dựng nông thôn mới
Trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Quỳnh Phụ ( Thái Bình), các tổ chức đoàn thểở cơ sở có lúc chưa phát huy hết vai trò, công tác tuyên truyền vận động còn hình thức, chưa tập trung nên chưa vận động được đông đảo nhân dân thực sự vào cuộc. Để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Quỳnh Phụ, vai trò của các tổ chức đoàn thể là rất cần thiết, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nêu gương điển hình các tổ chức đoàn thể của các tỉnh Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Tây Ninh phát huy tốt vai trò trong xây dựng nông thôn mớị
2.2.2.1 Hà Tĩnh
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo 12/12 huyện, thành, thị, 100% cơ sở hội ở 48 xã điểm ký cam kết với UBND, Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp; đăng ký các tiêu chí cụ thể và vận động hội viên phụ nữ thực hiện. Riêng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đăng ký với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh nhận đỡ đầu 02 xã điểm xây dựng nông thôn mới là xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà và xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh. Tỉnh hội đã làm
việc trực tiếp với Đảng ủy và chính quyền địa phương 2 xã bàn bạc, thống nhất, lựa chọn các nội dung tiêu chí hỗ trợ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng huy động nguồn lực của tổ chức Hội, đồng thời tổ chức ký cam kết thực hiện; tập trung vào các tiêu chí: Thu nhập, giảm nghèo, tổ chức sản xuất, văn hóa, môi trường,…
Thấu suốt quan điểm muốn có nông thôn mới, cuộc sống phải có tư duy mới, cách làm mới, hành động mới; Hội đã chỉđạo đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền như: Tập huấn, hội thảo, hội thi,… Hội Liên hiệp phụ nữ là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh tổ chức hội thi tìm hiểu xây dựng nông thôn mới nhân dịp 08/3, 20/10 với hình thức sân khấu hóa, hái hoa dân chủ, tổ chức thi viết đến các chi hội về các tiêu chí, chuyên đề, lĩnh vực trong nông thôn mới để cán bộ, hội viên tiếp cận đầy đủ, sâu sắc.
Sau hội thi, tỉnh đã chỉ đạo 12/12 huyện, thành, thị tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới” với sự tham gia của lãnh đạo UBND, các ngành liên quan,… Kết quả Hội đã tổ chức được 250 cuộc truyền thông, thu hút 196.000 lượt người tham gia; 60 cuộc hội thảo, tập huấn chuyên đề về nông thôn mới cho 1.950 cán bộ Hội các cấp. Hiệu quả của chương trình đã lan tỏa rộng khắp trong hệ thống chính trị, trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu, rộng của mọi cán bộ, hội viên phụ nữ và cộng đồng. Cán bộ, hội viên phụ nữđã thực sự trở thành lực lượng nòng cốt tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mớị Hàng trăm hộđã tự nguyện hiến đất, hiến vườn phục vụ xây dựng nông thôn mới; tích cực trong chuyển đổi ruộng đất, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tiên phong đăng ký các mô hình ứng dụng công nghệ mới: Chăn nuôi tập trung, hợp tác xã kiểu mới; xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa,…
Bên cạnh đó, Hội đã tập trung vào các nội dung phát triển như liên kết đào tạo nghề, tạo việc làm, xây dựng mô hình phát triển kinh tế và phát triển doanh nghiệp nữ tại khu vực nông thôn.
Năm 2013, thực hiện Đề án của UBND tỉnh về “Phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Tĩnh”, Hội đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện đề án đến năm 2015, huy động sự phối hợp của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, trực tiếp ký hợp đồng với Tổng Công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh về cung ứng thức ăn, con giống, bao tiêu sản phẩm cho người dân; công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long Hà Nội cung cấp kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, lắp đặt bể biogas giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giải ngân vốn vay cho các hộ từ 10 đến 15 triệu đồng để phát triển chăn nuôị Đây là mô hình liên kết “4 nhà” hiệu quả, hình thành các tổ hợp chăn nuôi khép kín gắn với bảo vệ môi trường. Đến nay, đã hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn cho gần 5.500 hộ chăn nuôi lợn; lắp đặt 300 bể biogas tại 17 xã xây dựng nông thôn mới, thành lập 07 tổ hợp chăn nuôi kết nối chia sẻ kinh nghiệm, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên, phụ nữ, nhất là phụ nữ ở các xã tái định cư thuộc các Dự án trọng điểm,…
Mặt khác, thông qua nguồn Quỹ tín dụng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội đã điều chuyển nguồn vốn từ các xã khác tập trung cho 48 xã xây dựng nông thôn mới, giải ngân gần 12 tỷđồng cho 2.590 hộ vay để phát triển kinh tế, đa dạng thu nhập, phát triển trang trại, gia trại, sản xuất hàng hóạ Đồng thời, Hội đã thí điểm xây dựng 30 mô hình nhà mẫu, vườn mẫu nông thôn mới tại xã Thạch Châu (Lộc Hà), Kỳ Tân (Kỳ Anh) bằng việc cho vay với lãi suất ưu đãi 10 triệu đồng/hộ.
Hội đã chủ động xây dựng và thực hiện các đề án đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nữ, phối hợp với các ngành Lao động Thương binhh & Xã hội, công thương, Dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo Hà Tĩnh, Liên minh Hợp tác xã, tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế,… mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu và khả năng thực hành nghề của lao động nữ nông thôn; củng cố, nâng cao các nghề truyền thống và
đào tạo thêm các nghề mới cho thu nhập ổn định như: Dịch vụ gia đình,chế biến món ăn, chế biến bún khô,… Để duy trì, phát triển nghề bền vững Hội đã quan tâm hỗ trợ sau đào tạo, xây dựng mô hình thí điểm, hỗ trợ máy móc thiết bị và dụng cụ sản xuất kinh doanh như: Máy xay đậu phụ, máy cắt rơm, sấy nấm, máy sấy bún,…
Đến nay, Hội đã đào tạo nghề cho trên 500 ngàn phụ nữ, xây dựng được 277 mô hình hợp tác xã, nhóm tương hỗ; trong đó 189 mô hình hoạt động có hiệu quả về các lĩnh vực: Chăn nuôi, trồng trọt, chế biến lương thực, thực phẩm; 3.590 hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn được bồi dưỡng kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp, sản xuất hàng hóa,…
Để giúp các hộ kinh doanh, tổ hợp tác tiếp cận thị trường và phát triển doanh nghiệp nữở nông thôn, Hội đã hỗ trợ các mô hình xây dựng nhãn mác, thương hiệu, giới thiệu sản phẩm ra thị trường trong và ngoài tỉnh bằng các hoạt động: Xây dựng và phát huy hiệu quả hệ thống câu lạc bộ doanh nghiệp nữ toàn tỉnh, tổ chức hội chợ, diễn đàn doanh nghiệp, đối thoại chính sách, tham quan học tập kinh nghiệm, nghiên cứu thị trường, thuê tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, chế biến như: Gia nhiệt nước mắm bằng năng lượng mặt trời rút ngắn thời gian sản xuất từ 12 tháng xuống còn 6 tháng, giảm chi phí sản xuất 25%, giá bán tăng 30%; chế biến các sản phẩm sạch không dùng phụ gia, trồng rau sạch,…
Không những vậy, Hội đã chỉ đạo xây dựng các mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu như “Chi hội xanh - sạch - đẹp”, câu lạc bộ “Phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông” vận động, hướng dẫn xây dựng phát triển mô hình “sản xuất thực phẩm sạch”, “tiêu dùng sạch” trong hội viên phụ nữ; đưa cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” thành một trong những nội dung của xây dựng nông thôn mới; quan tâm giáo dục văn hóa ứng xử, nuôi, dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc,… Kết quả, đã xây dựng được 15 mô hình điểm “Chi hội
xanh - sạch - đẹp” tại các xã điểm, hiện đang nhân rộng ở các địa phương khác trong tỉnh.
Để mô hình có chiều sâu, Hội đã hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng 1.230 công trình cấp nước, vệ sinh đúng quy cách theo tiêu chí nông thôn mới tại một số xã điểm. Thông qua hoạt động này góp phần nâng cao ý thức và thay đổi hành vi về
vệ sinh môi trường của người dân nói chung và hội viên phụ nữ nói riêng. 2.2.2.2 Vĩnh Phúc
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền, Hội Cựu chiến binh xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực vai trò tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều việc làm rất thiết thực và cụ thể.
Với 403 hội viên Hội Cựu chiến binh xã Lãng Công, sinh hoạt ở 10 chi hộị Hội cựu chiến binh xã Lãng Công đã và đang phát huy được truyền thống cách mạng đối với công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh. Xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới trước hết phải làm cho tổ chức Hội vững mạnh, đời sống của cán bộ, hội viên ngày một nâng cao cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Trong những năm qua, các hội viên trong hội luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, đẩy mạnh phong trào thi đua giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏị
Là xã thuần nông, đời sống của đa số hội viên và gia đình đều dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đó, Hội đã vận động hội viên và gia đình mạnh dạn, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển mô hình kinh tế trang trại theo vườn - ao - chuồng - ruộng, nuôi ong, trồng cây cảnh,... Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 62 trang trại, 2 doanh nghiệp tư nhân và hàng chục cơ sở sản xuất, buôn bán dịch vụ, thương mại do cán bộ, hội viên cựu chiến binh làm chủ. Điển hình trong phong trào cựu chiến binh làm kinh tế giỏi có: Mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng của gia đình đồng chí Đỗ Quí Đề, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã; mô
hình nuôi ong và trồng cây cảnh của gia đình hội viên Nguyễn Xuân Hải, thôn Lãng Sơn,... với mức thu nhập đạt từ 50-100 triệu đồng/năm. Một số hội viên mạnh dạn chuyển hướng sản xuất sang làm kinh tế dịch vụ tổng hợp cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/năm như mô hình của hội viên Khổng Kim Ngọc, thôn Thống Nhất.
Bên cạnh đó Ban chấp hành Hội còn khuyến khích hội viên mở rộng và phát triển kinh doanh các ngành công nghiệp, xây dựng ngoài quốc doanh, kinh doanh thương mại, dịch vụ buôn bán, từ đó chuyển một phần lao động từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp phát triển ngành nghề, dịch vụ thích hợp như: xây dựng, sửa chữa cơ khí, chế biến nông - lâm sản, sản xuất kinh doanh cây cảnh,... Hội đã khuyến khích hội viên đầu tư phát triển dịch vụ buôn bán, trao đổi hàng hoá vừa tăng thu nhập vừa tạo công ăn việc làm cho con em hội viên. Một số hội viên có điều kiện kinh tế khá đã tự nguyện đứng ra giúp những hội viên còn khó khăn với nhiều hình thức: Hỗ trợ cây giống, con giống, cho vay vốn không lấy lãi, nhận con em hội viên nghèo vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp và xưởng sản xuất của gia đình,...
Hội còn trực tiếp đứng ra vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để hỗ trợ, giúp đỡ hội viên cựu chiến binh vay phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Các hội viên được vay vốn đều đã phát huy được hiệu quả của nguồn vốn, trả lãi, gốc đúng kỳ hạn. Đời sống kinh tế của hội viên Hội Cựu chiến binh trong xã ngày càng được nâng caọ Tính đến cuối năm 2012, Hội Cựu chiến binh xã Lãng Công đã có 270/403 gia đình hội viên có mức sống khá, giàu, chiếm 67%; số hội viên có mức sống trung bình có 122/403 hội viên, chiếm 30,2%, toàn Hội hiện chỉ còn 11 hộ gia đình cựu chiến binh nghèo, chiếm tỷ lệ 2,7%, giảm 16 hộ (6%) so với năm 2010; có 97% số gia đình cán bộ, hội viên cựu chiến binh đạt danh hiệu gia đình văn hóa,...
Cùng với các hoạt động làm kinh tế gia đình, Hội cựu chiến binh xã đã tích cực vận động cán bộ, hội viên tham gia nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: xây dựng, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường
giao thông nông thôn; giám sát các công trình công cộng, phúc lợị Hội CCB xã đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng,…
Chịu khó tìm tòi, khắc phục khó khăn, mạnh dạn, năng động và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, hội viên Hội cựu chiến binh xã Lãng Công luôn là những người lính có ý chí vượt khó vươn lên không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn góp sức xây dựng quê hương giàu mạnh.
2.2.2.3 Tây Ninh
Ở Tây Ninh, các tổ chức đoàn thể trong nông thôn hoạt động rất mạnh mẽ và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho tỉnh. Đặc biệt là Hội nông dân, trong năm 2013, Hội nông dân ở tỉnh Tây Ninh đã phát động các cấp hội và hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới như tuyên truyền, vận động nông dân dồn điền đổi thửa, tự nguyện hiến đất, quỹđất công ích phục vụ cho việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đóng góp công sức, tiền của xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; cải tạo vườn tạp, chỉnh trang đồng ruộng, đường làng ngõ xóm, đảm bảo vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp.Phong trào đã tạo động lực cho nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển; Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện công tác dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông dân, liên tịch với Ngân hàng và vận động quỹ hỗ trợ nông dân. Đáng chú ý nhất là phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, trong năm qua có 45.126 hộ nông dân được công nhận sản xuất giỏi, đạt tỷ lệ 48, 45% so với số hộđăng ký.
Thực hiện liên kết 4 nhà, các cấp hội đã phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông; Chi cục Bảo vệ thực vật; Trung tâm giống nông nghiệp và nhiều công ty, doanh nghiệp khác đã tổ chức được 852 lớp tập huấn, 282 cuộc hội thảo và 134 điểm trình
diễn cho hơn 52.625 lượt hội viên, nông dân tham dự, đạt 131% chỉ tiêu Trung ương Hội đề ra và tăng hơn 10.000 lượt người so với năm 2010. Nội dung tập huấn chủ yếu là hướng dẫn trồng rau an toàn, đậu phộng, trồng lúa theo mô hình “ba tăng ba giảm”, trồng thuốc lá vàng, trồng cỏ nuôi bò, trồng cây kiểng, nuôi cá nước ngọt, hướng dẫn sử dụng phân bón có hiệu quả và tiết kiệm, giới thiệu giống nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, phòng trừ các loại dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi,…
Tỉnh phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch dạy nghề cho hội viên, nông dân như: Kỹ thuật trồng nấm, nuôi cá nước ngọt, may công nghiệp, làm bàn ghế tre xuất khẩu và khai thác mủ cao sụ Kết quảđã tổ chức được 45 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 1.350 hội viên, nông dân nghèo dự học,