Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 (Trang 31)

2.1.3.1. Loại hình SX và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà Công ty kinh doanh.

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty bao gồm: loại hình kinh doanh xây dựng, những sản phẩm chính của Công ty được sản xuất trong điều kiện môi trường độc hại, người công nhân luôn tiếp xúc với bụi đá, các chất hoá học và làm việc ở ngoài trời.

Các sản phẩm chính của Công ty như: Bê tông nhựa nóng, đá xây dựng, các công trình kiến trúc, nhà cửa, trường học, đường xá và các công trình giao thông, thuỷ lợi.

2.1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty.

Thị trường các yếu tố đầu vào.

- Các chủ đầu tư, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa như: sắt, thép… - Máy móc công nghệ chủ yếu nhập ngoại, lao động trong nước. Tổng số lao động của Công ty có 288 người. Trong đó có 90 CB–CNV có trình độ Đại học và Cao đẳng, còn lại 198 công nhân kỹ thuật bậc cao được đào tạo cơ bản...

Các sản phẩm của Công ty có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty trải trên diện rộng cả nước và đặt biệt là các tỉnh Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên.

2.1.3.3. Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh.

Tính đến ngày 31/12/2013 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là:

 Tồn tại dưới hình thức tài sản 199.405.037.225 đồng. Trong đó: - Tài sản ngắn hạn là 158.825.810.171 đồng.

- Tài sản dài hạn là 40.579.227.054 đồng.

 Tồn tại dưới hình thức nguồn vốn là 199.405.037.225 đồng. Trong đó: - Vốn chủ sở hữu là 35.400.655.694 đồng.

- Nợ phải trả là 164.004.381.531 đồng. (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Trong đó vốn tự có chiếm khoảng 17,75%, nợ phải trả chiếm khoảng 82,25% Trong cơ cấu vốn của Công ty vốn vay cao hơn vốn tự có nên khả năng huy động vốn cao. Công ty chủ yếu sử dụng vốn đi vay để kinh doanh, điều này sẽ giúp cho Công ty năng động hơn trong việc đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh của mình.

2.1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực lao động của Công ty.

Lao động là yếu tố cơ bản của quá trình SXKD có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của Công ty. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu hàng đầu cần quan tâm.

Bảng 2.1: Bảng phân loại LĐ theo trình độ tính đến năm 2014.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

1. Cán bộ trình độ Đại học 32 25.6 34 28.57 2. Cán bộ trình độ Cao đẳng 7 5.6 6 5.04 3. Cán bộ trình độ Trung cấp 22 17.6 18 15.13 4. Cán bộ trình độ Sơ cấp 3 2.4 3 2.52 5. Công nhân kỹ thuật 57 45.6 54 45.38 6. Lao động phổ thông 4 3.2 4 3.36

Tổng số 125 100 119 100

( Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính )

Nhìn vào bảng năng lực lao động của Công ty ta có thể thấy số kỹ sư trình độ Đại học và trên Đại học còn tương đối 34 người trong số 125 cán bộ công nhân viên (chiếm 27,2%). Ngoài ra, trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm một tỷ lệ khá lớn (chiếm 61,6%). Đây cũng là một nguồn nhân lực khá quan trọng của Công ty. Công

ty khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ. Những cán bộ có năng lực được Công ty gửi đi học tập tại các nước như Nga, Nhật… còn những lao động tham gia học tập trong nước được Công ty khuyến khích bằng việc nếu kết quả học tập khá giỏi Công ty sẽ trả tiền học phí và ưu tiên nhiều lợi ích khác. Vì vậy, nên trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên của Công ty ngày càng tăng lên rõ rệt.

Chế độ lương, thưởng luôn được chú ý thực hiện, điều kiện lao động được nâng cao góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.

Đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên được chứ ý chăm lo với nhiều hình thức văn hóa giải trí và các hoạt động khác, góp phần khuyến khích người lao động hăng hái, phấn khởi làm việc.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức SXKD và tổ chức quản lý của Công ty.

2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức SXKD tại Công ty.

Do đặc điểm loại hình kinh doanh của Công ty là xây dựng nên sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc và thời gian sản xuất lâu dài... do đó quy trình công nghệ của sản phẩm xây lắp rất khác so với việc sản xuất các sản phẩm thông thường khác.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh.

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chức năng Bộ phận quản lý Công ty cổ phần 504 Các công trường XNTC CG 4.1 TTTN Las 193 Công ty TNHH Xây dựng 4.2 Công ty TNHH XD Vạn Mỹ Đội cơ giới và xây

dựng Các tổ tu công trình lưu động

Các đội thi

công thi côngCác đội 10 đội thi công

Chức năng các bộ phận:

- Công trường: Là đơn vị nhận kế hoạch sản xuất của Công ty, việc điều hành sản xuất phân cấp theo quy chế làm việc của Công ty bao gồm: Ban chỉ huy, các bộ phận kế toán vật tư kỹ thuật, thủ kho, thủ quỹ.

- Trung tâm thí nghiệm Las-193: Gồm các tổ thí nghiệm chuyên nghiên cứu và thí nghiệm các loại vật liệu dùng thi công công trình.

- Công ty TNHH xây dựng 4.2: Gồm các đội thi công chuyên thi công các công trình và sản xuất các vật liệu xây dựng.

- Công ty TNHH xây dựng Vạn Mỹ: Là đơn vị chuyên sản xuất đá, bê tông nhựa cung cấp thi công các công trình.

- Xí nghiệp thi công cơ giới 4.1: Nhiệm vụ chủ yếu là dùng các máy để thi công công trình hoặc cung cấp máy móc cho các đội thi công.

2.1.4.2. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý

Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý.

Chú thích Phòng TC-HC PGĐ Nội chính Kỹ thuậtPGĐ PGĐ Kinh doanh

HĐQT Ban kiểm soát

Chủ tịch HĐQT Giám đốc điều hành PGĐ Tài chính Phòng KT-CL Phòng TC-KT Phòng KH-KD Xí nghiệp

TCCG 4.1 Las - 193TTTN Công ty TNHH XD 4.2 Công ty TNHH XD Vạn Mỹ

Quan hệ chức năng Quan hệ trực tiếp Quan hệ phối hợp

Chức năng các bộ phận:

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị toàn bộ hoạt động của Công ty. Có chức năng ban hành các điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty, bầu ra Tổng giám đốc, Ban kiểm soát đồng thời chỉ đạo các định hướng kế hoạch đầu tư phát triển của Công ty.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Có chức năng chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất tại Công ty, là người điều hành chỉ huy cao nhất và chịu mọi trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Ban kiểm soát: Giúp Hội đồng quản trị kiểm soát toàn bộ hoạt động của Công ty, kể cả Ban giám đốc. Thông báo cho Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động SXKD. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động SXKD, trong ghi chép Sổ kế toán và Báo cáo tài chính.

- Giám đốc điều hành: Điều hành các hoạt động chung của Công ty thông qua các Phó giám đốc và các phòng chức năng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện và nghĩa vụ của mình và là người đại diện của Công ty theo Pháp luật.

- Phó giám đốc nội chính: phụ trách các vấn đề nội bộ của Công ty

- Phó giám đốc kỹ thuật: Điều hành về mặt kỹ thuật và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của công trình.

- Phó giám đốc kinh doanh: Điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phó giám đốc tài chính: Phụ trách tài chính của Công ty.

- Phòng TC - KT (Tài chính - Kế toán): Chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống

kê thông tin kinh tế, đảm bảo vốn cho các quá trình thi công, tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả. Tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tính toán và trích nộp đầy đủ các khoản nộp vào ngân sách.

- Phòng KT - CL (Kỹ thuật - Chất lượng): chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật thi công, công tác chuẩn bị xây dựng công trình, quản lí kỹ thuật và chất lượng công trình, công tác nghiệm thu bảo hành.

- Phòng KH - KD (kế hoạch - kinh doanh): nghiên cứu và phân tích thị trường xây dựng để lập kế hoạch tiếp thị, chủ trì công tác lập hồ sơ đấu thầu, chuẩn bị các thủ tục kí kết hợp đồng kinh tế, phân tích hình thức giao khoán, tình hình cấp phát vốn…

- Phòng Tổ chức - Hành chính: tổ chức cán bộ, lao động, công tác lao động tiền lương, công tác y tế, BHXH, quản lý hồ sơ nhân

- Xí nghiệp thi công cơ giới 4.1: nhiệm vụ chủ yếu là dùng các máy để thi công các công trình hoặc cung cấp máy móc cho các đội thi công.

- Trung tâm thí nghiệm Las – 193: gồm các tổ thí nghiệm chuyên nghiên cứu và thí nghiệm các loại vật liệu dùng thi công công trình.

- Công ty TNHH xây dựng 4.2: gồm các đội thi công chuyên thi công các công trình và sản xuất các vật liệu xây dựng.

- Công ty TNHH xây dựng Vạn Mỹ: là đơn vị chuyên sản xuất đá, bê tông nhựa cung cấp thi công các công trình.

2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm gần nhất.

Các dự án, công trình mà Công ty đã thi công:

- Dự án khôi phục quốc lộ 1A (ADB 3-2) đoạn Quảng Ngãi - Nha Trang. - Dự án tuyến trình Sông Cầu-Phú Yên.

- Dự án Trung Lương - Mỹ Thuận.

- Dự án đường Bình Long - Cảng Dung Quốc.

- Dự án đường nói trục chính vào trung tâm xã Nhơn Lý - khu kinh tế Nhơn Hội. - Dự án thi công xây dựng 3 Cầu Đại An, CaDa, Sông Trường thuộc dự án Trà My sông Trường tỉnh Quãng Nam.

- Dự án thi công xây dựng cầu Hương An, Cầu Bản thay thế cầu Đa Khoa

- Dự án đầu tư đường quốc lộ 1C – đoạn cải tiến đèo Rù Rì dự án công trình đường Lê Thành Phương giai đoạn 2.

- Dự án công trình thủy lợi vườn quốc gia Yokdon...

2.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần 504.

2.2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển.

Công ty cổ phần luôn chú trọng đến công tác đầu tư để khẳng định vị trí của mình. Quy mô vốn đầu tư phát triển ngày càng tăng qua các năm.

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển so với kế hoạch của Công ty Cổ phần 504 giai đoạn 2010-2014. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1. VĐT kế hoạch 7.500 13.000 14.000 17.500 25.000 2. VĐT thực hiện 5.287 9.641,62 10.403,28 13.658,17 20.906,04 3. Tỷ lệ VĐT thực hiện/VĐT kế hoạch(%) 70,49 74,16 74,31 78,05 83,62

(Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh)

Trong giai đoạn 2010-2014, tình hình thực hiện vốn đầu tư luôn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đầu tư kế hoạch chỉ nằm trong khoảng 70-85%. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, do tình trạng khan hiếm vốn nên Công ty đã không thực hiện được hết các hạng mục đầu tư dự tính trong kế hoạch hàng năm; Ngoài ra, do những biến động nhất định về giá cả làm cho chi phí đầu tư khi thực hiện dự án có sự chênh lệch với những chi phí dự toán trong kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên tỷ lệ này tăng dần theo từng năm, phản ánh tình hình thực hiện đầu tư ngày càng gần sát với kế hoạch đầu tư đặt ra hàng năm. Riêng trong năm 2010, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đầu tư kế hoạch chỉ đạt 70,49% do những khó khăn trong vấn đề tài chính, tích lũy nhiều năm để lại, dư nợ ngân hàng lớn, thu hồi vốn chậm, nhiều công trình chủ đầu tư không bố trí được vốn, buộc công ty phải thi công hoàn toàn bằng vốn vay trong khi ngân hàng lại thắt chặt vay vốn rất khó khăn.

Bảng 2.3. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2010-2014.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

1. Tổng VĐT 5.287 9.641,62 10.403,28 13.658,17 20.906,04 2. Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn - 4.354,62 761,66 3.254,89 7.247,87 3. Tốc độ tăng liên hoàn(%) - 82,36 14,41 61,56 137,09 4. Tốc độ tăng định gốc(%) - 82,36 96,77 158,33 295,42

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh)

Trong giai đoạn 2010-2014, tổng vốn đầu tư của công ty đã tăng rất nhanh, từ 5.287 triệu đồng năm 2010 lên tới 20.906,04 triệu đồng năm 2014, tức là đã tăng 15.619,04 triệu đồng, tương ứng tăng 259,42% so với năm 2010. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư tăng không ổn định qua các năm từ 2010-2014. Năm 2011, tổng vốn đầu

tư thực hiện tăng lên 4.354,62 triệu đồng (tăng 82,36%) so với năm 2010. Năm 2012, tổng vốn đầu tư thực hiện là 10.403,28 triệu đồng, tăng 761,66 triệu đồng so với năm 2010, tức là đã tăng 14,41% so với năm 2011 và tăng 96,77% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, làm cho vốn đầu tư cho phát triển tang chậm. Sang năm 2013, vốn đầu tư của công ty lại bắt đầu gia tăng mạnh mẽ. Vốn đầu tư thực hiện năm 2013 là 13.658,17 triệu đồng, tăng 3.254,89 triệu đồng so với năm 2012 (tăng 61,56%) và vốn đầu tư thực hiện năm 2014 thì tăng 137,09% (tức là đã tăng 7.247,87 triệu đồng) so với năm 2014 và đạt mức cao nhất trong cả thời kỳ 2010-2014 là 20.906.04 triệu đồng.

Như vậy, trong vòng 5 năm qua tổng vốn đầu tư ở Công ty Cổ phần 504 là 59.896,11 triệu đồng. Tuy vừa trải qua những khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nhưng Công ty đã cho thấy những nỗ lực của mình trong việc đổi mới trang thiết bị, nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên, nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty trên thị trường.

2.2.2. Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 phân theo nguồn vốn.

Vốn đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần 504 được huy động từ nhiều nguồn, bao gồm vốn ngân sách, vốn vay và vốn tự có. Tỷ trọng của từng nguồn vốn không giống nhau và thay đổi tùy thuộc vào chính sách huy động vốn trong từng thời kỳ. Trong những năm đầu của thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, để Công ty vượt qua những khó khăn ban đầu thì nguồn vốn ngân sách Nhà nước sử dụng cho đầu tư phát triển thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế là quá trình thúc đẩy và tạo điều kiện cho Công ty phát triển, trưởng thành cả về thế và lực. Kết quả những năm gần đây, Nhà nước đã chủ yếu không còn cấp phát vốn trực tiếp cho Công ty như trước nữa mà đầu tư cho Công ty thông qua hình thức cho vay. Tỷ trọng nguồn vốn ngân sách giảm dần, nguồn vốn tự có của Công ty đã chiếm vị trí xứng đáng và vốn vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển của Công ty, trong đó nguồn vốn tín dụng Nhà nước đã tăng nhanh chóng.

Bảng 2.4: Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn giai đoạn 2010-2014.

Đơn vị tính: triệu đồng.

Các nguồn vốn 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng vốn đầu tư 5.287,0 9.641,62 10.403,28 13.658,17 20.906,04

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w