Công cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược đã thu hút sự tham gia của hầu hết vương hầu, quý tộc tôn thất nhà Trần, trong đó có Tuệ Trung Thượng sĩ.
Trong cuộc kháng chiến chống quõn Nguyờn xâm lược lần thứ nhất năm 1258, lúc đó Trần Tung mới 28 tuổi, cựng cỏc thanh niên con em vương hầu quý tộc Trần, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình cùng nhân dân đánh giặc cứu nước.
Đến năm 1285, sau khi chiếm xong Trung Quốc, Cao Ly, quân Mông Cổ đang bước vào thời kỳ cực thịnh, chuẩn bị những cuộc viễn chinh mới để thống trị thế giới. Trong kế hoạch tiến đánh Đông Nam Châu Á, thỡ đỏnh Đại Việt là một bước quan trọng. Vì thế Hốt Tất Liệt chuẩn bị một đạo quân rất lớn gồm 60 vạn quân giao cho Thoát Hoan chỉ huy.
Về phía quân ta, sau chiến tranh lần một (1258) nhà Trần đã rút ra nhiều kinh nghiệm đánh địch và tích cực chuẩn bị đối phó. Ban đầu thấy lực lượng quân địch mạnh, đối đầu ngay không có lợi, quân nhà Trần thực hiện kế sách rút lui an toàn để bảo vệ lực lượng. Do chủ quan với tư tưởng đánh nhanh, thắng nhanh quõn Mụng – Nguyên không tải nhiều lương thực. Đến đõu dân ta cũng làm vườn không nhà trống khiến cho chỳng khụng cướp bóc được gì. Lực lượng lại phân tán, luôn bị quấy rối và tiêu hao. Hai cánh quân của Toa Đô và Thoát Hoan ngày càng cách xa nhau, nờn quõn đụng mà sức chiến đấu không mạnh. Để gỡ thế bí, Thoát Hoan quyết định chuyển đạo quân của Toa Đô ra Bắc để dựa vào nhau và có thêm sức tiếp tục tiến công. Nhận thấy đây là thời cơ để phản công lại địch, vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định đánh vào đội quân của Toa Đô. Đội quân của Trần Nhật Duật chỉ huy
Trang
đón đánh giặc ở của Hàm Tử, tiêu diệt được đội quân của Toa Đô. Toa Đô phải lui lại của biển Thiên Trường và hoàn toàn mất liên lạc với Thoát Hoan.
Sau trận Hàm tử, nhận thấy khí thế của quân ta đang lên cao, Trần Quốc Tuấn quyết định đánh một trận lớn vào cánh quân của Thoát Hoan. Đú chớnh là trận Chương Dương – Thăng Long. Phối hợp các lực lượng quân triều đình, quân địa phương và dân binh quanh Thăng Long. Với lối đánh vừa mai phục, vừa diệt viện, vừa đánh úp, quân ta đã diệt được rất nhiều địch. Sau những thắng lợi đó vua Trần kộp quõn từ Thanh Hóa ra. Bấy giờ đồn trại của Thoát Hoan ở phía bắc sông Hồng và đang bị quân Trần tiến công liên tiếp. Còn cánh quân của Giảo Kỳ vừa về đến Thăng Long, gặp sức chiến đấu của quân dân bảo vệ thành nên vội vã rút quân qua sông Hồng, hội với quân của Thoát Hoan. Thấy tình hình khó khăn, Thoát Hoan liền cho rút quân. Nắm bắt được tình hình và không cho chúng chạy thoát “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hưng Ninh Vương Trần Tung đã đem hơn 2 vạn quân đón đánh, kịch chiến với tướng giặc là Lưu Thế Anh” [29,tr.235]. Với lực lượng quân đội là hơn 2 vạn quân cùng với tài chiến đấu của hai vị tướng giỏi Trần Quốc Tuấn và Trần Tung gây cho quân giặc những tổn thất nặng nề, nhanh chóng kéo về nước. Nhưng chỳng đó gặp phải sự truy kích của quân ta gây cho chúng những phen hoảng hồn, khiếp vía. Như vậy cùng với tài quân sự của mình Trần Tung góp phần cùng với quân dân Trần đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi, cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai kết thúc thắng lợi.
Không từ bỏ dã tâm xâm lược, quõn Nguyờn đó kộo quõn vào xâm lược nước ta lần thứ ba. Lần này với đội quân khoảng 30 vạn, chúng đặc biệt chú ý đến việc vận tải lương thực đi theo và đánh theo lối “tằm ăn lỏ”. Ngay khi quân địch chuẩn bị tấn công, Trần Quốc Tuấn đã nhận định “năm nay thế giặc dễ đỏnh”, thấy được sự tự tin đánh thắng quân xâm lược của quân dân nhà Trần.
Trang
Vào năm 1287, quõn Nguyờn bắt đầu tiến cụng. Trờn cỏc hướng tiến công của chúng đều bị quân ta chặn đánh, gây ra một số tổn thất cho chúng. Đầu tiên để tránh mũi nhọn tiến công của địch, giống như cuộc kháng chiến lần thứ hai, quân dân nhà Trần thực hiện kế sách rút lui an toàn. Đến năm 1288, hai cánh quân thủy và bộ của địch đã hội binh tại khu vực Phả Lại – Chí Linh, chúng xây dựng nơi đây thành căn cứ để tiến đánh các nơi. Bị nghi binh thu hút, quân địch lầm tưởng chủ lực của ta tập trung về Thăng Long, địch tấn công hướng về Thăng Long đã bị bỏ trống từ lâu. Quân địch đó đỏnh chiếm được nhiều nơi và chờ thuyền lương của Trương Văn Hổ tới tiếp viện. Nhưng thuyền lương quan trọng này đã bị đội quân của Trần Khánh Dư chặn đánh. Không có lương thực gây tâm lý hoang mang cho quân địch, Thoát Hoan đưa quân trở về Vạn Kiếp. Ở đây Thoát Hoan cử Abatri đánh vào các căn cứ của vua Trần ở Trúc Động và của biển An Bang. Nhưng những cố gắng của chúng không đem lại kết quả. Và để cú thờm thời gian hòa hoãn chuẩn bị về lực lượng và khơi sâu thêm những khó khăn của địch “Hưng Ninh Vương Trần Tung theo lệnh vua Trần mấy lần đến thành giặc giả vờ hẹn ngày ra hàng để làm cho địch mất cảnh giác không đề phòng và tiêu tan hết tinh thần chiến đấu” [29,tr.284]. Với tài thương thuyết của mình, Trần Tung đã được sự tín nhiệm của vua Trần, được giao trọng trách đến thành giặc giả vờ hẹn ngày ra hàng. Mặt khác, quân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu hao lực lượng địch, khiến chúng hoang mang, đêm đến những đội quân cảm tử lại xuất kích đánh vào trại của giặc. Bọn địch vô cùng hoảng sợ, chỉ biết cố thủ, đợi trời sáng mới giỏm kộo quõn ra khởi trại. Quân địch vừa bị quân ta tấn công lại thêm thiếu lương và đau ốm, khó khăn ngày càng thêm chồng chất. Cuối cùng chúng quyết định rút quân về nước trên cả đường thủy và đường bộ. Nhận định được tình hình, quân dân nhà Trần chuẩn bị tinh thần đối phó làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử.
Trang