Vài nét về phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 60 - 62)

6. Trúc Lâm (Nhân Tông)Tông Cảnh

4.1.1. Vài nét về phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Đình Tử Dương nằm ở số 8 Phố Hàng Buồm. Hàng Buồm hiện nay là một đơn vị hành chính được thành lập từ tháng 10 năm 1981, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phía Bắc giáp với phố Hàng Chiếu (Phường Đồng Xuõn), phía Nam giáp với các phố Hàng Bạc, Hàng Mắm (Phường Hàng Bạc và Lý Thái Tổ), phía Tây giáp hai phố Hàng Đường và Hàng Ngang (Phường Hàng Đào), phía Đông là đường Trần Nhật Duật, kề với đờ sụng Hồng là Phường Phỳc Tõn. Diện tích của phố Hàng Buồm vào khoảng 0,13 km2, dân số được chia thành 58 tổ (1999).

Phường Hàng Buồm bao gồm các khu phố cổ như: Ngỗ Gạch, Nguyễn Văn Siêu, Đào Duy Từ, Mó Mõy, Hàng Buồm, Tạ Hiện, Hài Tượng, Lương Ngọc Quyến…

Khu vực Hàng Buồm ngày nay thuộc đất các phường, thôn cũ là Phường Hà Khẩu (trước đây là Giang Khẩu) nay chính là Phường Hàng Buồm. Thôn Ngư Võng nay là Phố Đào Duy Từ, Lương Ngọc Khuyến. Thôn Cổ Lương nay là phố Nguyễn Văn Siêu, Ngõ Gạch. Ngoài ra, các phố khác như: Tạ Hiện, ngõ Phất Lộc, phố Nguyễn Hữu Huõn… đều thuộc đất của thôn Hưng Nghĩa, Ngư Võng, Dũng Hón… nằm bên bờ Nam của sụng Tụ, điểm ngã ba sông Hồng và sụng Tụ giao nhau.

Hàng Buồm là vùng đất bồi trũng, địa giới hàng Buồm ngày nay nằm giữa hai con đê: phố Hàng Ngang và Hàng Đường, chính là một khúc của con đê cũ có từ thế kỷ XV, đến khi dòng sông lùi ra xa thì một con đê mới

Trang

được đắp để ngăn lũ lụt đồng thời là đoạn thành bảo vệ Thăng Long. Nhưng hiện nay chưa xác định được con đê mới được đắp vào thời gian nào.

Trong quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, nhất là sau khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Phỏp thỡ dân cư tập trung ở đây đông đúc hơn, nhu cầu nhà ở tăng lên, hàng loạt ao hồ bị lấp nhường chỗ cho phố xá mọc lên (điển hình là chợ Đồng Xuân bị lấp năm 1889 để làm chợ).

Về cộng đồng dân cư hiện nay của Phường Hàng Buồm có xuất xứ từ nhiều nơi, họ tụ tập về đây làm ăn sinh sống. Dân cư người Việt ở Hà Khẩu chủ yếu sống bằng nghề đan và bán hàng cói. Sự có mặt của người Hoa ở đây tương đối sớm, nhưng đến thế kỷ XVIII phố Hàng Buồm mới bắt đầu trở thành phố Hoa Kiều. Họ đến Hàng Buồm rồi xây dựng thương điếm của mình, đồng thời mở rộng phố xá, mua lại đất của người Việt để làm cửa hàng. Qua nhiều đời nơi đây trở thành phố chính của người Hoa. Nguồn gốc của cư dân người Hoa này hầu hết là người miền Nam Trung Quốc, trong đó nhiều nhất là người Quảng Đông.

Cộng đồng người Việt ở phường Hàng Buồm gồm có cư dân bản địa của Phường Hà Khẩu và một số cư dân ở các địa phương khác tới. Cư dân bản địa chủ yếu sống bằng nghề sông nước và buôn bán. Những người từ nơi khác tới phần là những nho sinh ra học ở kinh đô rồi định cư lại hoặc sau khi đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan ở Thăng Long, về quê đưa người nhà và bà con họ hàng lên làm ăn sinh sống, lập thành làng có quan hệ thân tộc. Phần là những cư dân có nguồn gốc từ các làng nghề thủ công ở Bắc Bộ đến ngụ cư. Vào đầu thế kỷ XIX, quá trình đô thị hóa Thăng Long diễn ra mạnh mẽ. Dân ở các nơi kéo về Kẻ Chợ làm ăn không chỉ là buôn bán mà bộ phận không nhỏ là thợ thủ công từ các làng nghề, họ đem cả gia đình vợ con đến định cư làm ăn lâu dài. Có thể kẻ tới một số làng nghề ở phường Hà Khẩu mới được hình thành như thôn Hài Tượng, thôn Ngư Vừng…

Trên địa bàn Hàng Buồm ngày nay có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa, phản ánh phần nào các mặt sinh hoạt của cộng đồng dân cư nơi đây.

Trang

Trong đó chúng ta phải kể tới Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, đình Cổ Lương thờ Dã Tượng và Yết Kiêu và một số di tích khác như đình Phất Lộc, đền Hương Nghĩa, chựa Đụng Mụn…

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w