Tác động đến phát triển kinh tế-xã hộ i môi trường

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 110)

4.3.2.1 Tác động đến phát triển kinh tế

Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng nhanh qua các năm, năm 2011 11.056 tỷ đạt 92,3% đến năm 2013 đạt12.347,5 tỷ đồng tăng 97,5% so với năm 2011. Trong đó, giá trị sản xuất của các ngành cũng tăng nhanh qua các năm, xu hướng đang chuyển dần theo hướng tích cực, sang các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao hơn.

Theo báo cáo của UBND Huyện Quỳnh Phụ ngày 15 tháng 11 năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện là 8,75% ; Công nghiệp và xây dựng tăng 10,7%; Thương Mại - dịch vụ tăng 9,39%; Nông nghiệp tăng 4,06%.

Hộp 4.6. Tác động của xây dựng nông thôn mới

đến đời sống của người dân

“Tôi thấy từ khi huyện, xã phát động chương trình xây dựng nông thôn mới gia đình chúng tôi được hỗ trợ rất nhiều trong sản xuất, như là cán bộ

khuyến nông giới thiệu những cây, con giống tốt, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhờ thế mà mô hình VAC nhà tôi cho thu nhập cao hơn hẳn so với trước kia, gia đình tôi tăng thu nhập, đời sống kinh tế của gia đình được cải thiện hơn”.

Bà Nguyễn Thị May, xóm 2, thôn Dục Ninh, xã An Ninh

Trước kia sản xuất nghiệp tại huyện chủ yếu là trồng lúa, thu nhập của người dân chủ yếu từ trồng lúạ Nhưng từ khi tiến hành xây dựng nông thôn mới tại địa phương, sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến, người dân đã chủ động tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật, đưa các giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp. Đến nay, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đã và đang được thực hiện hiệu

quả, người nông dân phấn khởi vì đồng ruộng đã được tận dụng tối đa diện tích, mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới, có hiệu quả. Nhiều hộ còn chuyển hẳn sang làm VAC, trồng hoa, trồng cây chất lượng cao thay vì trồng lúa, mỗi ha cho thu nhập từ 120-130 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, công tác khuyến nông cũng được đẩy mạnh, nhiều lớp đào tạo nghề cho nông dân đã được triển khai và thực hiện. Người dân được tham gia học các kĩ năng tay nghề cơ bản để vừa có thể tham gia sản xuất nông nghiệp vừa tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp khác tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập.

Bảng 4.17. Tác động của xây dựng nông thôn mới

đến thu nhập hộ gia đình

Đơn vị tính: Triệu đồng/hộ/tháng

Chỉ tiêu Trước khi xây dựng NTM (2012)

Sau khi xây dựng NTM (2013) So sánh 13/12(%) Xã Quỳnh Minh 17.65 20,8 117,8 Xã Quỳnh Giao 18,7 19,2 102,6 Xã An Đồng 18,8 19,0 101,0 Xã An Ninh 16,5 17,6 106.6 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 4.3.2.2 Tác động đến văn hóa, xã hội

Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thaọ

Sau 4 năm thực hiện đổi mới, các hoạt động văn hóa thể thao đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, các hoạt động văn nghệ lễ hội truyền thống, các câu lạc bộ thu hút người dân tham giạ Cơ sở vật chất văn hóa: Nhà văn hóa, các khu thể thao được cải tạo nâng cấp, xây mới tạo điều kiện cho người dân tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao,… Một số câu lạc bộ mới thành lập và ban

hành quy chế rõ ràng như bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, võ thuật, hát trèo đồng thời được tổ chức luyện tập, đi giao lưu học hỏi kinh nghiệm thường xuyên. Vào đầu năm 2013, tại Lễ hội Đồng bằng, Sở Văn hóa thể thao và du lịch đã tổ chức hội thi hát chèo toàn tỉnh .Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã được triển khai sâu rộng đến mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Đến cuối năm 2013, có 28.567 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa chiếm 87% tổng số hộ trong huyện, 51 thôn, làng đạt danh hiệu Làng văn hóa cấp tỉnh.

Văn hóa là một trong những đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nên địa phương luôn chú trọng chỉ đạo các thôn xây dựng và thường xuyên bổ sung quy ước, hương ước về thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phù hợp với điều kiện phát triển hiện tạị Ðây cũng chính là tiền đề để địa phương hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trong thời gian tớị

Công tác giáo dục

Toàn ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 với 14/14 chỉ tiêu công tác, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99%, Về cơ sở vật chất, qui mô trường lớp được các cấp Ủy Đảng, Chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm, tổng số trong toàn huyện có 75 trường đạt chuẩn Quốc gia và là đơn vị dẫn đầu trong tỉnh về phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc giạ

Công tác Y tế, Dân số - kế hoạch hóa gia đình

Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế, dân số; Công tác tiêm chủng mở rộng đạt 100% kế hoạch; Công tác quản lý hành nghề Y dược tư nhân được chú trọng, Trung tâm Y tế chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho nhân dân, khám bệnh cho 42.045 lượt người, đạt 156%, công suất sử dụng giường bệnh 191%. 12 xã trong huyện giữ vững danh hiệu đạt chuẩn Quốc gia về Y tế

Tích cực tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 41% so với năm 2012, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,14%, giảm 0,22% so với năm 2012, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh trai đạt 80,1%, tăng 0,6% so với năm 2012.

Hệ thống các tổ chức chính trị xã hội

Hệ thống các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện đều đạt trong sạch vững mạnh, có 38/ 38 xã, Thị trấnđạt tiêu chí về tổ chức chính trị.

Tình hình an ninh chính trị

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện thường xuyên đẩy mạnh phong trào Toàn dân tham gia trấn áp, tố giác các loại tội phạm, nhất là tệ nạn Ma túy và cờ bạc. Thành lập các tổ tự quản.... trong năm 2013 toàn huyện không có trọng án lớn xảy rạ Có 36/38 xã, Thị trấnđạt tiêu chí về an ninh

Hộp 4.7. Tác động của xây dựng nông thôn mới

đến tình hình an ninh trật tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Bây giờ tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được đảm bảo lắm. Do nhà ở cạnh khu công nghiệp nên ngày trước, tối nào đi ngủ tôi cũng phải cất hết xe vào trong nhà khóa cổng cửa cẩn thận mà vẫn không an tâm. Nhưng giờđây,khi đi ngủ tôi chỉ để xe ở sân khóa cổng thôi”.

Bà Nguyễn Thị Loan, thôn đông xã An Đồng

4.2.2.3 Tác động đến môi trường

Trước khi thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, công tác vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, do hầu hết các tuyến đường giao thông phục vụ đi lại xuống cấp và chưa được bê tông hóa nên người dân có thói quen vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm vệ sinh môi trường. Nhưng từ khi được tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới thì người dân đã có ý thức hơn, chủđộng cùng nhau giữ gìn vệ sinh đường làng ngõ xóm.

Hộp 4.8. Tác động của xây dựng nông thôn mới đến môi trường

“Kể từ khi Đảng, Nhà nước triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, ở địa phương chúng tôi đã cải thiện được phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường, người dân không còn vứt rác bừa bãi ra đường, ao, mương máng, đường ruộng như trước đây nữạ Họ đã tự giác thu gom, phân loại rác tại gia đình trước khi đem ra ngoài”.

Bà Đoàn Thị Chanh, xóm 6, thôn An Phú, xã Quỳnh Minh

Ban quản lý các xã, thôn đã tuyên truyền vận động người dân tham gia cải tạo, vệ sinh mương thoát nước, tổ chức phát quang, quét dọn đường làng ngõ xóm, nạo vét, khơi thông cống rãnh, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, góp phần tránh dịch bệnh xảy rạ Đồng thời, trực tiếp đến từng hộ dân để hướng dẫn, phổ biến, giúp mọi người trong việc đăng ký việc chỉnh trang nhà ở, công trình vệ sinh, tường bao, phát động toàn dân tham gia bảo vệ các tuyến đường đã được cứng hóa, nhà văn hoá, khu thể thao và trồng cây xanh ở khu trung tâm văn hóa cũng như các tuyến đường chính.

Trong thời gian tới, huyện chỉ đạo các xã tiếp tục vận động người dân tham gia xây dựng các khu thu gom, xử lý chất thải, mở rộng các loại hình tổ chức thu gom, xử lý rác thải ở các khu công nghiệp, làng nghề,… hoàn thành xây dựng các công trình cải thiện nhà ở, đặc biệt là hoàn thành đủ 3 công trình vệ sinh: Nhà tắm, bể nước, nhà vệ sinh đồng thời tiếp tục thực hiện chương trình sử dụng bể biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi, quy hoạch khu nghĩa trang đạt chuẩn nhằm đảm bảo đời sống sinh hoạt của chính người dân cũng như góp phần xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

4.3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Quỳnh Phụ

Trong quá trình phát huy dân chủ, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Quỳnh Phụ đã rút ra một số bài học kinh

nghiệm như sau:

Trước hết cần xác định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, trách nhiệm của Chính quyền cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tổ chức, giám sát việc thực hiện các quy định của qui chế dân chủ ở cơ sở là hết sức quan trọng. Các nội dung quy định của qui chế dân chủ cần được thực hiện đồng thời với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới

Chủ trương xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn và phải được người dân đồng lòng tham gia thực hiện. Do vậy, công tác tuyên truyền, vận động cần được chú trọng nâng cao hiệu quảđể mọi người dân hiểu rõ mục tiêu của đề án, qua đó tạo sựđồng thuận cao, phát huy mạnh mẽ vai trò chủđộng, tích cực của nhân dân trong quá trình thực hiện đề án thông qua việc tham gia góp ý, quyết định và giám sát việc thực hiện các vấn đề quan trọng như công tác quy hoạch, xây dựng danh mục công trình, kể cả việc góp vốn đầu tư

Năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở cần được nâng cao, nhất là tăng cường nhận thức và trách nhiệm trong thực hiện qui chế dân chủ; kỹ năng tổ chức, điều hành công việc tại cơ sở theo quy trình dân chủ. Kết hợp hiệu quả giữa thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở với công tác cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm nguyên tắc qui chế dân chủ . Trong quá trình xây dựng nông thôn mới điều quan trọng không kém là cần quan tâm xây dựng tác phong làm việc, phong cách dân vận của đội ngũ cán bộ, đảng viên theo phương châm "Gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân"

Xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở đã được thực tiễn khẳng định là một chủ trương đúng đắn, tác động tích cực tới nhiều mặt của đời sống xã hộị Để việc phát huy dân chủở cơ sở ngày càng có hiệu quả, mang tính bền vững và

lâu dài, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp Ủy; sự thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, có trách nhiệm của Chính quyền, các tổ chức đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Trong quá trình triển khai thực hiện, phải kết hợp nhiều giải pháp một cách đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương. Có như vậy, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở mới thực sự trở thành động lực, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra

4.4 Một số giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vào thời gian tới

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 110)