Kinh nghiệm của một sốn ước trên thế giới về vai trò của các tổ chức

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 30)

xã hi, các t chc NGOs trong phát trin nông thôn

2.2.1.1. Trung Quốc

Xí nghiệp Hương Trấn của Trung Quốc được hình thành từ năm 1950, trên cơ sở các xí nghiệp, đội sản xuất của công xã nhân dân trước đâỵ Cuối những năm 1970, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách để phát triển xí nghiệp Hương Trấn. Vào năm 1997 Trung Quốc có khoảng 20 triệu xí nghiệp Hương Trấn, với số lao động là 130 triệu ngườị

Với 75% dân số sống ở nông thôn (hơn 900 triệu người/1,2 tỷ người) thì sự phát triển của xí nghiệp Hương Trấn không những có thể thu hút được lượng lớn sức lao động dư thừa ở nông thôn, mà còn phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn .

Là một loại hình xí nghiệp kinh tế do nông dân tự nguyện thành lập ngay tại quê hương mình trên cơ sở sử dụng nguồn tài nguyên, lao động và các nguồn lực kinh tế khác dưới sự quản lý của chính quyền các cấp, sự lãnh đạo của Đảng và quan tâm giúp đỡ của Nhà nước.

Là một hình thức mới của công nghiệp hóa nông thôn, đã đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, giảm chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Do vậy, Trung Quốc rất chú ý phát triển nông nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp là chính và lấy xí nghiệp Hương Trấn làm trụ cột để phát triển nông

nghiệp và nông thôn.

Như vậy, có thể nói: Xí nghiệp Hương Trấn là mô hình đặc biệt của Trung Quốc và nó đã được nhân rộng ra nhiều vùng ở nông thôn, tạo nên sức mạnh kinh tế to lớn, giải quyết những vấn đề xã hội gay cấn và mang ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc. Xí nghiệp Hương Trấn đã tạo cho nông dân tự lập trong thu nhập, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân Trung Quốc.

2.2.1.2. Hàn Quốc

Những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc vẫn là một nước chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính, với khoảng 2/3 dân số sống ở nông thôn. Nông dân sống trong cảnh nghèo nàn, an phận thủ thường, thiếu tinh thần trách nhiệm. Do vậy, cần có chính sách mới phải khơi dậy được niềm tin và tính tích cực đối với việc phát triển nông thôn, khơi dậy tính độc lập, hăng say lao động của nông dân ở khu vực nông thôn và nâng cao vai trò của họ trong cuộc sống.

Như vậy, phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất tạo động lực cho phát triển là “phát triển tinh thần của người nông dân”, lấy kích thích vật chất nhỏđể kích thích tinh thần và qua đó phát huy nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân.

Một số hoạt động của mô hình “làng mới”:

- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, tổ chức từ cơ sởđến Trung ương

Cấp được coi trọng nhất vẫn là cấp cơ sở, việc đầu tiên được tiến hành là bầu ra một tổ chức ở cấp cơ sở được gọi là “Uỷ ban Phát triển Làng mới”;

Uỷ ban này có khoảng 5 - 10 người, những người này là đại diện cho cộng đồng ở làng và chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực thi các tiểu dự án phát triển nông thôn cho làng mình. Ngoài ra ở cấp tỉnh và cấp huyện, thị cũng được thành lập Uỷ ban này nhằm giúp, hướng dẫn, tư vấn mọi hoạt động cho Uỷ ban Phát triển làng mới và giúp họ trong vấn đề huy động vật lực. Khác với các nước khác, chương trình này do tổng thống đứng ra trực tiếp lãnh đạọ

Bộ trưởng Bộ Nội vụ đứng đầu Uỷ ban điều phối Trung ương với 12 điều phối viên là các Bộ trưởng của các bộ.

- Đội ngũ lãnh đạo thôn làm nòng cốt cho chương trình phát triển Cuộc họp toàn dân mỗi làng bầu ra hai lãnh đạo, một nam và một nữđể lãnh đạo cho phong trào của mình. Những người này độc lập với hệ thống chính trị, hành chính ở nông thôn và không được hưởng một khoản trợ cấp nàọ Nguồn tinh thần chính cho những người này là sự kính trọng của cộng đồng và sự vận động tinh thần kịp thời từ Chính phủ, những người lãnh đạo tinh thần này không bị một sức ép nào về chính trị hay ảnh hưởng về kinh tế, mà chỉ chịu sự phán xét của nông dân và được cộng đồng tin yêụ

- Đào tạo cán bộ các cấp theo các mô hình, gắn cả nước với phong trào phát triển nông thôn.

Để giảm khoảng cách giữa dân thường và quan chức Chính phủ, cần gắn bó thực sự cán bộ nhà nước với nhân dân. Các quan chức Trung ương được đưa về và sống cùng với nông dân, lãnh đạo các cấp chính quyền sống với lãnh đạo nông dân; Chính phủ mở các khoá đào tạo ngắn hạn khoảng từ một đến hai tuần, nội dung tuỳ theo nhu cầu từng giai đoạn của sự phát triển, đào tạo chủ yếu là học theo các mô hình, rút kinh nghiệm từ các mô hình.

- Phát huy dân chủ, đưa nông dân tham gia vào quá trình ra quyết định Nông dân đều tự ra quyết định lựa chọn thứ tự ưu tiên cho mỗi hoạt động, trong đó hoạt động nào được tiến hành trước và hoạt động nào tiến hành sau; họ tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn, thực thi và quản lý, giám sát công trình. Để tập hợp hay huy động nhanh, thuận lợi trong sinh hoạt cộng đồng, các làng đã xây dựng hội trường làng của mình. Đây là điều kiện cho dân làng gần gũi nhau hơn, có tinh thần đoàn kết hơn khi tham gia sinh hoạt cộng đồng.

- Tạo ra một không khí thi đua, tinh thần hăng hái trong làng, xã

năm có đánh giá hiệu quả tham gia chương trình và được đánh giá một cách nghiêm túc, công khaị Nơi nào thực hiện thành công từng giai đoạn của dự án mới được hỗ trợ chương trình khác. Chủ trương này được Tổng thống công bố chính thức cho toàn dân. Địa phương nào cũng muốn vươn lên thành điển hình tốt, họ tự hào về sự thay đổi và giàu có của làng mình, tình trạng kê khai xã nghèo để được hưởng sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước cũng tự nó mất đi trong các làng.

- Nhà nước và nhân dân cùng làm

Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân đóng góp công, của; sự giúp đỡ và hỗ trợ của Nhà nước được giảm dần khi quy mô của địa phương và sự tham gia của dân gia tăng. Nông dân chủđộng trong vấn đề ra quyết định thứ tựưu tiên trước, sau, họ tự quyết định các loại thiết kế, chỉ đạo thi công, xây lắp, nghiệm thu, giám sát công trình. Hàng năm nhà nước tổ chức các cuộc họp toàn quốc cho lãnh đạo cộng đồng làng, xã tham dự; tại cuộc họp này, người có công được tuyên dương, phát phần thưởng, kể cả tuyên dương anh hùng lao động. Đặc biệt Tổng thống là người sáng tác bài hát của phong trào, điều này đã cổ động rộng rãi hơn cho phong trào xây dựng mô hình “làng mới”, người dân càng tự hào và tự tin hơn.

Kết quảđạt được từ phong trào “làng mới”:

Bộ mặt nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng, sau tám năm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành, trong vòng 20 năm rừng đã được che phủ khắp nước và khoảng 84% cây rừng của Hàn Quốc hiện nay là cây rừng đã được trồng trong những năm làm mô hình. Trong vòng sáu năm thu nhập bình quân các nông hộ tăng gấp 3 lần, tính thương mại trong sản xuất nông nghiệp tăng; việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường làng, nhà xưởng, hệ thống cung cấp nước, điện, chuyển giao khoa học công nghệ, tích luỹ vốn, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường, tạo quỹ tiết kiệm trong gia đình,.... Phong trào Saemaul là một mô hình phát triển nông thôn cho phép

hạn chế tối đa thời gian chuyển hoá nông thôn truyền thống thành một nông thôn hiện đạị

Sau hơn 30 năm thực hiện phong trào “làng mới”, môi trường sống và cuộc sống vật chất của người dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể; sản xuất mang tính thương mạị Cái được lớn nhất là những người nông dân nghèo đói bắt đầu trở nên tự tin hơn, khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tích luỹ, tự đầu tư và nhờ đó mà có khả năng tự phát triển. Thông qua phong trào lao động nông thôn đã được đào tạo cơ bản, điều quan trọng là họ có tác phong công nghiệp, điều này đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động cho ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.

Đầu tư phát triển nông thôn là quá trình lâu dài và tốn kém, để tìm ra biện pháp phát triển rút ngắn được khoảng cách thời gian, đồng thời hạn chế nguồn kinh phí hạn hẹp thì mô hình phong trào “làng mới” Saemaul là một trong số những mô hình phát triển nông thôn cần được nghiên cứu và áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợp với tình hình thực tế tại nước tạ

Phong trào Làng mới ra đời với 3 tiêu chí cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào Làng mới và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩụ Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệụ Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km

đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong tràọ

Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.

Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngư nghiệp cho biết, Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.

Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án.

Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóạ Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất. Từ năm 1972 đến năm 1977, thu nhập trung bình của các hộ tăng lên 3 lần.

Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào Làng mới là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầụ Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương. Nhà nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng.

Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của Chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình.

Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Phong trào Làng mới là bước ngoặt đối với sự phát triển của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác. Trong vòng 10 năm, doanh thu bình quân của 1 HTX tăng từ 43 triệu won lên 2,3 tỉ won.

toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng. Nếu năm 1970, phá rừng còn là quốc nạn, thì 20 năm sau, rừng xanh đã che phủ khắp nước, và đây được coi là một kỳ tích của phong trào Làng mớị

Phong trào Làng mới của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển. Phong trào Làng mới với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)