Kiến trúc chùa Cửa Ông

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 71)

6. Trúc Lâm (Nhân Tông)Tông Cảnh

4.2.3. Kiến trúc chùa Cửa Ông

Đền Cửa Ông gồm có hai khu: Đền Hạ và Đền Thượng phân bổ ở hai vị trí khác nhau theo chiều lên cao, tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo trông ra vịnh Bái Tử Long. Trong khu đền Thượng ngoài đền thờ Trần Quốc Tảng ở vị trí chính diện, cũn cú đền thờ mẫu và chùa thờ Tuệ Trung Thượng sĩ và lăng Trần Quốc Tảng. Chếch về phía Tây nằm dưới một cấp là đền thờ Quan Chánh. Toàn bộ quần thể tọa lạc trên một ngọn đồi cao gần 100 mét, có thể bao quát toàn bộ cảnh quan khu vực Cửa Ông.

Ngôi chùa thờ Tuệ Trung Thượng sĩ được xây dựng trên một ngọn đồi cao trông ra vịnh Bái Tử Long, phía sau lưng là thung lũng quần tụ khu dân cư đông đúc, nơi trung tâm chính trụ và kinh tế của phường Cửa Ông. Vị trí của ngôi chùa được khắc họa trong hai câu đối:

“Thiên trường lục thủy thụng khõu tự Tứ diện thanh sơn nhập họa đồ” Dịch:

“Nghìn trùng nước biếc buông đai áo Bốn phía nôn xanh tạc họa đồ”

Giữa không gian mênh mông của núi non, biển trời ngôi chùa hiện lên trong dáng vẻ uy nghiêm, cổ kính bên cạnh là khu công nghiệp lớn – cảng than Cửa Ông náo nhiệt tạo nên một bức tranh độc đáo.

Trang

Chùa nằm bên phải của đền Cửa Ông và cạnh lăng Trần Quốc Tảng. Chùa xây dựng muộn nờn khụng đặc sắc về mặt kiến trúc. Ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ và có 3 cửa vào. Ngoài cửa có ghi 5 câu đối trên 5 chiếc cột có sơn son thiếp vàng. Hầu như tất cả các cột có ghi câu đối ở ngôi chùa đều được sơn son thiếp vàng tỉ mỉ và cận thận, làm nên sự trang nghiêm trong ngôi chùa. Gian chớnh chựa cú 8 pho tượng phật và tượng Tuệ Trung Thượng sĩ nằm ở chính giữa. Hệ thống cột trong chựa khỏ phong phú, gồm có hai hàng cột chạy dài theo gian chính với 8 chiếc cột kích cỡ giống nhau. Bên trái thờ Tam Bảo và bên phải là thờ Đức chúa ông.

Trong chựa cũn cú một chiếc chuông với đường kính khoảng 2m và chiều dài 3m và một chiếc khánh chiều dài khoảng 1m và chiều rộng là 2m. Mái chùa Cửa Ông được lợp bằng ngói mũi hài, phía dưới là một lượt âm.

Tiểu kết chương 4.

Qua hệ thống đỡnh, chựa thờ Tuệ Trung Thượng sĩ ỏ Hà Nội và Quảng Ninh ta thấy Tuệ Trung Thượng sĩ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Trong đó ngụi đỡnh Tử Dương được xây dựng từ muộn nhất vào năm Cảnh Hưng nhị thập bát niên (1767), còn ngôi chùa thờ Tuệ Trung Thượng sĩ được xây dựng từ năm 2005, điều đó chứng tỏ sự ảnh hưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ đến tận ngày nay. Ta thấy nơi thờ Tuệ Trung rất phong phú, ông vừa được thờ ở đình và thờ ở chựa. Đỡnh Việt từ xưa là nơi thờ phụng thành hoàng làng hay một phúc thần của làng, cũn chựa là nơi thờ Phật. Đây là điều rất đặc biệt, chứng tỏ nhân dân vừa coi Tuệ Trung Thượng sĩ là một phúc thần, vừa coi ngài là Phật. Mặc dù đây là những ngụi đỡnh, ngôi chùa không nguy nga lộng lẫy, nhưng từ đó phần nào giúp chúng ta thấy tấm lòng tôn kính của nhân dân đối với nhân vật lịch sử này.

Trang

KẾT LUẬN

Phật giáo thời Trần là một trong những giai đoạn đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam. Được triều đình phong kiến tích cực ủng hộ, các vị vua trị vì đều tinh thông Phật giáo và khuyến khích Phật giáo phát triển. Bên cạnh đó với hoàn cảnh đặc biệt của vương triều Trần đã ba lần đánh thắng quân xâm lược làm nên nét đặc biệt của Phật giáo thời kỳ này, một nền Phật giáo với tinh thần nhập thế tích cực.

Tuệ Trung Thượng sĩ là một Thiền gia xuất sắc dưới thời Trần. Tuy không xuất gia, không tuân theo “Tam quy” “Ngũ giới” của nhà Phật nhưng vẫn được vua Trần Thỏnh Tụng tôn làm sư huynh và gọi bằng tên cao quý Thượng sĩ và Trần Nhõn Tụng kớnh lễ gọi bằng Thầy. Sự nghiệp Thiền học của Tuệ Trung Thượng sĩ không chỉ đại diện cho tư tưởng Phật giáo dưới thời Trần mà còn gắn bó chặt chẽ với tư tưởng Phật giáo của dân tộc. Không chỉ có vậy Tuệ Trung Thượng sĩ còn là một tôn thất quý tộc Trần đã tích cực tham gia cuộc kháng chiến chống quõn Nguyờn – Mông xâm lược, ông đóng vai trò là một vị tướng giỏi từng thống lĩnh hàng vạn quân, một nhà ngoại giao thiên tài đã nhiều lần sang trại giặc Nguyên để giả vờ hẹn ngày ra hàng. Tuệ Trung Thượng sĩ đã góp phần làm nên thắng lợi của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quõn Nguyờn – Mông xâm lược thế kỷ XIII.

Nghiên cứu tư tưởng Phật giáo của Tuệ Trung Thượng sĩ ta thấy ụng cú những đóng góp nhất định. Lần đầu tiên tư tưởng “sống thiền” được Tuệ Trung Thượng sĩ đưa ra, theo Tuệ Trung Thượng sĩ Thiền không chỉ là tọa

Trang

thiền mà phải Thiền tùy nơi, tùy lúc và gắn với đời sống hàng ngày. Những khó khăn trong cuộc sống chính là thử thách mà con người phải vượt qua. Không tuân theo những giáo lý của nhà Phật, ông cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều biến đổi theo quy luật tự nhiên. Con người là một phần tử của tự nhiên nên không thể trái với quy luật đó.

Bên cạnh những đóng góp về chớnh trị, về văn hóa tư tưởng Tuệ Trung Thượng sĩ còn là một nhà thơ thiền để lại nhiều tác phẩm mang tính thiền học sâu sắc. Được tập hợp trong tác phẩm “Thượng sĩ ngữ lục”, ụng cú những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp thơ văn Lý – Trần nói chung và sự nghiệp thơ thiền Phật giáo nói riêng.

Ngoài ra khi tìm hiểu nhân vật Tuệ Trung Thượng sĩ ta thấy được tinh thần nhập thế tích cực của tầng lớp phật tử nói chung và tầng lớp cư sĩ nói riêng. Đạo Phật, đạo Nho và Đạo giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của nhân dân, làm nên nét độc đáo của văn hóa dân tộc.

Thiền phỏi Trỳc Lõm Yờn tử ra đời là sự kế thừa của các tư tưởng trước đó mà đặc biệt là tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ, người thầy của Trần Nhõn Tụng – vị tổ đầu tiên của dòng thiền Trỳc Lõm Yờn tử. Đú chớnh là tư tưởng “Phật tại tõm”, phật không ở đâu xa mà chính trong bản thân mỗi con người. Bởi, trong bản thân mừi con người đã có sẵn phật tính, chúng ta có nhiệm vụ khám phá và phát hiện ra.

Ngày nay Phật giáo Việt Nam vẫn tiếp tục tồn tại và có ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh của con người Việt. Với việc tìm hiểu nhân vật Tuệ Trung Thượng sĩ góp phần đưa Phật giáo gắn với cuộc sóng hàng ngày với tinh thần nhập thế tích cực. Phật giáo Việt Nam hiện nay cần phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Mỗi cá nhân cần phải xác định được nghĩa vụ của mình đối với đất nước, từ đó có hành động tích cực phục vụ cho sự phát triển của phật giáo nói riêng và đất nước nói chung.

Trang

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w