Tư tưởng Phật giáo của Tuệ Trung Thượng sĩ

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 44 - 53)

Toàn bộ tư tưởng Phật giáo của Tuệ Trung Thượng sĩ tập hợp trong tác phẩm Thượng sĩ ngữ lục. Bộ sách này gồm có ba phần: Phần thứ nhất là “Ngữ lục” – những bài giảng của ông cho học trò và những công án của ông, phần này do Pháp Loa ghi lại, Trần Nhõn Tụng khảo đính. Phần thứ hai gồm có 49 bài thơ với nhiều đề tài và nhiều thể loại. Phần thứ ba gồm một bài “Thượng sĩ hành trạng” của Trần Nhõn Tụng, tỏm bài “Tỏn” của tám nhà Thiền học phái Trỳc Lõm và một bài bạt của Đỗ Khắc Chung.

3.2.1.1. Tu phật nhưng không xuất gia, không giữ đỳng cỏc phộp “tam quy”, “Ngũ giới”, có tinh thần nhập thế tích cực.

Phật giáo Đại Thừa đưa ra giới luật cho các phật tử khi tu hành phải tuân theo đó là “Tam quy” và “Ngũ giới”. “Tam quy” chính là trở về nương tựa Phật, trở về nương tựa Pháp và trở về nương tựa Tăng. Còn “Ngũ giới” là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Không sát sinh: ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, người Phật tử phải học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người, mọi loài. Chúng ta quý sinh mạng của mỡnh, thỡ không được hại tới sinh mạng của kẻ khác. Giết hại mạng sống có thể là do mình trực tiếp giết, xúi bảo người khác giết hay tùy hỷ trong việc giết hại. Khi thấy người khác giết người chỉ được một bề thương sót không được vui thích. Vì vậy người phật tử không giết hại sinh mạng, không tán thành sự chết chóc và không để kẻ khác giết hại mọi loài có sự sống. Không được uống rượu: Phật giáo chủ trương giác ngộ muốn được giác ngộ trước phải điềm đạm tỉnh sáng, uống rượu vào gan ruột nóng bức, tâm trí quay cuồng, mất hết bình tỉnh không còn sáng suốt, trái hẳn mục đích giác ngộ. Chớnh vỡ nóng bức cuồng loạn, có những người khi say sưa tội lỗi họ cũng dám làm, xấu xa gì họ cũng không

Trang

sợ, mất hết lương tri. Vì thế người biết đạo đức phải tránh xa không uống rượu. Uống rượu chẳng những làm mất trí khôn, lại gõy nên bệnh hoạn cho thân thể, còn di hại cho con cái sau này đần độn. Đú chính là một tai họa cho cá nhân và cả xã hội. Người Phật tử vì nghiệp giác ngộ, vì lợi ích cho mình cho người quyết hẳn không uống rượu. Trừ trường hợp mắc bệnh y sỹ bảo phải dùng rượu hòa thuốc mới lành, Phật tử được uống thuốc rượu đến khi lành bệnh thì chấm dứt, cần phải trình cho chư Tăng biết trước khi uống. Đó là phép “Tam quy” “Ngũ giới” của nhà Phật.

Tuệ Trung Thượng sĩ sớm nghiên cứu Phật pháp nhưng không xuất gia đi tu mà chỉ là cư sĩ. Đây chính là điểm khác biệt giữa Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa với Phật giáo Việt Nam. Phần lớn những nhà truyền giáo ở Ấn Độ và Trung Hoa đều là những vị xuất gia, còn ở Việt Nam có những nhà truyền giáo có thể là cư sĩ. Đó là bởi vì tư tưởng Phật giáo của những nhà truyền giáo này lấy sự giác ngộ làm nền tảng. Người giác ngộ cho dù là xuất gia hay tại gia cũng có thể truyền giáo. Ngược lại, một người tuy đã xuống tóc đi tu, nhưng trong tõm cũn vương vân thế tục nặng nề thì không tránh khỏi phạm giới và mắc tội. Chính vì vậy Tuệ Trung Thượng sĩ là một cư sĩ nhưng vẫn được Trần Thỏi Tụng tôn làm sư huynh và gọi bằng tên cao quý “Thượng sĩ” và được Điều Ngự giác hoàng Trần Nhõn Tụng kớnh lễ gọi là “Thầy”. Không những thế với sự uyên thâm Phật giáo của mình, Tuệ Trung Thượng sĩ được nhiều thế hệ đời sau kính phục. Trần Nhõn Tông viết bài “Tỏn Tuệ Trung Thượng sĩ”

“Nhìn lên càng thấy cao, Khoan vào càng thấy cứng. Bỗng nhiên ở phía sau, Nhìn lại thấy ở phía trước. Cái đó gọi là :

Trang

Đạo Thiền của Thượng sĩ” [5,tr.485]. (Trần Nhõn Tông)

Theo Trần Nhõn Tông ca ngợi Tuệ Trung Thượng sĩ trụng thỡ càng thấy cao khó mà với tới được. Khoan thì càng thấy cứng, khó mà hiểu thấu tận bên trong. Khi thì thấy ở phía sau, khi thì ở phía trước không cố định, biến hóa khôn lường. Thượng sĩ là một bậc thầy cao quý khó ai có thể sánh được và không ai có đủ khả năng có thể nhận xét một cách chính xác.

“Ôi!

Thộp rũng rốn được. Gang sống đỳc nờn. Thước trời gang đất. Trăng sáng gió trong. Quát!”

(Pháp Loa) [5,tr.649].

Pháp Loa ví Thượng sĩ là một con người được được làm bằng thép “rũng”, bằng sắt “sống” rất cứng và chắc. Muốn đo được khả năng của Thượng sĩ dùng cả “thước trời” cũng không thể đo được.

Thượng sĩ không những không xuất gia mà còn ăn mặn không ăn chay. Theo người lấy giác ngộ là căn bản, không chấp trước chuyện ăn uống, ăn chay hay ăn mặn không thành vấn đề. Đó chỉ là phương tiện hành đạo và hợp với quy luật của tự nhiên của muôn loài. Giai thoại về Tuệ Trung Thượng sĩ đó là “Ngày kia, Thái hậu làm tiệc lớn đãi người. Người dự tiệc, gắp thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi rằng: “Anh tu Thiền mà ăn thịt thì thành Phật sao được?”. Thượng sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật cũng chẳng cần làm anh. Cô chẳng nghe các bậc cổ đức nói “Văn thù là Văn thù, giải thoát là giải thoát đó sao?” [5,tr.545]. Hay trong câu hỏi của Trần Nhõn Tông với Tuệ Trung Thượng sĩ: “Chỳng sinh

Trang

quyền cái nghiệp uống rượu và ăn thịt, thì làm sao tránh được tội bỏo” Thượng sĩ trả lời bằng một bài kệ sau:

“Ăn thịt và ăn cỏ, Tùy theo từng loài đó. Xuân về cây cỏ sinh, Họa phúc nào đâu có”.

Theo Tuệ Trung Thượng sĩ mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều theo quy luật tự nhiên “xuõn về cây cỏ sinh”. Không có chuyện “họa” hay “phỳc” khi ta sống hợp với quy luật tự nhiên. Hay trong bài “Vật không tùy theo mọi người” Tuệ Trung Thượng sĩ viết:

“Đến xứ cởi trần cứ vui vẻ mà bỏ áo,

Không phải là quyên lễ, chỉ tùy theo thói tục mà thôi.

Chiếc thoa vàng đối với bà già đầu hói chỉ là chiếc móc để treo,

Tấm gương sáng đối với người mù chỉ là cái nắp đậy chén” [5,tr.257]. Không gò bó vào một khuân mẫu nhất định nào mà phải tùy tục hay hợp với quy luật của tự nhiên thì không có gì sai trái. Nếu làm trái không mang lại tác dụng mà chỉ là điều vô nghĩa giống như chiếc thoa vàng cài lên đầu một bà già đầu hói, như chiếc gương đối với người mù mà thôi.

Vỡ không xuất gia đi tu nên Tuệ Trung Thượng sĩ cũng có gia đình như những người bình thường khác. Theo “Thượng sĩ hành trạng” có viết: “Sau người nhuốm bệnh ở trang Dưỡng Chõn, khụng nằm trong phòng riêng mà cho kê một chiếc giường gỗ giữa ngôi nhà bỏ trống và nằm theo phộp “Cỏt tường”, nhắm mắt mà tịch. Người hầu hạ và thê thiếp trong nhà khóc rống lờn”. [5,tr.547].

Vốn là người “mến mộ cửa không ngay từ hồi còn để chỏm”, song khi đất nước lâm nguy Tuệ Trung Thượng sĩ sẵn sàng là một vị tướng, một nhà ngoại giao thiờn tài. Tuệ Trung Thượng sĩ từng thống lĩnh hàng vạn quân

Trang

trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ nhất. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, Tuệ Trung Thượng sĩ nhiều lần đến trại giặc giả vờ hẹn ngày ra hàng để quân ta cú thờm thời gian chuẩn bị lực lượng. Người Phật tử Việt Nam không thể tỏch mỡnh ra khỏi vận mệnh của dân tộc mà có tinh thần nhập thế tích cực. Tinh thần nhập thế đú chớnh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước với tinh thần nhập thế của Thiền Tông. Tu Thiền không chỉ dừng lại ở việc niệm phật, trì giới, giác ngộ nữa mà là hành động có mục đích, lý tưởng cao cả hơn. Hành động đú chớnh là đánh giặc cứu nước trước họa xâm lăng của kẻ thù. Với tinh thần này đã hướng con người một cách tự nguyện bổn phận, trách nhiệm của mỗi công dân với tổ quốc. Tinh thần nhập thế tích cực đó không chỉ thể hiện ở Tuệ Trung Thượng sĩ mà còn ở nhiều phật tử khác như Trần Thỏi Tông, Trần Nhõn Tông.

Với tinh thần nhập thế tích cực không chỉ của Tuệ Trung Thượng sĩ mà của các Thiền gia dưới thời Trần, đã làm cho Thiền Tông Việt Nam không còn là bản sao của Thiền Tông Trung Hoa. Thiền Tông Việt Nam có sự kết hợp hài hòa giữa Thiền với chủ nghĩa yêu nước, làm nên nét đặc sắc của Thiền Tông Việt Nam.

Đú chính là tư tưởng Phật giáo độc đáo của Tuệ Trung Thượng sĩ mà trong lịch sử Phật giáo Việt Nam chúng ta khó lòng có thể tìm thấy nhân vật thứ hai. Ông theo đạo Phật, nhưng không tuân theo “tam quy, ngũ giới” của Phật pháp mà lấy giác ngộ làm chân lý, tuân theo quy luật tự nhiên với một tinh thần nhập thế tích cực. ễng chính là nhà Thiền học điển hình cho tư tưởng Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần.

3.2.1.2. Quan niệm “Phật tại Tõm”

Theo Tuệ Trung Thượng Sĩ điểm xuất phát, cội nguồn của Phật pháp đú chớnh là “Tõm”. Trong bài “Phật Tâm ca” Tuệ Trung Thượng sĩ viết:

Trang

Tõm, tõm, tõm không thể nói được. Khi tâm sinh thì phật sinh,

Khi Phật diệt thỡ tõm diệt.

Không có chỗ nào diệt tâm mà còn Phật,

Diệt Phật mà cũn Tõm thỡ bao giờ cho hết” [5,tr373]. Hay trong bài “Tõm vương” (vua Tâm) Thượng sĩ viết: “Vua Tõm khụng tướng cũng không hình,

Dù mắt sáng như hạt châu dưới cằm con rồng cũng không thấy được.” [5,tr.237]

Tõm chính là chúa tể của cảm giác, lý trí của con người nên gọi là “Tõm vương”. Tâm vương bao gồm tỏm cỏi “thức”. Đó là nhãn thức (thấy biết), nhĩ thức (nghe biết), tỵ thức (ngửi biết), thiệt thức (nếm biết), thân thức (động chạm mà biết), ý thức (suy xét mà biết), matna thức (cái thức cầm, bắt lấy chỗ thấy biết, a lại da thức (cái tâm thức gồm thâu tóm được tất cả các thức nói trên). Tám thức trong tâm vương ẩn náu sâu kín trong mỗi chúng sinh.

Ở đây Tuệ Trung Thượng sĩ quan niệm “Tõm” là cái vô hình, vô thanh mà chúng ta không thể nhìn thấy được. “Tõm” và “Phật” là hai phạm trù song song với nhau và không tách rời nhau. Trong “Phật” cú “Tõm” và trong “Tõm” cú “Phật”. Khi không cú “Tõm” thỡ chúng ta không thể thấy được Phật. Cái tâm của Tuệ Trung không thể diễn tả bằng ngôn từ. Tõm chớnh là Phật tính mà trong mỗi con người đều có, chỉ có điều do “ham muốn” làm lu mờ đi Phật tính ở trong mỗi con người. Thượng sĩ từng nói với vua Trần Nhõn Tông, khi ông cũng muốn biết về “Bổn phận tông chỉ”, Tuệ Trung Thượng sĩ đáp: “soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được”. Nhờ vậy mà Trần Nhõn Tụng đó thụng được đường vào của Phật. Phật không ở đâu xa mà ở trong “Tõm” của mỗi người và không thể tìm ở

Trang

bất cứ nơi nào khác. Hay trong một lần trả lời môn tăng hỏi: “Hàng Đại Đức xưa núi: “Vụ tõm tức là đạo”, đúng chăng? Sư đáp:

“Vô tâm nào phải đạo Vô đạo cũng vô tâm” Sư lại nói tiếp:

Nếu họ bảo “Vụ tõm là đạo” thì tất cả cây cỏ đều là đạo cả sao? Bằng ngược lại núi “Vụ tõm không phải là đạo thì sao còn nói chuyện “hữu”, “vụ” làm gì? Hãy nghe bài kệ của ta:

“Vốn khụng tõm khụng đạo, Có đạo chẳng có tâm.

Tâm, đạo là hư tịch,

Biết nơi nào truy tầm?” [5,tr.317]

Trong cuộc sống con người do có “Ham muốn” nên vướng vào “nghiệp”. Muốn thoát được “nghiệp” đó con người phải nhận ra được bản tâm của chính mình và đưa nó trở về với con đường của chính đạo. Trong bài “Phàm thánh chẳng có gì khác nhau” Tuệ Trung Thượng sĩ viết:

“Lông mày ngang, lỗ mũi dọc,

Phật với chúng sinh đều một bộ mặt mà thôi”

Phật là ở trong “Tõm” mỗi người, Phật không ở đâu xa, không khác với con người. Cho nên không cần tìm ở đâu khác mà ở chính bản thân mình.

Khụng riêng Tuệ Trung Thượng sĩ mà Trần Thỏi Tụng, sau khi bỏ lờn nỳi Yờn Tử để xuất gia, Quốc sư đã dạy “Nỳi vốn không có Phật, Phật ở ngay tõm. Tõm tịnh lặng mà thấu biết, đó gọi là chân phật”. Trần Thỏi Tụng đó trở về làm công việc của một vị vua, trải qua cuộc kháng chiến chống quõn Mụng – Nguyên lần thứ nhất vẫn chuyên tâm nghiên cứu Phật pháp với tác phẩm có giá trị Khóa hư lục.

Trang

Trong cuộc đời mỗi con người thì vấn đề sinh tử là vấn đề quan trọng. Và đa số mọi người đều nghĩ “sinh tử là đại sự”, người tu Phật đều mong sao thoát khỏi sinh tử. Trong dân gian vẫn kể chuyện Thái tử Tất Đạt Đa bốn lần ra cửa thành gặp người già, ốm, chết và người tu hành, Từ đó bỏ cung điện mà đi. Điều đó chứng tỏ thực tiễn dẫn dắt Tất Đạt Đa xuất gia chính là vấn đề sinh tử.

Tuệ Trung Thượng sĩ rất quan tâm đến việc lý giải tận gốc vấn đề sinh tử. Theo Thượng sĩ. Trong bài “Sinh tử nhàn nhĩ” Tuệ Trung Thượng sĩ viết:

“Tâm sinh thì sống chết sinh, Tâm diệt thì sống chết diệt.

Sống chết vốn là không có tự tính,

Cỏi thân do huyễn ảo hóa thành này rồi cũng phải diệt Phiền não, bồ đề đều ngầm tiêu ma hết,

Địa ngục, thiên đường cũng tự khó diệt. …

Người ngu ngả nghiêng, sợ sống chết

Bậc trớ cú cái nhìn thông đạt, xem sống chết là lẽ thường mà thụi” [5,tr.282].

Có nghĩa là Tâm mà sinh mà sinh tử cũng sinh, khi Tâm diệt thì sinh tử cũng diệt. Sinh tử của con người là phụ thuộc vào Tâm. Tâm ở đây chính là vọng tâm, vọng tâm nổi lên sẽ khởi nghiệp, nghiệp dừng thì sinh tử dứt. Vọng Tâm là Tâm không thật, tâm không thật thì tạo ra nghiệp dối. Nếu như vọng tâm lặng thì không có tham, không có tham thỡ khụng tạo nghiệp. Ở đây Tuệ Trung Thượng sĩ đã đem hai quan niệm đối lập nhau về vấn đề sinh tử. Một bên coi vấn đề sinh tử là trọng đại, luôn cảm thấy sợ hãi, ám ảnh về cái chết. Đó là quan niệm của những kẻ phàm nhân. Còn đối với thánh nhân, họ hiểu thân xác con người chẳng qua chỉ là “huyễn ảo hóa thành”.

Trang

“Đừng hỏi sống, chết, ma và Phật nữa,

Các ngôi sao đều hướng về Bắc, nước vẫn chảy về Đông”.

Sống với chết đều là không có thật, nó là một vòng luân hồi theo lẽ tự nhiên giống như các chòm sao trên trờ đều chầu về phương Bắc và nước sông đều chảy ra biển Đông. Cho nên sống chết chỉ là lẽ thường.

3.2.1.4. Tư tưởng hành Thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ

Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của Đạo Phật. Bởi, xưa kia đức Phật tọa Thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ - đề mới giác ngộ thành Phật. Còn đức tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa, ngài ở chùa Thiếu Lâm, ngồi xoay mặt vào vách không quan tâm đến bên ngoài gần chín năm. Phần lớn những người theo đạo Phật ở Ấn Độ và Trung Hoa đều hành thiền theo hình thức tọa thiền.

Tuệ Trung Thượng sĩ đã đưa ra phương pháp tu thiền khá độc đáo. Hành diệc Thiền,

Tọa diệc thiền;

Nhất đóa hồng lô hỏa lý liên. Dịch nghĩa là:

Đi cũng thiền, Ngồi cũng thiền

Một đóa sen trong lò lửa hồng. [5,tr.275]

Hay trong bài “Sống chết nhàn thôi vậy” Tuệ Trung Thượng sĩ viết: “Thanh văn ngồi Thiền ta không ngồi

Bồ tát núi Phỏp ta nói thực”.

Với tư tưởng này Tuệ Trung Thượng sĩ đã phá vỡ mô hình ngồi thiền cổ điển. Cũng giống như Trần Thỏi Tụng khi “Bàn về ngồi thiền” viết: “Đi, đứng, nằm, ngồi cũng đều là Thiền, không phải chỉ riêng ngồi” [5,tr.88]. Nhưng Trần Thỏi Tụng lại cho rằng muốn đạt đến giải thoát, người tu phật

Một phần của tài liệu luận văn Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 -1291) trong lịch sử dân tộc (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w