Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 89)

Tình hình nền kinh tế huyện Quỳnh Phụ nói chung và các xã Quỳnh Minh, Quỳnh Giao, An Đồng, An Ninh nói riêng những năm gần đây có bước tăng trưởng

mạnh, thể hiện ởđời sống của người dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, hộ giàu và khá ngày càng tăng.

4.2.5.1 Tổ chức, tham gia lớp tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong các mô hình sản xuất cho đoàn viên, hội viên và người dân

Để nâng cao sự phát triển của cá nhân cần tăng cường sự tham gia của các cá nhân trong công tác phát triển kinh tế chung của cả xã đặc biệt là trong sản xuất. Đầu tiên là nâng cao kết quả, hiệu quả trong sản xuất, phát triển hàng hóa, điều không thể thiếu đó là ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Khi người nông dân nắm bắt các kiến thức cơ bản, hiểu biết các ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, canh tác thì họ tự tin hơn trong việc thâm canh tăng năng suất và như vậy một lần nữa vai trò của họđược thể hiện trong việc tự quyết định ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Khi vai trò của họđược nâng cao thì họ dễ dàng tiếp cận các kiến thức mới, cũng như họđược áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới một cách chủđộng hơn.Vì vậy các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ đã phối kết hợp với Trạm Khuyến Nông, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm Thú Y, Nhà máy phân NPK Ninh Bình, Văn Điển đã mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên:

Bảng 4.7. Số lượng lớp đào tạo, tập huấn do các tổ chức đoàn thể tổ chức

Xã Hội ND Hội PN Đoàn TN Số lớp Số người tham gia Số lớp Số người tham gia Số lớp Số người tham gia Quỳnh Minh 10 400 11 450 8 400 Quỳnh Giao 6 300 7 550 5 250 An Đồng 8 350 9 400 6 300 An Ninh 9 450 10 300 7 350 Tổng số 33 1.500 37 1.600 26 1.300 Nguồn tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng trên cho thấy, các tổ chức đoàn thể của 4 xã đều kết hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tổ chức tổng số 96 lớp tập huấn cho 4.400 lượt cán bộ, hội viên, đoàn viên và người dân tham gia, dự lớp tập huấn các học viên dược trang bị những kiến thức cần thiết trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những cách làm hay để áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Hộp 4.2. Tâm sự của cán bộ hội viên, đoàn viên và người dân khi tham gia tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật năm 2013

“Tôi xác định, đi tập huấn là để tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới với mong muốn cải thiện cuộc sống gia đình. Tuy nhiên khi áp dụng vào sản xuất thực tế lại luôn thấy lúng túng, kết quả không được như mong đợị Chúng tôi học trước mà quên saụ Cán bộ chỉ nói thôi thì chúng tôi rất khó nhớ và nhanh quên lắm. Việc đi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, bên cạnh những người chăm chú lắng nghe, nghiêm túc học hỏi thì vẫn còn những người lại tham gia chỉ cốt để điểm danh, nhận tiền. Cho nên không khí học tập và kết quảđạt được không cao”.

Anh Nguyễn Danh Hiệp, Hội viên hội nông dân thôn Bình Minh, xã Quỳnh Minh

Dựa vào tình hình thực tế của địa phương, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn đã cùng phối kết hợp với Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh, phòng Kinh tế huyện, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, các công ty (vật tư kỹ thuật nông nghiệp, DABACO,...) tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật gieo cấy và phòng trừ bệnh cho lúa lai, lúa xuân; kỹ thuật nuôi, phòng và trị bệnh cho gia súc gia cầm; kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh và nghệđồng thời vận động người dân tích cực tham giạ Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật này gắn liền với hoạt động sản xuất của người nông dân và xuất phát từ những khâu đơn giản: Kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật chế biến nông sản,..

Bảng 4.8. Các đoàn viên, hội viên và người dân tham gia tập huấn, ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất 1 TT Lớp tập huấn Địa điểm Số người tham gia

Phụ nữ Nông dân Cựu chiến binh

Thời gian (ngày) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1 Kỹ thuật gieo cấy, phòng trừ bệnh cho lúa lai, lúa xuân Xã Quỳnh Minh, Quỳnh Giao, An Đồng, An Ninh 1.138 276 24,25 384 33,74 307 26,98 18 2 Kỹ thuật nuôi, phòng và trị bệnh cho gia súc gia cầm

Xã Quỳnh Giao, An Đồng, An Ninh 724 251 34,67 237 32,73 148 20,44 23 3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh Xã Quỳnh Giao An Đồng, 841 229 27,23 138 16,41 172 20,45 16 4 Kỹ thuật trồng, chăm sóc nghệ Quỳnh Minh 409 134 32,76 86 21,03 101 24,70 4 Tổng cộng 3.112 890 - 845 - 728 - 61 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2

Qua số liệu bảng 4.8 ta thấy các mô hình sản xuất đã phát huy tối đa sự tham gia của hội viên vào các hoạt động tập huấn, mất đi tính tự ti trong cuộc sống, giúp họ vươn lên chủđộng tham gia trong các hoạt động phát triển của thôn, xóm góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Điều đó phần nào minh chứng được vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới cho người nông dân.

4.2.5.2. Hỗ trợ đoàn viên, hội viên và người dân kinh phí thực hiện các mô hình sản xuất

Kinh tế có phát triển thì những yếu tố xã hội mới có cơ hội phát triển theo và đây là động lực chính cho những tiến bộ xã hội được thực hiện. Sau khi đã có thu nhập đảm bảo cuộc sống, người dân mới có điều kiện xây dựng những công trình phục vụ đời sống cho bản thân gia đình họ và đóng góp cho sự phát triển chung.

Để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, các cấp hội trên địa bàn đã phát động hội viên tham gia sản xuất trên từng đơn vị canh tác. Các cấp hội phối hợp với các ngành, đoàn thể tạo điều kiện cho hội viên vay vốn đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, vận động hội viên ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt dần thay đổi những tập quán sản xuất lạc hậu, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lạị

Trong các nội dung xây dựng nông thôn mới thì nội dung phát triển sản xuất hàng hóa là quan trọng nhất. Chương trình nông thôn mới đầu tư cho các hộ ở huyện Quỳnh Phụ về sản xuất lúa lai, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây màu và cây cảnh tổng số vốn là 21.871,7 triệu đồng.

Với chủ trương của huyện cùng sự hỗ trợ từ bên ngoài hoạt động phát triển nông nghiệp ở địa phương đã mở rộng diện tích sản xuất lúa lai lên tới 578 hạ Việc mở rộng vùng sản xuất lúa lai là cơ sở để hộ nâng cao năng suất cây trồng, tăng thêm thu nhập cho hộ. Từ đó tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính hộ dân. Với sự hỗ trợ của nhà nước về

giống (huyện hỗ trợ 50%) và quy trình kỹ thuật, người dân rất tích cực tham gia vào các hoạt động của mô hình.

Việc xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm dựa trên cơ sở khoa học là một trong những yếu tố giúp hộ có thêm việc làm trong thời gian nông nhàn, tăng thêm nguồn thu từ nông nghiệp. Từ đó tạo điều kiện để hộ cải thiện đời sống cho chính mình.

Hộp 4.3. Tâm sự của cán bộ Hội Nông dân trong việc giúp đỡ hội viên làm kinh tế

“Những năm qua, các cấp Hội nông dân trên địa bàn đã tổ chức chỉ đạo được đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới của xã, giúp đỡ hội viên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính

đáng; cùng làm tốt công tác vệ sinh môi trường tại gia đình và khu dân cư,

đẩy mạnh các phong trào thi đua”.

Bà Nguyễn Thị Mai, Chi hội trưởng hội Nông dân thôn Phụng Công, xã An Đồng

Năm 2013 Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 1198 hội viên vay với số tiền gần 14 tỷđồng và mức lãi suất thấp, trong đó: Hội Cựu chiến binh hỗ trợ cho 334 hội viên với số tiền 3.776,6 triệu đồng, hội Phụ nữ hỗ trợ 371 hội viên với số tiền 4.038,5 triệu đồng và Hội Nông dân hỗ trợ cho 493 hội viên với số tiền là 5.848,2 triệu đồng. Đây là nguồn vốn hỗ trợ đắc lực cho các hội viên để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ xã Quỳnh Minh và An Đồng đã tích cực xây dựng mô hình phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Các cấp hội đã thực hiện chỉ tiêu: Mỗi hộ khá, giàu sẽ nhận giúp đỡ từ hai đến ba hộ nghèo đói để họ thoát nghèo, vươn lên khá giàụ Trong 6 tháng đầu năm 2013, Hội Phụ nữ của 2 xã đã tiến hành vận động 104 hội viên có kinh tế khá, giàu giúp đỡ hội viên khó khăn trị giá 411 triệu đồng; tổ chức giúp đỡ 172 phụ nữ nghèo,…

Bảng 4.9. Hỗ trợ các đoàn viên, hội viên và người dân vốn để phát triển sản xuất năm 2013

Hội Cựu chiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

binh Hội nông dân Hội phụ nữ

Số hội viên (người) Số tiền (triệu đồng) Số hội viên (người) Số tiền (triệu đồng) Số hội viên (người) Số tiền (triệu đồng) Quỳnh Minh 250 850 300 900 280 1.750 Xã Quỳnh Giao 300 850 350 900 250 1.750 Xã An Ninh 280 850 280 900 350 1.750 Xã An Đồng 300 850 260 900 300 1.750 Tổng 1.130 3.400 1.190 3.600 1.180 7.000 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Nhờ có nguồn vốn vay được mà nhiều mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình làm ăn có hiệu quảđược hình thành, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động. Có thể kểđến ông Đặng Minh Hạnh, thôn An Phú, xã Quỳnh Minh. Trước kia gia đình còn gặp nhiều khó khăn nhưng khi được vay vốn của Hội cựu chiến binh xã để sản xuất nông nghiệp. Có vốn trong tay ông bắt đầu tiến hành đầu tư cho nông nghiệp, là người đi đầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, mỗi năm 2 vụ lúa, 1 vụ khoai tây với gần 1 mẫu ruộng gia đình ông thu được hơn 3 tấn thóc và 2 tấn khoai tâỵ Khi đã có đồng ra đồng vào, ông chăn nuôi lợn thịt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa 10-15 con và mở xưởng dệt may từ 3-5 lao động với thu nhập từ 1,5 - 2,0 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, ông còn tích cực tham gia các lớp tập huấn do các cấp Hội, phòng Kinh tế và Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức. Bình quân thu nhập mỗi năm của gia đình ông từ trồng trọt, chăn nuôi và nghề may cũng đạt gần 120 triệu đồng sau khi trừđi các chi phí bỏ rạ

4.2.5.3 Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ có nhiều thay đổi, số hộ nghèo giảm, hộ khá và giàu ngày càng tăng lên, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Đó là kết quả của những phong trào do các cấp Hội tổ chức phát động, triển khai sâu rộng, được lồng ghép thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như phong trào “Tuổi trẻ Quỳnh Phụ chung tay xây dựng nông thôn mới” của Đoàn thanh niên, “Toàn dân xây dựng nông thôn mới” của Mặt trận Tổ quốc”, “Dân vận khéo” của Ban Dân vận, “Phong trào ba gương mẫu, bốn tích cực” của Hội Cựu chiến binh, “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng” của Hội nông dân, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không sinh con thứ 3 trở lên, không có con bỏ học và suy dinh dưỡng, không có bạo lực gia đình; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ), đáp ứng được 9/19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới) của Hội phụ nữ,...

Đầu mỗi năm các cấp hội đều phát động phong trào để các hộ gia đình trên địa bàn đăng ký thi đua, điều đáng mừng là hàng năm số hộ gia đình đăng ký thi đua đều tăng lên và số hộđạt chỉ tiêu thi đua ngày càng tăng.

Kể từ khi địa phương phát động chương trình xây dựng nông thôn mới, các đoàn viên, hội viên và bà con nông dân tham gia nhiệt tình hơn trong các phong trào thi đuạ Bình quân mỗi năm số hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp tăng 9,61%; điển hình là số hộ tham gia phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tăng lên đáng kể (tăng 38,54%); tổng số hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp là 266 hộ; trong đó có 71 hộ đạt danh hiệu cấp tỉnh và trung ương, chiếm 26,69%, 01 tập thể và 07 hộ gia đình được Chủ tịch UBND

tỉnh và Trung ương Hội nông dân tặng Bằng khen. Qua 3 năm, số hội viên phụ nữ tham gia các phong trào thi đua ngày càng tăng, 85 chị được công nhận danh hiệu “giỏi việc nước - đảm việc nhà”, 138 lượt chị được các cấp biểu dương khen thưởng,…

Bảng 4.10. Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi qua 3 năm (2011 - 2013) Chỉ tiêu Năm 2011 (Hộ) Năm 2013 (Hộ) So sánh 13/11 (%) Số hộđạt tiêu chuẩn SXKD giỏi 265 345 130,1 Trong đó:- Cấp Trung ương 15 25 166,6 - Cấp tỉnh 55 75 136,3 - Cấp huyện 90 120 133,3 - Cấp xã 105 125 119,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Phong trào nông dân tham gia thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã giúp bà con nông dân xóa đói, giảm nghèo; Đồng thời tạo ra khí thế thi đua sôi nổi để khơi dậy ở mỗi hộ gia đình tính năng động sáng tạo, vươn lên làm giàu, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 89)