TIỂU SỬ, CUỘC ĐỜI CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ (1230 1291)

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 25)

2.1. Tiểu sử

2.1.2. Quê hương

Hiện nay chưa có một tài liệu nào đề cập tới quê hương của Tuệ Trung Thượng sĩ nhưng căn cứ vào năm sinh của Tuệ Trung Thượng sĩ năm 1230 và nơi ở của Trần Liễu ta thấy ụng cú một ấp thang mộc và hai điền trang như sau:

Theo Nguyễn Huệ Chi thì Trần Liễu có hai điền trang: điền trang thứ nhất ở Trần Liễu ở A Sào (nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), nằm cạnh sụng Hóa. Thời Trần A Sào thuộc hương A Cảo (sau này đổi thành huyện A Côi). Trần Liễu khi làm con rể vua Lý Huệ Tông, được phong là Phụng Kiền vương đã về đây lập ấp, mở ruộng đất đai thành điền trang. Vị trí A Sào là nơi tiếp giáp của hai con sông quan trọng là sông Luộc và sụng Hóa. Từ đây có thể ngược sông Luộc lên cửa Hải Thị gặp sông Hồng từ kinh đô Thăng Long chảy qua lộ Thiên Trường rồi ra cửa biển Giao Hải. Vùng A Sào ở vào vị trí xung yếu như vậy nên được nhà Trần hết sức quan tâm. Nơi đõy đó trở thành kho lương phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ 3 (1288). Trần Liễu sau này lên kinh đô Thăng Long làm quan Thái úy. Vùng A Sào đã được giao lại cho con trai ông là Trần Quốc Tuấn. Hiện nay, một số làng như An Khê, Lộng Khê (xã An Thái) thờ Trần Liễu làm thần “ Khai ấp tiờn cụng”. Đền thờ “Đức thánh Trần” tức đền thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn hiện còn ở xã này [6,tr.91-92].

Thứ hai là điền trang ở An Lạc ấp Theo Nam Định tỉnh dư địa chí của Ngụ Giỏp Đậu thì ở Bảo Lộc, nay là xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) nguyên có đền thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Xã này trước

Trang

do đất bồi, vương phụ là An Sinh Vương mộ dân khai khẩn lập ấp (gọi là An Lạc ấp). Vì Hưng Đạo vương có công bình Nguyên nên được lập sinh từ ở đú”. Điền trang Bảo Lộc thời đó ở vùng ven viển Thiên Trường [6,tr.91].

Ngoài ra vào năm 1237 sau khi Trần Liễu nổi loạn trên sông Cái, sau vua giải hòa rồi lấy vùng đất An Sinh, An Bang, An Hưng, An Phụng, An Dưỡng (thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng của tỉnh Quảng Ninh sau này) cấp cho Trần Liễu làm ấp thang mộc.

Trong 3 vùng đất trên theo Đặng Hùng trong tác phẩm Long Hưng đất phát nghiệp vương triều Trần thì Trần Tung là con trai của bà Trần Thị Nguyệt và Trần Liễu được sinh ra ở vùng đất A Sào. Hiện tại ở làng A Sào xưa nay đổi làm thôn Bắc Dũng vẫn còn nền móng, dấu tích cũ của một ngôi đền cổ. Tương truyền đây là ngôi đền này thờ Trần Liễu và được lập ngay trên nền nhà cũ của ông. Theo lời các cụ ở làng Bắc Dũng cho biết: “Theo truyền ngôn từ các đời trước thì xung quanh nhà cũ của Trần Liễu có đầm sen rộng khoảng 7 mẫu [19,tr.114]. Hiện tại đầm sen này vẫn còn, nhưng diện tích bị thu hẹp hơn. Trước nền đất cũ và sau nền đền hiện đại vẫn còn cú cỏc hồ sen nhỏ bao bọc. Nền đền có chiều dài khoảng 12m x 20 m. Theo các cụ ở A Sào thì dinh cơ xưa của Trần Liễu khoảng hơn 4 sào Bắc Bộ; từ chân nền nhà ra đến đờ sụng Luộc cách khoảng 300m. Vì trồng nhiều sen nên đền thờ Trần Liễu được dân gian gọi là đền Chân Sen. Hiện thôn Bắc Dũng đã xây nhà trẻ trên nền đền cũ. Cách đền Sen khoảng 1000m có đền thờ Trần Hưng Đạo. Hiện nay, ở cánh đồng Bắc Dũng, xã An Đồng giáp với thụn Nguyờn Xỏ, xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ còn một phần cung trong của ngôi chùa cổ tên là Am Qua Tự. Gần đó cũn cú một tấm bia đá, nét chữ đục còn tương đối rõ. Tấm bia được dựng vào năm thứ 3 triều vua Khải Định (1928). Nội dung tấm bia cú núi: “Khi Hưng Đạo Vương chiến thắng quõn Nguyờn trở về thăm A Sào, tưởng nhớ tới thái ấp cũ của cha mẹ mình và cũng là nơi ông từng đóng quân, lập kho gạo ở A Sào và thường xuyên qua lại nên đã cho dân làng 500 quan tiền và nhiều hốt vàng để xây dựng miếu

Trang

thờ ông cha và mua một số ruộng, ao ở xứ “Am Quang Tự” để dùng vào việc cụng” [19,tr.143]. Đó là những nét khái quát về quê hương của Tuệ Trung Thượng sĩ.

2.1.2. Gia đình

Hiện nay có nhiều quan điểm về thân thế của Tuệ Trung Thượng sĩ. Đầu tiên là quan điểm của Bùi Huy Bích (1744 – 1818). Ông là người ở xã Định Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Năm 26 tuổi ông đậu nhị giáp tiến sĩ (tức hoàng giáp) dưới thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 30, làm quan đến chức Hiệp trấn Nghệ An. Ông là học trò xuất sắc của Lê Quý Đôn. Ông trước thuật khá nhiều, có để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có Hoàng Việt thi tuyển.

Trong tác phẩm Hoàng Việt thi tuyển Bùi Huy Bớch đó trớch tuyển bài “Phúng cuồng ngõm” trong Thượng sĩ Ngự lục vào bộ Hoàng Việt văn hải và ghi tên Trần Quốc Tảng dưới bài này. Đã gây ra sai lầm cho nhiều thế hệ sau.

Trần Quốc Tảng là con trai của Trần Quốc Tuấn nhưng ụng cú tước hiệu là Hưng Nhượng Vương. Có “một hôm Quốc Tuấn giả cách hỏi con là Hưng Vũ Vương rằng: Người xưa có được thiên hạ để truyền cho con cháu, mày nghĩa thế nào? Hưng Võ Vương trả lời: Nếu là họ khác cũng không nên huống chi cùng một họ. Quốc Tuấn khen ngầm là phải. Lại một hôm Quốc Tuấn đem câu ấy hỏi con thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng. Quốc Tảng nói: Tống Thái Tổ là một ông lão làm ruộng mà thừa thì dấy vận được có được thiên hạ. Quốc Tuấn rút gươm kể tội rằng: Kẻ làm tôi phản loạn là do ở đứa con bất hiếu, ý muốn giết Quốc Tảng. Hưng Võ Vương nghe tin ấy vội vàng chạy đến khóc xin lỗi hộ, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây Quốc Tuấn bảo Hưng Võ Vương rằng: Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào” [23,tr.331]. Rõ ràng với tư tưởng “Tống Thái Tổ là một ông lão làm ruộng mà thừa thì dấy vận được có được thiên hạ”, ý muốn Quốc Tuấn thừa cơ lấy ngôi nhà Trần, đó là làm phản. Tư tưởng đó không phải của

Trang

một người sớm ham mê nghiên cứu và tinh thông phật giáo như Tuệ Trung Thượng sĩ.

Hiện nay trong ngôi đền Ông thờ Hưng Ninh Vương Trần Quốc Tảng ở Quảng Ninh cũn cú một ngôi chùa nhỏ thờ Tuệ Trung Thượng sĩ.

Quan điểm thứ hai là quan điểm Tuệ Trung Thượng sĩ là Trần Tung, có nhiều tác phẩm đề cập tới. Theo tác phẩm Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục giảng giải trong phần “Thượng sĩ hàng trạng” có ghi rất rõ: Tuệ Trung Thượng sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương Trần liễu là anh cả của Hoàng hậu Nguyờn Thỏnh Thiờn Cảm (tức cũng là anh cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn). Khi Đại vương mất, hoàng đế Thỏi Tụng cảm nghĩa phong cho Thượng sĩ tước Hưng Ninh Vương. [34,tr.58]

Theo tác phẩm An Nam Chí Lược của Lê Tắc cho biết “Hưng Ninh Vương là Trần Tung và là anh con bác (tòng huynh) của Trần Thỏi Tụng. Và trong tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lờ cú viết “Vua vốn là người hậu với thân thuộc trong họ, đối với người vai vế trên mà quý hiển lại càng tôn kính lắm. Phàm kẻ thần hạ người nào có tên trung với những người ấy đều đổi cho tờn khỏc. Như người tên là Độ đổi thành Sư Mạnh vỡ tờn Độ trùng với tên Thượng Phụ (Trần Thủ Độ), tên là Tung thì đổi thành Thúc Cao, vỡ tờn Tung trùng với Hưng Ninh Vương con trưởng của An Ninh Vương” [23,tr.350]. Như vậy các nguồn sử liệu trên đều thống nhất Hưng Ninh Vương chính là Trần Tung.

Nhưng vấn đề cần lý giải ở đây đú chớnh là Ngô Sĩ Liên viết Hưng Ninh Vương là con trưởng của của An Ninh Vương chứ không phải là An Sinh Vương (tước hiệu của Trần Liễu là An Sinh Vương). Theo lý giải của Huệ Chi có thể đây là sự sai lầm của bản khắc gỗ đời Nguyễn.

Từ các vấn đề trên ta có thể đi tới kết luận Thượng sĩ Tuệ Trung tên thật là Trần Tung, được phong tước Hưng Ninh Vương, sinh năm Canh Dần (1230). Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, là anh của Hưng Đạo

Trang

Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyờn Thỏnh Thiờn Cảm (vợ của Trần Thỏnh Tụng và là mẹ của Trần Nhõn Tông).

Tuệ Trung Thượng sĩ được sinh ra trong một gia đình quý tộc Trần, có nhiều thành viên trong gia đình ảnh hưởng lớn đối với vương triều Trần. ễng là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, là anh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyờn Thỏnh Thiờn Cảm (vợ của Trần Thỏnh Tụng và là mẹ của Trần Nhõn Tông).

An sinh Vương Trần Liễu là anh trai của Trần Thỏi Tụng, ông là nhân vật khá đặc biệt của vương triều Trần. Ông được vua Lý Huệ Tông cấp thái ấp và phong chức Phụng Càn Vương. Năm 1228 ông được phong Thái úy, năm 1234 khi thượng hoàng Trần Thừa mất ông làm Thái úy phụ chính sách phong làm Hiển Hoàng vương. Nhưng đến tháng 6 năm 1236, do cưỡng ép cung phi cũ của triều Lý, ông bị giáng xuống làm Hoài Vương. Sau khi Trần Thủ Độ ép vua Trần Thỏi Tụng lấy công chúa Thuận Thiên và giáng Hoàng Hậu Chiờu Thỏnh xuống làm công chúa. Trần Liễu đã cầm đầu một số thủy quân nổi loạn trên sông Hồng, Trần Thủ Độ đem quân đi đánh dẹp. Sau đó thấy thế quân yếu, Trần Liễu đành giả làm người câu cá đến thuyền vua xin hàng. Anh em nhìn nhau mà khóc. Trần Thủ độ nghe tin tới, rút gươm thét “Giết thằng giặc Liễu”, vua giấu Trần Liễu trong thuyền và ra bảo với Trần Thủ Độ “Phụng Càn Vương (Trần Liễu) đến hàng đú”. Trần Thủ Độ bực tức nói “ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các ngươi thuận nghịch như thế nào!” vua giải hòa rồi lấy vùng đất An Sinh, An Bang, An Hưng, An Phụng, An Dưỡng (thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng của tỉnh Quảng Ninh sau này) cấp cho Trần Liễu làm ấp thang mộc. Từ đó Trần Liễu có tước là An Sinh Vương. Đến năm Tân Hợi (1251) An Sinh Vương Trần Liễu mất, vua “cảm nghĩa” phong cho Trần Tung tước Hưng Ninh Vương. Nhưng theo Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Kỷ Hợi năm thứ 7 (1229), Nguyên Đại Đức năm thứ 3, mùa hạ tháng 4, ngày 12, xuống chiếu cấm chữ húy của Khâm Minh Đại Vương và Thiên Đạo quốc mẫu (Khâm Minh tờn

Trang

húy là Liễu, Thiên Đạo tờn húy là Nguyệt, Thiên Đạo là phu nhân của Liễu), khi làm văn không được dựng. Cũn những chữ húy: Nguy, Thấp, Nam, Càn, Tô, Tuấn, Anh, Tảng thì khi làm văn bớt nét đi. Nhà Trần kiờng tờn húy họ ngoại bắt đầu từ đấy” [23,tr.327]. Theo Đặng Hùng trong tác phẩm Long Hưng đất phát nghiệp vương triều Trần thì trước khi lấy Thuận Thiên công chúa Trần Liễu có một người vợ tên là Nguyệt. Còn trong Phả hệ bảo tích

ghi lại các lịch sử nhà Trần phát hiện ở Nam Định nơi có đền thờ các vua Trần và nhà thờ Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo: “Cẩn án Huy Tổ (Trần Thừa) đản sinh trưởng tử húy Liễu phong là An Sinh Vương, nói Hưng Đạo Vương hiển khảo dã. Thứ tử húy Bồ nói Trần triều Thỏi Tụng (Trần Cảnh) sáng nghiệp chi quõn dó. Kim Tức Mặc phụng tự liệt đế huy hiệu, mỗi niên chính nguyệt thập ngũ nhật hội đồng đại lễ. Miếu chi đồng biên nói Hưng Đạo đại vương cố trạch, tôn phụng hiển thánh khảo tỷ dã.

Phụ lục cố trạch thần hiệu đản húy chư tôn nhật như tả:

- Vương khảo Trần triều An Sinh thân vương truy phong Khâm Minh đại vương thần vị. Tứ nguyệt sơ nhất nhật kị.

- Vương tỉ Yên Sinh vương phi truy phong Thiện Đạo quốc mẫu thần vị. Lục nguyệt sơ nhất nhật kị.

- Trần triều thân vương Khâm sai tiết chế thiên hạ chư quân Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo vương hiển thánh, sắc phong trác vĩ dực bảo trung hưng thượng đẳng thần vị. Bát nguyệt nhị thập nhật kị, thập nhị nguyệt sơ thập nhật đản.

Vương phi Thiên Thành công chúa truy phong Nguyên Từ Quốc mẫu thần vị. Cửu nguyệt nhị thập bát nhật kị…” [16,tr.18-19]. Đây là bản phả hệ bảo tích không cần dịch cũng hiểu được đó là danh sách những người được thờ ở Bảo Lộc từ, nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương ở khu Tứ Mặc ngoại thành Nam Định ngày nay.

Theo Phả hệ bảo tích thì người vợ Trần Liễu là mẹ Trần Quốc Tuấn được truy phong Thiện Đạo quốc mẫu, tên là Nguyệt. Như vậy Trần Liễu có

Trang

hai vợ là bà Thuận Thiên và bà Nguyệt. Theo lý giải của Đặng Hùng trong tác phẩm Long Hưng đất phát nghiệp vương triều Trần thì Trần Tung là anh trai của Trần Quốc Tuấn là là do bà Trần Thị Nguyệt sinh ra.

Bà Trần Thị Nguyệt là vợ của Trần Liễu trước khi ông lấy công chúa Thuận Thiên. Bà là mẹ của Trần Quốc Tuấn và Trần Tung. Sau khi Trần Liễu mất (1251) bà ở vậy nuụi cỏc con trưởng thành và cuối đời xuất gia làm ni sư (tên Diệu Hương).

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một vị tướng giỏi dưới thời Trần, là anh hùng trong cuộc kháng chiến chống quõn Mụng – Nguyên xâm lược lần thứ hai và lần thứ ba. Trong lần thứ ba ụng đó cùng với Tuệ Trung Thượng sĩ đánh đuổi đội quân của Thoát Hoan ra khỏi bờ cõi của đất nước. ễng sinh vào năm nào hiện nay chưa có tài liệu nào cho biết cụ thể. Dựa vào năm sinh của Trần Tung là vào năm 1230 người ta suy đoán Trần Quốc Tuấn có thể sinh sau năm 1230 và mất năm 1300. Các con trai của ông đều được phong tước vương như: Hưng Võ Vương Nghiễn, Hưng Nhượng Vương Tảng, Hưng Trí Vương Hiện là những danh tướng đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến chống quõn Nguyờn – Mông của dân tộc. Năm 1290, sau khi kháng chiến chống quõn Nguyờn – Mông xâm lược thắng lợi, Trần Quốc Tuấn được triều đình phong tước vương. Ông còn là tác giả của bài Hịch tướng sĩ, một ỏng thiờn cổ hùng văn và tác phẩm quân sự Binh gia diệu lý yếu lượcVạn Kiếp tông bí truyền thừa. Trần Quốc Tuấn là một anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự mà công lao và sự nghiệp còn sống mãi với lịch sử vẻ vang của dân tộc

Hoàng Thái Hậu Nguyờn Thỏnh Thiờn Cảm là con thứ năm của An Sinh Vương Trần Liễu, tên là Thiều và là Vợ của Vua Trần Thỏnh Tụng, mẹ của Trần Nhõn Tông. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “Mựa thu tháng 8… Lấy con gái thứ 5 của Yên Sinh Vương là Thiều làm Thiên Cảm phu nhân, rồi sách phong làm hoàng hậu” [23,tr.286].

Trang

Như vậy, Tuệ Trung được sinh ra trong một gia đình tôn thất nhà Trần, là con trai của Trần Liễu và bà Trần Thị Nguyệt. Tuệ Trung còn là anh trai của Trần Quốc Tuấn và Hoàng Hậu Nguyờn Thỏnh Thiờn Cảm (vợ của Trần Thỏnh Tụng và là mẹ của Trần Nhõn Tông).

2.1.3. Con người

Lỳc còn nhỏ Tuệ Trung Thượng sĩ nổi tiếng “bẩm chất cao sỏng”, tính tình thuần hậu, sớm ham thích nghiên cứu đạo Phật, sau lại cùng vua Trần Thỏi Tụng tham vấn về Phật pháp. Tuệ Trung thượng sĩ còn được tham học với thiền sư Tiêu Dao của Thiền phỏi Vụ Ngụn Thụng ở Tịnh Xá Phước Đường. Về Thiền sư Tiêu Dao hiện nay chúng ta chưa có tài liệu viết về hành trạng của ông.

Tuệ Trung Thượng sĩ là một tôn thất, quý tộc Trần được hưởng những ưu ái đặc biệt. Tuệ Trung Thượng sĩ từng được cử giữ chức Tiết Độ sứ trông coi ở Hồng Lộ (Hồng Châu). Về vùng đất Hồng Lộ theo Đại Việt

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w