lý xây dựng nông thôn mới
Để làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới để người dân hiểu, đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện việc cần thiết là phải thành lập các Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa bàn dân cư (huyện, xã, thôn). Ở 4 xã được điều tra, đối với Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở các thôn do đồng chí trưởng thôn làm trưởng ban và thành viên là các chi hội đoàn thể và do cộng đồng người dân tại thôn đó tổ chức họp, bàn bạc và bầu ra, đại diện cho tiếng nói của cộng đồng người dân ở mỗi thôn. Đại diện được bầu ra là những người có uy tín, kinh nghiệm, trách nhiệm, am hiểu và có năng lực tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới mỗi thôn có lợi thế là do dân bầu lên, có trách nhiệm thực hiện tốt công tác dân chủở cơ sở, triển khai phổ biến chương trình, đề án sâu rộng đến người dân trong thôn; hạch toán cụ thể kinh phí các công trình của thôn, có kế hoạch huy động vốn đểđảm bảo thực hiện các hạng mục theo đúng tiến độ quy định đồng thời chịu trách nhiệm là chủ đầu tư các hạng mục công trình tại thôn: Chỉnh trang nhà văn hóa - sân thể thao, cứng hóa đường nội thôn, mương nội đồng, cải tạo kênh mương, cống rãnh thoát nước của thôn,… thực hiện đúng theo các hướng dẫn, chính sách hiện hành và dưới sự hướng dẫn của Ban quản lý xã về thủ tục đầu tư, xét thầu, nghiệm thu, quản lý sử dụng.
Bảng 4.2. Kết quả tham gia BQLXDNTM của các tổ chức đoàn thểở 4 xã huyện Quỳnh Phụ.
Tên tổ chức đoàn thể Số cán bộ hội viên tham gia BQL XDNTM xã (người) Số cán bộ hội viên tham gia BQL XDNTM cấp thôn (người) - Hội cựu chiến binh 04 12 - Hội nông dân 04 12 - Hội phụ nữ 04 12
- Đoàn thanh niên 04 12
Tổng số 16 48
Nguồn số liệu điều tra thực tế
Tùy vào từng chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở các xã, thôn có số lượng thành viên tham gia khác nhaụ Họ là đại diện các tổ chức đoàn thể và nhân dân trên địa bàn. Sau khi thành lập, Ban quản lý ở xã, thôn đã triển khai nội dung xây dựng nông thôn mới và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên, từng ban ngành đoàn thể:
- Mặt trận Tổ quốc: Phối hợp thực hiện chương trình hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở, xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hộ nghèo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện giám sát cộng đồng trong quá trình xây dựng nông thôn mớị
- Hội Liên hiệp phụ nữ: Có trách nhiệm phối hợp thực hiện chương trình cải tạo bếp nấu ăn, nhà tắm, bể nước, nhà vệ sinh của các hộ dân.
- Hội Nông dân: Có trách nhiệm phối hợp thực hiện chương trình mở điểm dịch vụ hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, xây dựng hầm biogas, phát triển trang trại, tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôị
gom rác thải, cải tạo các rãnh thoát nước trong khu dân cư, xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, phát triển ngành nghề nông thôn.
- Đoàn thanh niên: Có trách nhiệm phối hợp thực hiện chương trình đào tạo nghề cho người dân góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn.
- Hội người cao tuổi: Có ảnh hưởng và tầm quan trọng rất lớn đối với cộng đồng dân cư trên địa bàn. Cần vận động người dân xây dựng đời sống mới và động viên con cháu tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nói chung và Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân nói riêng vào Ban quản lý xây dựng nông thôn mới chính là cầu nối giữa cộng đồng người dân với các tổ chức đoàn thể xã hội hoạt động trên địa bàn. Các tổ chức này có ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển xây dựng thôn, xã đồng thời hỗ trợ người dân về nhiều mặt.