Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền, vận động xây

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 75)

dng nông thôn mi

Mục tiêu chính của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là gì? Trước hết đó là vì lợi ích của người dân, vì không ai khác chính người dân mới là người làm chủ, được hưởng những thành quả từ chương trình xây dựng nông thôn mới mang lạị Do đó, điều quan trọng trước tiên là cần giúp người dân nhận thức đầy đủ được sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mớị Chỉ khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thì chương trình mới thực sự thành công, đạt được kết quả như mong muốn. Để triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và hướng dẫn của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương về Chương trình xây dựng nông thôn mới đến mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân một cách đồng bộ và có hiệu quả thì công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngay từ khi Trung ương ra chủ chương, tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng nông thôn mới, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện Quỳnh Phụđều tích cực triển khai và làm

tốt công tác tuyên truyền từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức trong các thành viên, hội viên cũng như người dân hiểu, tự nguyện và tích cực tham gia phát triển kinh tế, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Ni dung tuyên truyn: Nội dung tuyên truyền là các chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành của Trung ương và của địa phương; yêu cầu cấp thiết của xây dựng nông thôn mới; tiêu chí nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2010-2020; những nội dung cơ bản của chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; những đặc trưng nông thôn mới thời kỳ CNH - HĐH, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; phương pháp, các cơ chế chính sách trong xây dựng nông thôn mới; các mô hình xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, các điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới đồng thời giới thiệu, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp ở địa phương có tác động tích cực xây dựng nông thôn mớị Cụ thể:

- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 09/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “phê

duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020”;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngân hàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tăng nguồn vốn tín dụng xây dựng nông thôn mới tại các xã;

- Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến nông;

- Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;

- Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 28/04/2011 của BCH Đảng bộ Tỉnh ủy Thái Bình về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung Đảng khóa X;

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Tỉnh ủy Thái Bình về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 168/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020;

- Quyết định số 2889/QĐ-UBND ngày 10/08/2011 của UBND huyện Quỳnh Phụ về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn;

- Một số văn bản bổ sung, hướng dẫn, điều chỉnh về xây dựng nông thôn mới

Hình thc tuyên truyn đa dạng phong phú: Các hình thức tuyên

truyền mà các tổ chức tại địa phương thường hay áp dụng là:

Tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, kỳ họp Hội đồng nhân dân, các cuộc họp, các cuộc sơ kết, tổng kết của mình hay buổi giao lưu văn nghệ , sinh hoạt câu lạc bộ, mở lớp tập huấn…..

Phát động phong trào thi đua sáng tác thơ ca, khẩu hiệu, hò vè về xây dựng nông thôn mới trong mọi cán bộ, đoàn viên.

Xây dựng các bản tin, pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại nhà văn hóa các thôn, xóm và trụ sở UBND các xã, các khu dân cư

hay phổ biến áp phích, phát tờ rơi tại các hộ gia đình về chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt xây dựng các tiểu phẩm tuyên truyền về nông thôn mới biểu diễn tại nhiều địa phương trong Huyện, giúp cho nhân dân hiểu rõ về chương trình xây dựng nông thôn mới

Đài phát thanh thanh huyện, xã, thôn, xóm là phương tiện truyền thanh rất tốt để người dân nắm bắt, hiểu rõ, tự giác tham gia các hoạt động xây dựng, phát triển làng, xã và kịp thời phản ánh những thành quả, biểu dương, nhân rộng những gương người tốt, việc tốt nảy sinh từ phong trào thi đua và phê phán những lệch lạc về xây dựng nông thôn mới góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Bảng 4.1. Các kênh thông tin của các tổ chức đoàn thể tới người dân về

xây dựng nông thôn mới Nội dung Số phiếu điều tra (Người) Kết quả điều tra thực tế (Người) Tỷ lệ (%)

Từ chính quyền huyện, xã, thôn, xóm 60 60 100 Qua các tổ chức, đoàn thể:

- Hội Cựu chiến binh 30 28 93,3

- Hội Nông dân 30 30 100

- Hội Phụ nữ 30 30 100

- Đoàn Thanh Niên 30 27 90

Qua các phương tiện thông tin đại chúng 50 48 96

Qua các nguồn khác 50 46 91,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra thực tế

Cách thc tuyên truyn: Nhằm phát huy vai trò nòng cốt của mỗi hội viên,

đoàn viên là một tuyên truyền viên về xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội trên địa bàn đã tiến hành tuyên truyền cho các thành viên, hội viên trong tổ chức của mình, sau khi đã thông hiểu, các thành viên này tiếp tục tuyên truyền cho người

thân, gia đình, họ hàng, làng xóm,… biết và cùng hưởng ứng tham giạ

Để làm tốt vai trò của mình, các tổ chức đoàn thể tại địa phương phối hợp với cơ quan chuyên môn cùng tiến hành nghiên cứu, biên soạn lại tài liệu tuyên truyền 19 tiêu chí theo dạng tài liệu bướm, ngắn gọn như tài liệu khuyến nông để cung cấp cho nông dân, cán bộ địa phương tại các buổi họp - như in ấn và cấp phát 1.150 tờ bướm, 930 phiếu khảo sát, 100 bộ tài liệu hỏi - đáp, 750 tờ tin, 100 bộ tài liệu gồm các văn bản về xây dựng NTM cho đoàn viên, hội viên và người nông dân.

Hộp 4.1. Tâm sự của cán bộ Hội phụ nữ trong việc tuyên truyền, vận

động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Để mỗi người dân nắm rõ, hiểu được sâu sắc và tích cực, tự

nguyện tham gia đóng góp công, sức, tiền của để xây dựng nông thôn mới thì thật là khó. Nhiều khi Hội chúng tôi còn phải trực tiếp đến tận nhà gặp gỡ, tuyên truyền, động viên, thuyết phục, phân tích các mặt có lợi, cả về

trước mắt và lâu dài mà chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại cho họ và gia đình”.

Nguyn Th Duyên, Ủy viên Ban chấp hành Hội Phụ nữ xã Quỳnh Minh

Qua điều tra thực tế tại địa phương, chúng tôi nhận thấy: Trong 5 tổ chức đoàn thể thì Hội Nông dân đã làm khá tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đến mọi người dân về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về nông thôn mớị Tuy nhiên, tỷ lệ nhận xét của người dân về nguồn thông tin họ nhận được không có sự chênh lệch nhiềụ Nó đã ít nhiều nói lên rằng, do nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động cho người dân để họ tự nguyện, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới trên chính quê hương mình, ba tổ chức đoàn thể ở địa phương đã nỗ lực, cố gắng đổi mới phương thức hoạt động để truyền tải thông tin đến mọi người dân được kịp thời và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)