Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong tham gia thảo luận chiến lược

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 82)

phát trin nông thôn mi

Để thành công trong xây dựng nông thôn mới thì các cuộc họp rất có ý nghĩa, đặc biệt ở đây là các cuộc họp bàn bạc và thống nhất giữa Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã, trưởng các thôn, đại diện các tổ chức đoàn thể với người dân về việc triển khai, thực hiện một số nội dung, công việc có liên quan trong thời gian tớị

Các cuộc họp dân đều mang tính dân chủ, người dân ai cũng có thể tham gia đóng góp ý kiến. Nội dung các cuộc họp đều được đưa bàn bạc, thảo luận công khai, dân chủ. Ai cũng có quyền đưa ra ý kiến của mình, cung cấp những thông tin liên quan đến từng cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của họ. Điều này giúp cho người dân phát huy được năng lực của mình và tính tích cực khi tham gia vào các hoạt động của làng xóm, của

thôn, của xã và huyện. Đây là một nhân tố rất quan trọng đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quỳnh Phụ.

Nội dung các cuộc họp thường là:

- Họp triển khai các nội dung liên quan đến xây dựng nông thôn mớị - Họp bàn lập kế hoạch, ưu tiên các hạng mục công trình thực hiện. - Họp bàn đóng góp tiền của và công lao động cho các hoạt động xây dựng của xóm, thôn, của xã.

- Họp triển khai từng nội dung trong các hạng mục của công trình. - Họp bàn nội dung và phân công giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mớị - Họp nghiệm thu các công trình xây dựng nông thôn mớị

- Họp thống nhất việc quản lý và sử dụng các công trình xây dựng nông thôn mớị Người dân và các tổ chức trên địa bàn đều tích cực tham gia đầy đủ các cuộc họp có lồng ghép chương trình xây dựng NTM. Tại các cuộc họp, họ đóng góp nhiều ý kiến bổ ích đồng thời tham gia bàn bạc, thống nhất những biện pháp để xây dựng nông thôn mới một cách tốt nhất.

Bảng 4.3. Tiến trình hoạt động của xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội

Các cuộc họp

với cộng đồng Nội dung các cuộc họp tại xã

Nội dung các cuộc họp tại thôn, xóm

1. Cuộc họp lần thứ nhất

- Mời đại diện các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các trưởng thôn, xóm để công bố nội dung hoạt động

- Triệu tập người dân để công bố nội dung hoạt động.

- Giới thiệu về chương trình NTM - Giới thiệu về chương trình NTM

- Thành lập BCĐ xây dựng NTM - Thành lập các tiểu ban xây dựng NTM

- Lựa chọn các mục ưu tiên thực hiện

- Lựa chọn các mục ưu tiên thực hiện

- Xây dựng các nhu cầu người dân và xếp loại ưu tiên các nhu cầu - Xây dựng các nhu cầu người dân và xếp loại ưu tiên các nhu cầu 2. Cuộc họp lần thứ hai - Xác định nhu cầu từng xóm - Xác định nhu cầu từng nhóm cá nhân - Xác định nhu cầu của xã - Xác định nhu cầu của cộng đồng xóm - Xây dựng kế hoạch cụ thể trong năm, cả Chương trình - Xây dựng kế hoạch cụ thể trong năm, cả Chương trình 3. Cuộc họp lần thứ ba - Bàn thống nhất với toàn dân trong xã - Bàn thống nhất với người dân trong thôn, xóm

- Triển khai tổ chức thực hiện - Triển khai tổ chức thực hiện - Xây dựng cơ chế thanh toán - Xây dựng cơ chế thanh

toán

- Nghiệm thu, bàn giao công trình. - Nghiệm thu, bàn giao công trình.

Các tổ chức đoàn thể trong các xã tham gia các cuộc họp có lồng ghép chương trình xây dựng mô hình NTM, tại các cuộc họp luôn luôn có sự tham gia của họ và người dân, họđóng góp ý kiến, họ tham gia những biện pháp để xây dựng mô hình một cách tốt nhất.

Các hạng mục xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội là những hoạt động liên quan đến nhiều cuộc họp của xã cũng như của thôn, xóm nhất. Qua bảng trên cho chúng ta thấy đại diện các tổ chức, đoàn thể trong các xã tham gia các cuộc thảo luận về chiến lược phát triển NTM luôn đạt cao hơn và đạt TB 83,08% trong khi người dân tham gia các cuộc họp trung bình đạt 65,73%, điều này cho thấy các tổ chức đoàn thể trên địa bàn đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Bảng 4.4.Tỷ lệđại diện các tổ chức đoàn thể tham gia các cuộc họp

Cuộc họp

Số CB tổ chức đoàn thể trong 4 xã Số CB các tổ chgia hop ức đoàn thể 4 xã tham sánh So (%) Hội Phụ nữ Hội Nông dân Hội CCB Đoàn Thanh Niên Tổng số cán bộ hội viên Hội Phụ nữ Hội Nông dân Hội CCB Đoàn Thanh Niên Tổng số cán bộ hội viên Lần thứ 1 180 150 80 105 515 180 145 75 100 500 97 Lần thứ 2 180 150 80 105 515 175 140 75 95 485 94,1 Lần thứ 3 180 150 80 105 515 170 140 70 90 470 91,2 BQ 94,1 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ đại diện các tổ chức tham gia các cuộc họp cụ thể là: Trong cuộc họp lần thứ 1đạt 97%; lần thứ 2 với 94,1%; lần thứ 3

với 91,2%. Tỷ lệ là khá cao so với đại diện hộ dân tham gia các cuộc họp. Để tất cả đại diện các tổ chức đoàn thể và đại diện các hộ gia đình tham gia đầy đủ và dân chủ thì cần quan tâm tới vấn đề đưa nguồn thông tin đến từng tổ chức đoàn thể và khuyến khích họ đi tham gia các cuộc họp vì sự phát triển chung của cả cộng đồng dân cư.

4.2.4 Vai trò ca các t chc đoàn th trong lp kế hoch và quy hoch xây

dng nông thôn mi

Vai trò của các tổ chức đoàn thểđược thể hiện qua xây dựng nông thôn mới, đó là khả năng tiềm ẩn của con người được khơi dậy và phát huỵ Theo đó vai trò của các tổ chức đoàn thể ngày càng được củng cố và nâng caọ

Công tác lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới: Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới đứng ra đại diện cho xã tổ chức việc thực hiện các kế hoạch phát triển của cộng đồng, ưu tiên theo hướng: Tiêu chí nào, công trình nào dễ làm, có khả năng làm được và khả năng đạt được kết quả cao thì triển khai làm trước; triển khai làm từ ngoài đồng về nhà, làm từ nhà ra ngõ; xã làm công trình của xã, thôn làm công trình của thôn, xóm nào làm công trình của xóm đó. Theo hướng ưu tiên trên, tất cả mọi công việc trước khi triển khai đều được đưa ra bàn bạc, trao đổi và đi đến thống nhất tại các cuộc họp dân ở thôn, xóm, các ý kiến được tổng hợp và xây dựng thành khung kế hoạch cụ thể. Ban chỉ đạo có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nội dung hoạt động triển khai xây dựng nông thôn mớị Thông qua chương trình, giúp cho người dân và cộng đồng chủ động xây dựng kế hoạch phát triển cho chính nhu cầu mà mình quan tâm, mong muốn nhất. Từ đó đã khích lệ lòng dân, tham gia nhiệt tình vào công cuộc xây dựng xóm, làng ngày một giàu đẹp.

Bảng 4.5. Các tổ chức đoàn thể tham gia lập kế hoạch phát triển

TT Nội dung Thời

lượng

Thành phần tham gia

Hình thức tham gia

1 Xây dựng quy chế của Ban

quản lý 5-7 ngày Ban quản lý, đại diện các tổ chức đoàn thể và người dân Họp đại diện các tổ chức đoàn thể 2 Xây dựng kế hoạch phát triển thôn 5-7 ngày Ban quản lý, đại diện các tổ chức đoàn thể và người dân Họp bàn toàn dân 3 Thống nhất phương án triển khai các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới 3-5 ngày UBND xã, Ban quản lý và các trưởng xóm Họp bàn toàn dân 4 Kế hoạch tổ chức thực hiện các mô hình sản xuất 3-5 ngày Đại diện HTX và người dân Họp đại diện các tổ chức đoàn thể 5 Kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng 7-10 ngày Ban quản lý, trưởng các thôn, xóm và người dân Họp đại diện các tổ chức đoàn thể

6 Nghiệm thu, thanh quyết toán 5-7 ngày UBND xã và Ban quản lý Bộ phận chức năng, Ban quản lý và đại diện dân Nguồn: Tổng hợp từđiều tra thực tế

Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Trong mọi hoạt động liên quan đến phát triển tại địa phương thì chính người dân hơn ai hết là người hiểu nhất về các điều kiện nơi họ đang sinh sống. Vì vậy, khi định

hướng và hướng dẫn người dân lập quy hoạch phát triển thôn, xóm, cơ quan tư vấn cần biết áp dụng những kinh nghiệm và hiểu biết của người dân để khai thác vào các nội dung hoạt động tại đơn vị đó. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động khảo sát, thiết kế là rất quan trọng, cùng với BQL và đơn vị tư vấn đã phối hợp thực hiện công tác chẩn đoán, xác định rõ tình hình của địa phương nói chung và các vấn đề về hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường,… của từng thôn, xóm nói riêng để đề ra phương án lập quy hoạch phù hợp. Các cuộc họp đã được tổ chức, đơn vị tư vấn đã thực hiện nhiều phương pháp chẩn đoán và tác động để giúp địa phương xây dựng quy hoạch ba nội dung chính:

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới;

- Quy hoạch phát triển các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, có tầm nhìn lâu dài, bảo tồn và phát huy được những đặc trưng, bản sắc văn hóa của địa phương.

Không những vậy, vai trò của các tổ chức trong công tác quy hoạch còn được thể hiện tại các buổi họp lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn, cắm mốc, đánh giá hiện trạng, những truyền thống, đặc điểm riêng của vùng, đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch,… Tuy nhiên, công tác giám sát thực hiện quy hoạch vẫn chưa thể hiện rõ được vai trò của các tổ chức đoàn thể một phần do trình độ, năng lực của cán bộ còn hạn chế, sự hiểu biết về quy hoạch thì hầu như không có, phần khác do thời gian triển khai thực hiện quy hoạch thường khá dàị

Bảng 4.6. Các tổ chức đoàn thể tham gia công tác xây dựng quy hoạch

STT Hoạt động Đơn vị thực hiện

1 Họp xã để triển khai công tác quy hoạch UBND xã 2 Thành lập các tổ thực hiện quy hoạch tại các

thôn, xóm UBND xã

3 Mời đơn vị tư vấn BCĐ

4 Xác định ranh giới, bối cảnh, mục tiêu của quy hoạch

ĐV tư vấn, UBND xã, đại diện các tổ chức và người dân

5 Đánh giá thực trạng đất đai, phân tích kinh tế - xã hội, dân số, môi trường,…

ĐV tư vấn, UBND xã, đại diện các tổ chức và người dân

6 Dự báo về quy mô sản xuất, đất đai, dân số,… và định hướng quy hoạch

ĐV tư vấn, UBND xã, đại diện các tổ chức và người dân 7 Lấy ý kiến của người dân và các cơ quan, tổ chức

đoàn thểđóng trên địa bàn UBND xã 8 Lập các phương án quy hoạch ĐV tư vấn 9 Thẩm định các phương án và lựa chọn phương án

tối ưu UBND xã

10 Thẩm định quy hoạch UBND huyện 11 Phê duyệt quy hoạch UBND huyện

12 Công bố quy hoạch UBND xã

13 Thực hiện và giám sát quy hoạch UBND xã, đại diện các tổ chức và người dân

Nguồn: Ban quản lý xây dựng NTM các xã

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)