Lịch sử xây dựng đình

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 62 - 63)

6. Trúc Lâm (Nhân Tông)Tông Cảnh

4.1.2 Lịch sử xây dựng đình

Về làng Tử Dương trước kia thuộc Tổng Bình Lăng, huyện Thượng Phúc tỉnh Hà Đông. Nay Tử Dương thuộc xó Tụ Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Tên làng Tử Dương được các cụ trong làng giảng như sau: Tử ở đây không phải là Chết, không phải là Con mà cũng không phải là một Quân tử. Tử ở đây là biểu lộ tia nắng mặt trời có mầu tím hồng xuất hiện khi mặt trời mọc. Làng Tử Dương nằm trờn vựng đất tương đối cao so với các làng lân cận nên hàng ngày nhận được tia nắng mặt trời sớm hơn các làng bên. Như vậy Dương trong làng Tử Dương chỉ nghĩa là mặt trời. Cũng từ đó làng có tên là làng Tớa. Tớa chớnh là màu tím hồng của tia nắng mặt trời buổi sớm.

Trên bản đồ hành chính ngày nay, làng Tử Dương nằm dọc theo quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 27 Km về phía Nam. Phía Đông gần làng An Duyên, Phía Đông Bắc gần làng Mai Sá, phía Tây Bắc giáp làng Đống Mốt, phía Tây gần làng Cống Xuyờn, phía Nam gần làng An Lãng và phía Đông Nam gần làng An Định.

Tử Dương là một làng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm ven sông Hồng. Đất đai khá màu mỡ, người dân chăm chỉ cần cù. Người Tử Dương không chỉ làm nhà mà còn dựng nhiều đỡnh, chựa, đền, miếu, nhà thờ họ… Trong đó có nhiều tượng phật, bia đá, hoành phi, câu đối… đó giỳp cho con cháu đời sau hiểu không chỉ rõ về di tích của làng mà còn hiểu về các mặt đời sống của dân làng.

Dân làng Tử Dương ra làm ăn sinh sống ở khu vực phố Hàng Buồm ngày nay từ đời Cảnh Hưng (1470 – 1786). Sau khi sinh sống làm ăn ở đây, tổ tiên dân làng Tử Dương đã mua đất ở phố đó để lập Từ Vũ (Đền) thờ Phúc thần của làng cùng các vị Thổ kỳ và tiên hiền.

Trang

Về niên đại xây dựng đình Tử Dương không được ghi lại cụ thể, nhưng còn giữ lại được một tấm bia khắc năm Cảnh Hưng nhị thập bát niên (1767). Như vậy đình được xây dựng muộn nhất vào năm 1767. Trong Tử Dương hương phả còn ghi rõ ba lần hội đồng thống nhất họp bàn trùng tu vào năm 1879, 1882, 1934. Và đến năm Thành Thái thứ 13 (1901) đình được trùng tu lần nữa.

Về hiện trạng đình Tử Dương theo thống kê của ban bảo vệ di tích lịch sử Văn hóa thông tin thành phố Hà Nội năm 1984 thì di tích chỉ cũn trờn gác II của ngôi nhà số 8 phố Hàng Buồm. Còn toàn bộ cổng đỡnh, sõn đỡnh, nhà tiền tế ở tầng 1 đã bị phá hủy xây dựng theo kiểu hiện đại

Và từ năm 1955 ông Nguyễn Xuân Bảo đã sở hữu ngụi đỡnh, nơi đây trở thành cửa hàng buôn bán đồ tạp hóa. Theo lời kể của ông Đỗ Văn Nghĩ, tổ trưởng tổ 31 phường Hàng Buồm kể lại thì đến năm 2005 thì toàn bộ ngụi đỡnh bị phá hủy trở thành quán bar mang tên “Temple Bar Hà Nội”.

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 62 - 63)