Nộp ngân sách tăng thêm

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 (Trang 56)

Xét đến khía cạnh xã hội, mức nộp ngân sách nhà nước của Công ty đang gia tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 1.770 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 2.001 triệu đồng, cũng xấp xỉ mức tăng của năm 2013 (2492 triệu đồng), đến năm 2014 mức nộp ngân sách tăng 2.690 triệu đồng so với năm 2013. Đây là những sự gia tăng rất đáng khích lệ mà Công ty có được trong vòng 5 năm vừa qua.

2.3.2.5. Lao động tăng thêm và Thu nhập bình quân năm tăng thêm.

Do việc đầu tư đổi mới trang thiết bị hàng năm, một bộ phận công nhân còn yếu về trình độ tay nghề đã bị cắt giảm. Với số lao động thu hẹp dần qua từng năm, song không vì thế mà tiền lương thấp đi, trái lại, vẫn tăng một cách đều đặn, tuy không được gọi là rất cao song có thể nói, người công nhân đã được trả lương đúng sức lao động của mình cho một công việc ổn định .

Cho đến năm 2014, lương lao động bình quân hàng tháng là 3,74 triệu đồng - với mức thu nhập này cán bộ công nhân viên có thể yên tâm làm việc lâu dài tại Công ty.

2.4. Thành công, tồn tại và nguyên nhân tồn tại đầu tư phát triển tại Công ty.

2.4.1. Những kết quả đạt được.

Trong 5 năm qua việc đầu tư của Công ty Cổ phần 504 đã đạt được những kết quả khả quan thể hiện ở năng lực sản xuất các loại sản phẩm hàng năm đều tăng. Cùng với phương pháp đầu tư hợp lý với đặc thù của Công ty nên hầu hết các máy móc thiết bị của Công ty đều phát huy hiệu quả nhanh. Thông qua tốc độ phát triển năng lực phục vụ tăng thêm cho thấy rõ sự tăng này đặc biệt là sản phẩm phục vụ cho công trình, xây dựng. Không chỉ vậy, các loại sản phẩm khác của Công ty cũng tăng khá nhanh.

Trong thời gian vừa qua do có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng, cơ sở vật chất, trang thiết bị được hiện đại hoá, năng lực sản xuất tăng lên. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cũng được Công ty quan tâm đầu tư, chính vì vậy trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt. Sản phẩm được Công ty sản xuất ra với chất lượng cao, mẫu mã phong phú về chủng loại, giá thành sản phẩm hạ, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời Công ty cũng luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường, với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng, nhãn hiệu đã dần có uy tín trong lòng mọi người. Với khối lượng vốn đầu tư được thực hiện trong thời gian qua, trong tương lai khả năng cạnh tranh của Công ty tương đối có lợi. Đặc biệt đối với sản phẩm mũi nhọn. Để thực hiện một cách thành

công vấn đề cạnh tranh trong tương lai đòi hỏi Công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing.

Qua hoạt động đầu tư này, năng lực về khoa học công nghệ tăng lên cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và kỹ xảo. Với năng lực phục vụ tăng thêm do hoạt động đầu tư mang lại, Công ty có khả năng chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh, nhập các nguyên vật liệu để sản xuất. Như vậy, tiềm năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường là rất lớn.

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân tồn tại của hoạt động đầu tư phát triển.

Thứ nhất, công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư chưa được chú trọng đúng

mức, chưa đổi mới hoạt động cho phù hợp với việc phát triển nền kinh tế thị trường. Về công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch đầu tư chưa bố trí hợp lý giữa việc đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu, giữa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư tài sản vô hình với việc đảm bảo đủ vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Về công tác kế hoạch, thực tế những năm qua còn bị xem nhẹ, chưa xuất phát từ tình hình cung, cầu của thị trường. Công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Chưa gắn kết công tác kế hoạch đầu tư hằng năm với công tác kế hoạch hóa đầu tư theo chương trình, dự án.. Hậu quả là, đầu tư bị chồng chéo, thất thoát đầu tư nhiều. Do đó, hiệu quả đầu tư giảm.

Thứ hai, thiếu vốn, quy mô vốn nhỏ, cơ cấu bất hợp lý, trong khi công nợ của

Công ty ngày càng tăng là những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ, đầu tư tập trung và do đó, có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển pha sau. Trong những năm qua, Công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn do nguồn ngân sách hạn hẹp, vốn vay cần những điều kiện nhất định, vốn tự có không thể đáp ứng nhu cầu. Thực tế đó đã làm cho tài chính của Công ty thiếu lành mạnh, số “nợ khoanh”, “nợ treo” tăng lên do nguyên nhân bất khả kháng chưa được giải quyết dứt điểm. Hậu quả là, Công ty không đủ vốn để tái đầu tư và cũng không có khả năng để trang bị các dây chuyền công nghệ tiên tiến.

Thực tế những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Công ty có các khoản nợ phải trả, phải thu đều rất lớn và có xu hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đến khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ trong hiện tại và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong tương lai.

Về nợ phải thu: Số nợ phải thu của Công ty là 92.675 triệu đồng. Trong tổng số nợ phải thu, nợ chưa đến hạn trả chiếm 68%, nợ đến hạn trả chiếm 32%.

Như vậy, tình hình tài chính không lành mạnh đã làm trầm trọng thêm tình hình thiếu vốn vay mới để mở rộng đầu tư phát triển của Công ty và do đó ảnh hưởng không tốt đến kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển.

Thứ ba, Công tác chuẩn bị đầu tư, bao gồm việc khảo sát, lập dự án, thẩm định

dự án đầu tư… đã không được tuân thủ theo đúng trình tự, chưa tính đúng, tính đủ các khoản chi, các nhân tố ảnh hưởng… Khâu thẩm định, phê duyệt dự án tiến hành còn bị xem nhẹ. Công tác quản lý hoạt động đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư, đặc biệt việc quản lý vốn đầu tư XDCB còn nhiều sơ hở, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Có thể kể ra một số yếu kém trong giai đoạn thực hiện đầu tư như sau:

- Một là, tồn tại tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải ở nhiều dự án đầu tư. Việc đầu tư dàn trải, thiếu tập trung trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản, hậu quả là, nảy sinh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.

- Hai là, việc bố trí vốn đầu tư phát triển chưa tập trung ưu tiên cho các dự án, công trình trọng điểm, công trình đang triển khai dở dang để hoàn thành sớm, rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Ba là, công tác đấu thầu là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư, nhà thầu và xã hội, nhưng chưa được Công ty chú trọng thực hiện. Đấu thầu rộng rãi được chủ trương mở rộng so với các hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu nhằm phát huy tính ưu việt của nó, nhưng trong quá trình triển khai thực tế lại có tình hình ngược lại. Do vậy, hiệu quả hoạt động đấu thầu còn hạn chế và không được như mong muốn.

Thứ tư, những yếu kém về trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ và trình độ tay

nghề của CBCNV trong Công ty. Trình độ của một số cán bộ quản lý điều hành Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Đa số cán bộ quản lý đều trưởng thành từ cán bộ kỹ thuật, chưa qua đào tạo về công tác quản lý kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy đã ảnh hưởng không ít đến việc xác định phương hướng kinh doanh, tính toán hiệu quả của Công ty. Các hình thức tiền lương, tiền thưởng phân phối cho người lao động chưa công bằng, còn bình quân, chưa khuyến khích phát triển tài năng và nâng cao năng suất lao động.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 504 3.1. Định hướng hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần 504.

3.1.1. Phương hướng phát triển Công ty (giai đoạn 2015 – 2020).

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Xây Dựng về việc đẩy mạnh công tác phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng một tổ chức kinh doanh mạnh trong lĩnh vực này trong những năm từ 2015-2020, Công ty xác định tiếp tục hoạt động theo định hướng đã được Tổng công ty thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua là đầu tư phát triển, kinh doanh cơ sở hạ tầng theo mô hình các dự án đầu tư đồng bộ, tăng cường quy mô tổ chức của Tổng công ty kể cả về bộ máy tổ chức, con người, vốn đầu tư và cung cách quản lý, tiếp tục mở rộng kinh doanh theo chiều sâu tại Thành phố Quy Nhơn, theo chiều rộng tại các tỉnh lân cận.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2015 – 2020 bình quân khoảng 15%/năm và riêng năm 2014 phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế tài chính cụ thể như sau:

- Tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt: 250 tỷ đồng.

- Doanh thu đạt: 90% giá trị sản lượng (tương đương 225 tỷ đồng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu nhập bình quân người lao động đạt từ: 1.950.000 đồng/người/tháng. - Tích cực, chủ động tìm kiếm nhiều việc làm, thắng thầu nhiều công trình có giá trị lớn với giá cao.

- Tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2014, cụ thể hoá các mục tiêu nêu trên, trước hết Công ty phải thực hiện thành công mục tiêu then chốt là sản lượng và doanh thu.

Tổ chức thực hiện chính sách chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng 9002 và đưa chính sách chất lượng đó đến từng nhân viên, phát huy nội lực nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu, cố gắng đạt duy trì tỷ lệ trúng thầu lớn hơn 62%.

Tiếp tục phát triển các ngành nghề chính, mũi nhọn là xây dựng cầu, đường bộ, sản xuất vật liệu xây dựng, thí nghiệm vật liệu xât dựng v.v… Đồng thời, mở rộng ngành nghề kinh doanh bằng cách đầu tư phát triển và mở thêm các Công ty con sản xuất vật liệu xây dựng vừa là để phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty vừa là để cung ứng vật tư trên thị trường đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực tư vấn thiết kế và kinh doanh địa ốc.

Bảng 3.1: Các dự án Công ty đang và sẽ thi công trong thời gian tới.

Tên dự án Giá trị thực

hiện (1000Đ)

Thời gian

thực hiện Chủ đầu tư

1. Công trình đường quen biển Dung Quất – Sa Huỳnh (Gói thầu số 18)

32.727.702 18 tháng Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi 2. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng

kỹ thuật các KDC trong KKT Dung Quất (gói thầu số 43)

8.092.010 4 tháng

Ban Quản lý các dự án đầu tư - Ban Quản lý

KKT Dung Quất 3. Dự án Nâng cấp Quốc lộ 1D,

TP. Quy Nhơn 120.000.000 13 tháng

Sở giao thông vận tải tỉnh Bình Định 4. Dự án cầu đường bộ vượt

đường sắt Km 784+425 101.900.000 25 tháng Ban QLDA ĐSKV 5. Công trình đường quen biển

Dung Quất – Sa Huỳnh (Gói thầu số 19)

19.271.074 18 tháng Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi 6. Dự án khu đô thị mới Bắc Cầu

Bang 64.374.833 22 tháng Công ty 508

7. Thi công xây lắp công trình gói

thầu số 3.9– ĐT 642 19.440.198 17 tháng

Ban quản lý dự án chuyên ngành Giao

thông Phú Yên 8. Thi công xây lắp công trình

đường từ Nam cầu Hùng Vương đến khu công nghiệp Hòa Hiệp 1

73.543.500 14 tháng 20 ngày

Ban quản lý dự án chuyên ngành Giao

thông Phú Yên (Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh)

3.1.2. Định hướng hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.1. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển phải gắn với việc đổi mới cơ cấu đầutư theo định hướng chiến lược của Công ty. tư theo định hướng chiến lược của Công ty. tư theo định hướng chiến lược của Công ty. tư theo định hướng chiến lược của Công ty.

- Hoạt động trong cơ chế thị trường mục tiêu của Công ty là hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận. Chính mục tiêu này là động lực để Công ty tiết kiệm chi phí đầu tư, chống lãng phí, đầu tư trọng tâm trọng điểm, nhanh chóng đưa dự án vào vận hành, khai thác, do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

- Đổi mới cơ cấu đầu tư, về thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu huy động và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định của công ty trong từng thời kỳ phát triển.

Một cơ cấu đầu tư được xem là hợp lý nếu nó phù hợp và phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của Công ty, phù hợp với các quy luật khách quan, đảm bảo quan hệ tỷ lệ hợp lý giữa các yếu tố về vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, giữa yêu cầu đầu tư và khả năng của Công ty, tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong Công ty. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của Công ty phải trên cơ sở tạo lập một cơ cấu đầu tư hợp lý giữa việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị với đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư vào tài sản vô hình, đảm bảo một cơ cấu đầu tư hợp lý giữa đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu, giữa khả năng về vốn và nhu cầu đầu tư.

3.1.2.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển phải kết hợp chặt chẽ với việc huyđộng hợp lý, tối đa mọi nguồn vốn trong và ngoài Công ty cho đầu tư phát triển.động hợp lý, tối đa mọi nguồn vốn trong và ngoài Công ty cho đầu tư phát triển.động hợp lý, tối đa mọi nguồn vốn trong và ngoài Công ty cho đầu tư phát triển. động hợp lý, tối đa mọi nguồn vốn trong và ngoài Công ty cho đầu tư phát triển.

- Thực tế cho thấy, trong điều kiện một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, nguồn vốn ngân sách cũng như bản thân Công ty có hạn và luôn chịu áp lực trước nhiều nhu cầu về vốn. Áp lực này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dàn trải các khoản đầu tư trong Công ty. Thiếu vốn, nên không cho phép Công ty đổi mới công nghệ hiện đại, đầu tư tập trung, phát triển sản phẩm mới và giảm chi phí sản xuất, dẫn đến hiệu quả hoạt động đầu tư giảm. Chính tình trạng đầu tư dàn trải dẫn dến sự thiếu đồng bộ, không đầu tư trọng tâm trọng điểm, kéo dài thời gian đầu tư, làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty.

3.1.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trên cơ sở coi trọng quyluật cung - cầu trong nền kinh tế thị trường, phát huy tính chủ động, sáng tạo củaluật cung - cầu trong nền kinh tế thị trường, phát huy tính chủ động, sáng tạo củaluật cung - cầu trong nền kinh tế thị trường, phát huy tính chủ động, sáng tạo của luật cung - cầu trong nền kinh tế thị trường, phát huy tính chủ động, sáng tạo của Công ty đồng thời phải tuân thủ sự quản lý của Nhà nước.

- Công ty cần xác định khả năng cung - cầu của thị trường nhằm tránh trường

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 (Trang 56)