Vài nét về tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 67)

6. Trúc Lâm (Nhân Tông)Tông Cảnh

4.2.1.Vài nét về tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh nẳm ở phía Đông Bắc nước ta, từ xưa đến nay trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi: Vĩnh An thời Lý, An Bang thời Trần, An Quảng thời Lê, Quảng Yên và Hải Ninh thời Nguyễn, đến năm 1965 sát nhập hai tỉnh thành tỉnh Quảng Ninh.

Vị trí địa lý Quảng Ninh phớa Tây giỏp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Hải Phòng, phía Bắc giáp Trung Quốc. Đây là nơi có vị trí quan trọng và có

Trang

tính chiến lược đã được xác lập qua hàng nghìn năm lịch sử. Là vùng đất có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt. Nơi đây vào năm 938 đã ghi dấu chiến công chói lọi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc kéo dài 10 thế kỷ. Đến thế kỷ XIII, đây lại là nơi gắn liền với chiến công vang dội của Trần Quốc Tuấn đánh tan quõn Nguyờn – Mông xâm lược. Đây là tỉnh duy nhất trên đất nước ta có đường biên giới cả trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Từ Móng Cái đến Yên Hưng trên dải bờ biển dài 200 km với sự ưu đãi của thiên nhiên đã tạo nên nhiều hải cảng quan trọng, trở thành đầu mối giao thông trong nước và quốc tế trong đó có cảng Cửa Ông.

Quảng Ninh là vùng có tài nguyên thiên nhiên dồi dào và đa dạng, Bác Hồ từng nói: “Hồng Quảng (tên Quảng Ninh trước năm 1963) là nơi rừng vàng, biển bạc rất là phong phỳ” [39,tr24], trong đó quan trọng nhất là than đá. Bể than Quảng Ninh lớn nhất nước ta kéo dài từ Phả Lại (Hải Dương) đến Vạn Hoa (Quảng Ninh) với nhiều vùng than nổi tiếng như Mạo Khê, Kế Bắc, Bảo Đài, Hòn Gai và Cẩm Phả.

Quảng Ninh là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, theo số liệu điều tra năm 1989 cú cỏc dân tộc: Việt, Dao, Tày, Hoa, Thỏi, Sỏn Dỡu, Sỏn Chay, Nùng, Mường, Thỏi… Người Việt chiếm đa số và là cư dân bản địa lập nghiệp và sinh sống lâu đời ở đây. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử bên cạnh nhóm cư dân bản địa là nhóm người Việt di cư từ nơi khác tới. Thời điểm mà dòng người di cư đến Quảng Ninh nhiều nhất là vào thế kỷ XII khi nhà Lý mở thương cảng Vân Đồn giao lưu buôn bán với nước ngoài, bến cảng Vân Đồn trở thành nơi phồn thịnh trong nhiều thế kỷ, đã thu hút hàng nghìn người đến vùng hải đảo để hoạt động dịch vụ, thương mại. Lần thứ hai là vào đầu thế kỷ XX, khi ngành khai thác than diễn ra trên quy mô lớn, hàng nghìn người từ Bắc bộ và Trung bộ di cư tới. Với đức tính cần cù, bàn tay khéo léo họ nhanh chóng biến nơi đây trở nên trù phú.

Trang

Do địa hình đặc biệt cho nên tổ chức gia đình, dòng họ, làng xã, phong tục tập quán của người Việt ở Quảng Ninh vừa có những đặc điểm chung vừa có những nột riờng phù hợp với vị trí địa lý và lịch sử hình thành. Về loại hình làng xã bên cạnh làng Việt truyền thống ở Quảng Ninh cũn cú hai loại hình làng độc đáo là làng nổi và làng mỏ. Thực chất đõy chớnh là hai làng nghề. Làng nổi là những người đánh cá sống trên thuyền, mỗi con thuyền là một gia đình. Còn làng mỏ là làng bao gồm toàn bộ gia đình thợ làm than, làng mỏ ra đời từ những cỏi lỏn do cai, ký dựng lên rồi cho công nhân thuê ở. Khi các vùng mỏ mở rộng và phát triển thành thị trấn, thị xã, thành phố thì hầu hết các làng mỏ trở thành phố mỏ.

Phường Cửa Ông thuộc thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh là một dải thung lũng hẹp chạy dài theo đường 18 nằm giữa hai dãy đồi núi cao trên dưới 100 mét ở phía Bắc và phía Nam. Từ xưa con đường qua Cửa Ông là con đường độc đạo đi ra vùng biên giới phía Đông Bắc.

Phía Nam Cửa Ông là vịnh Bái Tử Long không chỉ là một cảnh đẹp nổi tiếng, một vùng biển trù phú mà còn tạo cho Cửa Ông lợi thế về cảng biển. Vựng phía Nam Cửa Ông nước sâu, lượng phù sa hàng năm không đáng kể. Cách bờ biển 1 đến 2 km là dãy đảo đá nhấp nhô tạo nên hình vòng cung chắn sóng gió, khiến cho vùng biển luôn tĩnh lặng, thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu.

Với vị trí thuận lợi cho nên ngay từ đầu Công Nguyên, Cửa Ông đã là một bến thuyền giao thương trên con đường thủy từ đồng bằng sông Hồng với vùng biên cương Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc. Bến thuyền Cửa Ông thời ấy gọi là Cửa Suốt.

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 67)