ràng không thể có được uy tín này do chưa hề có cơ hội để chứng tỏ năng lực kinh doanh của mình. Vì vậy phát hành cổ phiếu riêng lẻ thường là lựa chọn tối ưu của những công ty này.

Hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ khi thành lập CTCP được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 120/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập được quyền mua toàn bộ cổ phần được quyền chào bán, trường hợp cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết thì công ty được quyền chào bán cổ phần ra bên ngoài để bảo đảm góp đủ số vốn cần thiết. Luật Doanh nghiệp 2005 cũng quy định cụ thể, chi tiết hoạt động góp vốn, mua cổ phần, chào bán, thanh toán cổ phần... của cổ đông sáng lập khi thành lập CTCP.

Theo Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005 “các cổ đông sáng lập phải cùng

nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Trường hợp có cổ

đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký, Luật doanh nghiệp 2005 quy định rõ cách xử lý, bảo đảm trong thời hạn ba (03) năm số cổ phần chưa đăng ký mua phải được chào bán hết nhưng sau ba (03) năm số cổ phần chưa được đăng ký mua hết sẽ xử lý như thế nào thì Luật chưa quy định. Người đang sở hữu cổ phiếu có quyền yêu cầu hoàn trả vốn hay không? Trách nhiệm của các cổ đông sáng lập trong trường hợp này chưa có quy định rõ ràng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005, thẩm quyền quyết định thời điểm, phương thức chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán thuộc về Hội đồng quản trị.

Quy định về giá chào bán cổ phần cũng có sự linh hoạt, theo quy định chung, giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2005 quy định các trường hợp ngoại lệ mà doanh nghiệp có thể chào bán với giá thấp hơn mệnh giá như trường hợp cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập, cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty và các trường hợp khác theo quy định tại Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005. Xét thấy quy định này là hợp lý vì những lý do sau: Đối với trường hợp chào bán lần đầu tiên cho người không phải là cổ đông sáng lập, vì đây là cổ phần được chào bán “lần đầu tiên”, đây cũng là lần đầu tiên nhà đầu tư tiếp cận với cổ phần của tổ chức phát hành nên chưa xác định được giá của cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy, quy định được phép bán cổ phần thấp hơn so với giá thị trường hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần giúp cho công ty có khả năng huy động vốn để có đủ số vốn điều lệ cần thiết để hoạt động.

Trường hợp chào bán cổ phần cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty, cổ đông hiện hữu là những người sở hữu vốn góp tại CTCP,

họ đóng góp nguồn vốn hoạt động cho công ty và có thể chính là người tham gia lao động, quản lý tại chính công ty đó, vì vậy việc họ được hưởng ưu đãi nhất định như được mua cổ phần của công ty với giá thấp hơn giá trị trường là một quyền lợi chính đáng. Khi công ty thực hiện việc phát hành cổ phần và chào bán cho Nhà đầu tư sẽ dẫn tới việc thay đổi cơ cấu vốn điều lệ và có thể thay đổi cơ cấu quản lý công ty. Vì vậy, quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, cho họ quyền ưu tiên hơn những Nhà đầu tư bên ngoài là hợp lý. Tuy nhiên, liên quan đến Điều 87 Luật Doanh nghiệp cũng có một vấn đề cần xem xét như sau: CTCP có nhiều loại cổ phần khác nhau, tùy thuộc vào loại cổ phần nắm giữ mà các cổ đông có các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Ví dụ cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông sẽ được hưởng mức cổ tức thấp hơn cổ phần ưu đãi cổ tức, nhưng thay vào đó những cổ đông này lại có quyền dự đại hội đồng cổ đông, có quyền đề cử người vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát và biểu quyềt về những quyết định quan trọng của công ty. Vì thế để đảm bảo sự công bằng giữa các cổ đông, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 87 Luật Doanh nghiệp cần điều chỉnh theo hướng cụ thể hơn là “cổ phần chào bán cho

tất cả các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần của từng loại hiện có của họ ở công ty”

thay vì quy định hiện hành “cổ phần chào bán cho tất cả các cổ đông theo tỷ lệ

cổ phần hiện có của họ ở công ty” sẽ chính xác, đảm bảo sự thống nhất trong

việc áp dụng pháp luật.

Trường hợp cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh cũng được bán với giá thấp hơn giá thị trường hoặc giá trị ghi trong sổ sách công ty của cổ phần, tuy nhiên số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp nhận của số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết vì khi chào bán cổ phần với giá thấp có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông. Do vậy, trong trường hợp này phải được sự đồng ý của ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp lý.

(ii)Hoạt động chào bán cổ phiếu khi công ty cổ phần tăng vốn:

Hoạt động này thường được tiến hành khi công ty có nhu cầu mở rộng sản xuất, thực hiện các dự án đầu tư. Đối tượng được chào bán có thể là cổ đông hiện hữu hoặc công chúng đầu tư. Khoản 2 Điều 87 Luật doanh nghiệp 2005

quy định: “Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán

số cổ phần đó cho tất cả các cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty thì phải gửi thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức đảm bảo đến được địa chỉ của họ”. Có thể hiểu đây là hoạt động chào bán cổ

phần trong nội bộ công ty vì đối tượng được chào bán là các cổ đông hiện hữu, không có sự tham gia của nhà đầu tư bên ngoài. Quy định này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hữu khi doanh nghiệp CBCKRL. Luật Doanh nghiệp 2005 không quy định hoạt động chào bán cổ phần cho Nhà đầu tư không phải là cổ đông hiện hữu, vì vậy hoạt động này được thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán. Việc chào bán cổ phần riêng lẻ trong trường hợp này sẽ làm tăng Vốn Điều lệ công ty, giúp CTCP bổ sung nguồn vốn kinh doanh và có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, có nhiều trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu riêng lẻ không vì mục đích huy động vốn mà việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược như các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các đối tác làm ăn quan trọng có ý định nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Đây là điều kiện giúp doanh nghiệp có được sự ổn định để phát triển, nhất là trong điều kiện TTCK xuất hiện xu thế đầu cơ chứng khoán, dễ dẫn đến khủng hoảng cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cũng tồn tại những mặt trái. Trong thời gian vừa qua, nhiều công ty đã lợi dụng danh nghĩa phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để chào bán với giá rẻ, đây là vấn đề gây bức xúc đối với thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông hiện hữu. Trên thực tế, khi CTCP phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu sẽ bị giảm đi và cổ phiếu đang lưu hành sẽ bị pha loãng. Quy định chưa chặt chẽ về việc phát hành cho cổ đông chiến lược khiến nhiều tổ chức mang danh nghĩa chiến lược đã bán ngay cổ phiếu khi giá cao mà không gắn bó với doanh nghiệp.

b.Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần

Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ của CTCP lần đầu tiên được quy định cụ thể tại Công văn số 14285/BTC – UBCK ngày 26 tháng 11 năm 2008 việc

thực hiện một số điểm của Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg về tăng cường quản lý TTCK. Theo quy định tại Điều 2 mục II Công văn số 14285/BTC – UBCK, điều kiện, thủ tục CBCKRL của các CTCP đại chúng gồm: báo cáo về kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông theo Điều lệ công ty hoặc ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông cho Hội đồng quản trị thông qua danh sách nhà đầu tư được chào bán cổ phiếu; Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư, trừ trường hợp chỉ chào bán cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp; Báo cáo tài chính năm gần nhất hoặc báo cáo kiểm toán vốn (đối với doanh nghiệp mới được thành lập chưa đủ 01 năm tài chính) được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập; Tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và tuân thủ quy định về hình thức đầu tư, trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài;

Đối với CTCP chưa phải là công ty đại chúng thì việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ được quy định đơn giản hơn và không cần báo cáo kế hoạch chào bán với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước mà chỉ cần đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi cấp đăng ký kinh doanh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)