Đặc điểm các nguồn lực lao động của Công ty

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 (Trang 32)

Lao động là yếu tố cơ bản của quá trình SXKD có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của Công ty. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu hàng đầu cần quan tâm.

Bảng 2.1: Bảng phân loại LĐ theo trình độ tính đến năm 2014.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

1. Cán bộ trình độ Đại học 32 25.6 34 28.57 2. Cán bộ trình độ Cao đẳng 7 5.6 6 5.04 3. Cán bộ trình độ Trung cấp 22 17.6 18 15.13 4. Cán bộ trình độ Sơ cấp 3 2.4 3 2.52 5. Công nhân kỹ thuật 57 45.6 54 45.38 6. Lao động phổ thông 4 3.2 4 3.36

Tổng số 125 100 119 100

( Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính )

Nhìn vào bảng năng lực lao động của Công ty ta có thể thấy số kỹ sư trình độ Đại học và trên Đại học còn tương đối 34 người trong số 125 cán bộ công nhân viên (chiếm 27,2%). Ngoài ra, trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm một tỷ lệ khá lớn (chiếm 61,6%). Đây cũng là một nguồn nhân lực khá quan trọng của Công ty. Công

ty khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ. Những cán bộ có năng lực được Công ty gửi đi học tập tại các nước như Nga, Nhật… còn những lao động tham gia học tập trong nước được Công ty khuyến khích bằng việc nếu kết quả học tập khá giỏi Công ty sẽ trả tiền học phí và ưu tiên nhiều lợi ích khác. Vì vậy, nên trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên của Công ty ngày càng tăng lên rõ rệt.

Chế độ lương, thưởng luôn được chú ý thực hiện, điều kiện lao động được nâng cao góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.

Đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên được chứ ý chăm lo với nhiều hình thức văn hóa giải trí và các hoạt động khác, góp phần khuyến khích người lao động hăng hái, phấn khởi làm việc.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w