Các giải pháp để nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 117)

dng nông thôn mi

Để xây dựng nông thôn mới toàn diện và hiệu quả, công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia là rất quan trọng. Chính vì vậy đòi hỏi

phải có một đội ngũ cán bộ của các tổ chức đoàn thể phải thực sự có tâm huyết, tận tuỵ với nhân dân, biết hy sinh cho nhân dân, có kiến thức tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hoá đồng thời biết kết hợp với sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong vận động quần chúng. Có thể nói, các tổ chức đoàn thểở địa phương (như Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,...) có vai trò rất quan trọng, giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền về tổ chức thực hiện, vận động quần chúng nhân dân tích cực, tự nguyện tham gia phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới Nhằm phát huy tốt vai trò của họ trong công tác quản lý xây dựng nông thôn mới cụ thể qua các giải pháp sau:

4.4.3.1 Giải pháp về công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng

Để tiến hành xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, trước tiên phải thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Báo, Phát thanh, Truyền hình; Phát tờ rơi ... tạo sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông thôn mới và nâng cao nhận thức của họ về vị trí, vai trò, nội dung, yêu cầu của chương trình và nhiệm vụ của mình trong xây dựng nông thôn mớị

Xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển kinh tế - xã hội toàn diện ở nông thôn tiến hành cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, do nhân dân làm chủ, phát huy cao nhất nội lực, các nguồn lực xã hội với sự hỗ trợ của Nhà nước thì mới thành công, bền vững. Ở đâu ngay từ đầu đã tổ chức tốt việc phổ biến, quán triệt để mọi người hiểu đúng, thống nhất nhận thức, tạo được sự đồng thuận thì công việc triển khai thuận lợi, có nhiều sáng kiến, đạt kết quả tốt và ngược lại nếu quán triệt không đầy đủ, khi thực hiện sẽ có vướng mắc lại phải giải thích, quán triệt lạị Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên, đoàn viên là rất cần thiết. Các tổđoàn thể là cầu nối giữa Chính quyền địa

phương với người dân, là nơi tập hợp đông đảo các đoàn viên hội viên và người dân tham giạ Để các tổ chức đoàn thể hoạt động ngày càng hiệu quả thì cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên, đoàn viên.

4.4.3.2. Giải pháp về nâng cao trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể

Mỗi cán bộ của các tổ chức đoàn thể cần làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, Chính quyền đồng thời phát huy vai trò cầu nối giữa cộng đồng người dân với các tổ chức đoàn thể và các ban ngành khác trên địa bàn để phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ người dân tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương hiệu quả và thiết thực.

Mỗi cán bộ, đoàn viên, hội viên cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; Đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên cần tích cực tham gia ý kiến đóng góp vào nghị quyết của Chi bộ, Đảng bộ về xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền vận động huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mớị

Gắn việc thực hiện các tiêu chí, nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới với trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân. Nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với địa phương, tham gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức như đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của xây dựng nông thôn mới; đồng thời tuyên truyền vận động gia đình, hàng xóm tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới ở khu dân cư nhằm tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong thực hiện xây dựng nông thôn mớị

4.4.3.3. Giải pháp về bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ và tập huấn về kiến thức xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở, những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện, lồng ghép với các chương trình giáo dục để tăng cường công tác quản lý, phù hợp yêu cầu trong thực tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các tổ đoàn thể ở nông thôn; Đổi mới nội dung và phương thức hoạt

động của hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn, tạo điều kiện phát huy năng lực, nâng cao vị thế của đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hộị

Thường xuyên vận động và tạo điều kiện cho cán bộ hội viên được thường xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp, có điều kiện tiếp cận với các sách, báo, các phương tiện truyền thông,… Nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt của cán bộ hội viên, tạo môi trường cho họ phát huy và khẳng định vai trò của mình với gia đình và xã hộị

4.4.3.4 Giải pháp về nguồn vốn cho các tổ chức đoàn thể hoạt động

Cần có chếđộ chính sách chi trả, hỗ trợ phù hợp đối với những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động, công tác quản lý của chương trình xây dựng nông thôn mới như giám sát việc thực hiện, xác định quy hoạch và kế hoạch phát triển,... Có như vậy mới giúp họ yên tâm và đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn nữa, phát huy hết khả năng vào các hoạt động chung của làng, xã.

Như vậy, trong quá trình thực hiện cần kết hợp, giải quyết đồng bộ và toàn diện các giải pháp trên nhằm khơi dậy và phát huy tốt vai trò của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mớị

4.4.3.5 Giải pháp tăng cường phối hợp hoạt động giữa các tổ chức đoàn thể.

Giải pháp để các tổ chức đoàn thể phối hợp nhịp nhàng ăn khớp với nhau trong xây dựng nông thôn mớị Đồng thời biện giải sự tăng cường phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể và chính quyền trong các hoạt động xây dựng nông thôn mớị

PHN 5. KT LUN VÀ KIN NGH

5.1 Kết luận

Các tổ chức đoàn thể ở nước ta đã, đang hình thành ngày càng thích ứng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường và hoạt động ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội của nhân dân, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Các tổ chức đoàn thể trong nông thôn chủ động tham gia tích cực trong sự nghiệp phát triển đất nước, thực hiện công tác vận động quần chúng, phản ánh được với Đảng những tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động, tham gia vào công tác xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong thời gian qua, vai trò của các tổ chức đoàn thể nông thôn ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã được phát huy có hiệu quả đặc biệt là trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương như: Tham gia công tác tuyên truyền; tham gia thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới; tham gia thảo luận chiến lược phát triển nông thôn mới; tham gia lập kế hoạch và xây dựng quy hoạch; tham gia và huy động đóng góp tiền của, công sức, tài sản; trong phát triển kinh tế, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; tham gia giám sát xây dựng; tham gia nghiệm thu và quản lý, sử dụng các công trình hình thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới là những hoạt động có ý nghĩa quan trọng mang tính xuyên suất và quyết định đến sự thành công của xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Hoạt động của các tổ chức đoàn thểđã góp phần mang lại bộ mặt nông thôn mới đầy khởi sắc: Tăng trưởng kinh tế được duy trì bền vững, đạt mức tăng trưởng cao vo với bình quân chung của tỉnh; lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quảđáng ghi nhận, các chỉ tiêu xã hội cơ bản đạt kế hoạch đề ra, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân

ngày càng được nâng cao, công tác an sinh xã hội đạt kết quả cao; an ninh chính trịđược giữ vững, đảm bảo trật tự an toàn xã hội,…

Từ thực tế nghiên cứu đề tài, chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng NTM:

Mt là, cần hướng mạnh về chi hội, chi đoàn, sâu sát cơ sở, khắc phục tình trạng hành chính hóa trong hoạt động, đa dạng hóa các hình thức thu hút, tập hợp, đoàn kết hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân. Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, hội viên. Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức sinh động, phù hợp với đặc điểm của từng tổ chức và đối tượng. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đoàn, hội và các nhiệm vụ chung trong xây dựng và phát triển quê hương, đất nước;

Hai là, rà soát, bổ sung và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động

với chính quyền cùng cấp. Tham gia giám sát, xây dựng chính quyền, xây dựng cơ chế tham gia giám sát, phản biện xã hộị Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với cơ sở nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và điều lệ hoạt động của tổ chức.

Ba là, tiếp tục tổ chức các phong trào hoạt động theo hướng thiết thực,

hiệu quả. Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hộị Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức để phát động các phong trào thi đua trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân một cách sát thực, cụ thể; chú trọng các phong trào thi đua trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương nhất là trong việc dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mớị Xây dựng, cổ vũ, động viên kịp thời và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Một số giải pháp chủ yếu được đưa ra đảm bảo đầy đủ cơ sở khoa học và tính khả thi cao đối với địa phương. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

5.2.1 Đối vi Nhà nước

- Chỉ đạo các Bộ, ngành, Chính quyền các cấp rà soát, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách về xây dựng nông thôn mới đã ban hành

- Đẩy mạnh cải cách hành chính , tạo thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp thông qua việc liên doanh, liên kết trong sản xuất, lồng ghép, phân bổ hợp lý các nguồn vốn, chương trình dự án đầu tư cho xây dựng nông thôn mới

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, theo định kỳ yêu cầu các địa phương báo cáo về tình hình triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới ở địa phương để kịp thời đề ra các giải pháp lãnh đạo, chỉđạo phù hợp

- Cần xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ, có ưu đãi phù hợp với đội ngũ cán bộ của các tổ chức đoàn thể.

5.2.2 Đối vi địa phương

- Thực hiện tốt qui chế dân chủở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, Chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở xã trong sạch vững mạnh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; phát huy chếđộ dân chủđại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Chính quyền địa phương, thực

hiện chếđộ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của công dân

- Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, phân công cán bộ phụ trách công việc cụ thểđểđào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ cơ sở xã, thôn.

- Cần huy động đa dạng các nguồn lực để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới lồng ghép thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ như; chương trình xây dựng giao thông nông thôn, thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, chương trình nước sạch, xây dựng hệ thống y tế cơ sở, kiên cố hóa trường lớp học, chương trình đào tạo nghề,...

5.2.3 Đối vi các t chc đoàn th

- Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện.

- Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.

- Cần nhận thức rõ hơn về chủ trương xây dựng nông thôn mới tại địa phương, lợi ích mà người dân được hưởng khi tham gia vào các công việc của làng, xã để từ đó vận động, khuyến khích người dân tự nguyện tham gia phong trào “C nước chung sc xây dng nông thôn mi

- Tăng cường công tác giám sát và phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, kế hoạch của tỉnh, của huyện về xây dựng nông thôn mới

5.2.4 Đối vi người dân

- Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qui định của địa phương, gắn chương trình xây dựng nông thôn mới với các phong trào thi đua yêu nước, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tích cực, tự nguyện tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của vào tổ chức triển khai thực hiện các hạng mục của chương trình nông thôn mới tại địa phương.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong tham gia quản lý và sử dụng các công trình sau khi hoàn thành.

TÀI LIU THAM KHO

1. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Quỳnh Phụ. Kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới xã Quỳnh Minh

Quỳnh Phụ, 2011.

2. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Quỳnh Phụ. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2011, biện pháp chỉđạo thực hiện năm 2012. Quỳnh Phụ, 2012. 3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ( Biên soạn Sổ tay hướng dẫn xây

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)