Kiến trúc điêu khắc

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 63 - 67)

6. Trúc Lâm (Nhân Tông)Tông Cảnh

4.1.3 Kiến trúc điêu khắc

Theo khảo sát thực tế của các nhà sử học thì trước kia bao gồm toàn bộ khu vực cổng số 8 Hàng Buồm hiện nay. Căn hộ mới xây tháng 12 năm 1984 là nhà Tiền Tế của đình Tử Dương. Nhà tiền tế cũ bề ngang 6m dọc 8m. Hiện nay đã được xõy dựng lại theo kiểu hiện đại và Đình chỉ còn ở trên gác II. Cổng vào của ngôi nhà mới xây rộng khoảng 1m.

Sơ đồ mặt bằng: Đình Tử Dương Gác 2 Sõn đình Nhà ở Phố Hàng Buồm

Trang

(Nguồn: Cung Khắc Lược, Chu Quang Chứ (1997), Làng Tử Dương qua di sản văn hóa Hỏn Nụm, nhà xuất bản văn hóa thông tin).

Gác 1 tiếp liền với cổng nhà hiện tại, tôn tạo thêm ra mái bằng (trước kia là mái ngói cổ, hiện còn vết hai đầu dốc cũ. Nhà này ngang 3m, dọc 8m). Tiếp theo là sõn đỡnh bề ngang 6m dọc 2m. Từ gúc bờn hữu sõn đỡnh cú một cầu thang hình gấp khúc dẫn lên tầng II. Cầu thang bề ngang 0m8 dài 6m. Liền với sân phía trong là gác 1 ngang 5m, dọc 7m.

Trên tầng II của đình Tử Dương gồm một hành lang bề ngang 6m, dọc 0m8. Từ hành lang có một cửa chính vào đình, bề ngang 1m2 còn lại là ván bưng. Đình gồm có hai vì kèo được kiến trúc theo kiểu chồng rường, hoành gác lên kèo và hai đầu đốc được xõy kớn. Trên bờ nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, mái ngói rêu phong cổ kính.

Trên bài vị đặt giữa bàn thờ ghi dòng chữ Hán sau: “Thượng đẳng tối linh thần Tâm Thượng sĩ Đại Vương”

Mặc dù di tích chỉ thu gọn trên gác II còn giữ được tương đối nguyên vẹn về mặt kiến trúc, cũng như một số đồ tự khí. Hiện vật còn lại là một số đồ cổ như: tủ chè, hương án, tràng kỷ, lục bình sứ ở gác dưới. Còn trên gác II đáng chú ý là một tấm bia khắc năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767), nội dung của tấm bia Tạo Từ Vũ bi ký có ghi:

“Phụng thiên phủ Thọ Xương huyện Hà Khẩu phường Đông Hoa thị quan viên toỏt trựm lệnh trưởng đồng thị đẳng. Thượng hạ nhất tâm, lưu trí thuế tiền, xuất kỷ tư tài, mãi thủ phố thổ nhị gian, cấu tác từ vũ, phụng sự tiên sư, thổ kỳ tiên hiền chư vị, tu lập bia văn” [24,tr.104]. dịch là “Phủ Phụng Thiên, huyện Thọ Xương, phường Hà Khẩu, chợ Đông Hoa, các cụ Toát và Lệnh trưởng cùng các vị ở và chợ hàng, trên dưới một lòng, có lưu giữ tiền thuế và xuất thêm tiền của riêng mua lấy hai gian của phố, xây dựng thành đền để phụng sự tổ tiên, thần thổ kỳ, nên lập văn bia” [24,tr.124). Đoạn văn bia trên nội dung nói lên địa điểm xây dụng đình Tử Dương chính

Trang

là ở Phường Hà Khẩu cũ và là phố Hàng Buồm hiện nay. Đình được xây dựng có sự đóng góp của đông đảo nhân dân ở đây.

Đoạn tiếp theo có ghi do nhu cầu “cầu đảo” với mong muốn phúc đức dồi dào, người dân nơi đây giao ước bỏ thêm của, giữ lại thuế tiền, mua hai gian nhà đất của phố để xây dựng đình. Hàng năm mọi người đều đến Từ vũ để tế tự theo đúng ghi thức. Ngoài ra còn kê khai quê quán, chức sắc, họ tên, số tiền thuế lưu lại, số của cải cung tiến đều liệt vào văn bia như sau:

“Toát nhất bàn phó tri thái y viện đại sứ phụng trung hầu Nguyễn Khắc Tuyên.

- Toát nhị bàn kỳ lão thượng thọ Nguyễn Trấn.

- Toát tam bàn tả phiờu cõu kờ Nguyễn Quốc Thể, trùm nhất bàn trương thái y viện, Chiêm sự viện chiêm sự Tín trung bá Nguyễn Đình Dung. Điện bàn huyện Huyện thừa Dực nghĩa tử Nguyễn Trọng Dương. Trùm nhị bàn nho sinh Nguyễn Trọng Mãn. Thị đông cung Thái y viện biện Nghiệm Hải trung tử Nguyễn Xuân Hải. Lềnh nhất bàn sinh đồ Nguyễn Huy Vĩ, tự Hải Ánh. Nhiờu khóa Phạm Thế Cẩm. Nội nhất phiên cai hợp Phạm Đình Mai, Nguyễn Quốc Sĩ, Lềnh nhị bàn nhiêu sử Nguyễn Đình Quyền. Sinh đồ Nguyễn Doón Phùng. Cai hợp binh phiên Nguyễn Đình Luận, Nguyễn Thế Huân. Trung Thuận huyện Huyện thừa Nguyễn Xuân Thụ. Trưởng nhưng bàn thiêm tổng tri Phạm Bá Lan. Thọ Xuân Huyện huyện thừa Thường phái tử Nguyễn Viết Tuấn, Trần Nhõn Xuõn. Tả phiêu cai hợp tương nghĩa nam Nguyễn Đình Trương, Nguyễn Trọng Uyển. Nhiêu sử Phạm Tuấn Ngạn. Trưởng Dương Ai Nguyễn Công Mậu. Cai Hợp Nguyễn Trọng Nhã. Vĩnh Khang huyện Huyện thừa Trịnh Đức Diện. Nội nhất phiên cai hợp Phạm Đăng Doanh. Tiền toát tam bàn lóo nhiờu Vũ Chiêm, tiền chùm nhất bàn tả phiờu cõu kờ Dương Trung Tử Phạm Đỡnh Thiờm. Tiền trưởng nhưng thái y viện huấn khoa Phạm Tuấn Đặng đẳng. Kỳ các chư viên danh ký lưu tiền thuế, tiền hựu hữu cung tiến các cộng cổ tiền nhất thiên nhất bách thất thập tứ quan tạo tác từ vũ phụng sự bi ký” [24,tr.105].

Trang

Phần cuối của bai có ghi một bài Tái bi vân như sau: “Phúc sinh Nam Việt

Thị hiệu Đông Hoa Phong tục thuần hậu Thượng hạ hiệp hòa Tư tài cung tiến Công dụng tăng gia Cơ đồ triệu tạo Điện vũ nguy nga Thần chiếu chúc điển Thế kế khôi khoa Nhất bi ngập lập

Thiên cổ nam ma” [24,tr.108].

Đây là một tấm bia cỡ trung bình lòng bia rộng khổ 75 cm x 50 cm. Đầu đề có 5 chữ to khắc chõn. Lũng bia có 24 dòng chữ Hán viết theo thể chân dễ đọc. Bia bị vỡ một mảng khoảng 6 cm2 nhưng không vào chữ. Bia có niên đại nhưng không có tên người soạn. Tổng cộng bia có khoảng 1000 chữ Hán.

Ngoài ra cũn cú một chuông đồng cao khoảng 0m6 đường kính 0m3 chưa xác định được niên đại và 2 bức hoành phi, 7 câu đối. Trong đó cú cỏc cõu:

“Nguyên tặc tảo thanh Trần đại tuấn công tồn cổ lục Khanh từ hiển ứng Tô Giang viễn phái dẫn dư linh”

Nghĩa là quét sạch giặc Nguyên đời Trần, công lớn còn ghi sử xanh. Hiển ứng thần từ sụng Tụ chảy mãi vẫn để điều thiêng.

“A Nhật xuất Đông lưu thắng tích Tinh hoàn long đỗ vọng thần quang”

Dịch là: Mặt trời mọc sự nghiệp nhà Trần (Đông A) còn để lại thắng tích. Trăng sao vằng vặc vọng đình tại kinh kỳ (Long Đỗ) rực ánh thần linh.

Trang

“Hưng Đạo Quốc Tuấn công ưng bất hạ, Huệ Trung thắng tích tự tương cao”.

Dịch là: Công lao của Hưng Đạo luôn vĩ đại Thắng tích Huệ Trung mãi lớn lao.

Ngoài ra còn lại trong đình một số hoành phi câu đối: Có hai bức hoành phi bằng gỗ sơn son thiếp vàng “Thiên cổ chung linh”

Dịch là: Nghìn xưa chuông thiờng. “Lãm chiếu vô tư”

Dịch là: Ánh sáng soi chung.

Tất cả những chứng tích đó cho chúng ta thấy sự cần thiết phải giữ gìn và bảo tồn di tích ở số 8 phố Hàng Buồm ngày nay đang bị lấn chiếm nghiêm trọng.

Về ngày lễ ở đình theo hồ sơ lập năm 1943 cho biết về ngày lễ ở đình “trước thì Xuân Thu nhị kỳ vào tháng 3 và tháng 9” hiện nay đỡnh đó bị biến thành nơi ở và kinh doanh nên không còn lễ bái. Toàn bộ những hiện vật ở Đình hiện nay hầu như không còn nữa.

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w