Đầu tư theo chiều rộng là hình thức đầu tư trên cơ sở cải tạo và mở rộng vật chất kỷ thuật hiện có, xây dựng mới nhưng kỷ thuật công nghệ không đổi. Đầu tư theo chiều rộng cũng chính là đầu tư mới.
Đầu tư theo chiều sâu là hoạt động đầu tư thực hiện trên cơ sở cải tạo nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa, cơ sở vật chất hiện có, hoặc xây dựng lại, hoặc đầu tư mới một thiết bị công nghệ, xây dựng một nhà máy mới nhưng với kỷ thuật công nghệ phải hiện đại hơn kỹ thuật công nghệ hiện có hoặc công nghệ của ngành, vùng nhằm duy trì các nguồn lực hiện có.
Các dự án ở Công ty Cổ Phần 504 chủ yếu theo hình thức đầu tư chiều sâu. Tuy nhiên, đối với một số dự án, để tiết kiệm nguồn lực sẵn có thì có sự kết hợp cả hai hình thức đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
Bảng 2.10: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư phân theo hình thức đầu tư giai đoạn
2010-2014. (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính)
Hình thức đầu tư Số dự án Số tuyệt đối (tr.đồng)
Tỷ trọng (%)
1. Đầu tư chiều rộng 3 4.686 7,82 2. Đầu tư chiều sâu 20 52.458 87,58 3. Đầu tư kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu 2 2.752 4,6
Tổng VĐT 25 59.896 100
Trong vòng 5 năm, 2010 - 2014, Công ty Cổ Phần 504 có 25 dự án đầu tư thì trong đó, có tới 20 dự án là đầu tư chiều sâu, chiếm 87,58% tổng vốn đầu tư của Công ty. Đây là bộ phận vốn để tái tạo và đổi mới TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất của công ty, góp phần tạo nên những thành tựu về kinh tế - xã hội của công ty thời gian qua. Từ đây, có thể thấy, nếu việc sử dụng vốn đầu tư cho đổi mới máy móc trang thiết bị, công nghệ lãng phí và kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả của toàn bộ vốn đầu tư phát triển của Công ty. Đồng thời, tỷ trọng vốn đầu tư cho đổi mới trang thiết bị là nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Vì chỉ có đầu tư để đổi mới, hiện đại hóa TSCĐ mới là điều kiện để tăng năng suất lao động, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả đầu tư.
2.3. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển ở Công ty cổ phần 504.
2.3.1. Kết quả đầu tư.
2.3.1.1. TSCĐ huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.
Bảng 2.11: Giá trị TSCĐ huy động giai đoạn 2010-2014.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
1. Giá trị TSCĐ huy động 3.801 5.747 1.316 9.208 14.832 2. Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 51,19 -77,10 599,70 61,08 3. Tốc độ tăng định gốc (%) - 51,19 -65,38 142,25 290,21
(Nguồn: Phòng kỹ thuật – chất lượng)
Có thể thấy khối lượng các TSCĐ được huy động của Công ty qua các năm không đều nhau, tương ứng với sự chênh lệch về vốn đầu tư giữa các năm. Năm 2013 là năm có số hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập nhiều nhất trong vòng 5 năm qua, khoảng 14.832 triệu đồng trong tổng số 20.906,04 triệu đồng vốn đầu tư của cả năm. Cũng qua bảng 2.19, có thể thấy rõ tốc độ tăng giá trị TSCĐ huy động qua các năm của Công ty. Năm 2012, giá trị TSCĐ huy động giảm tới 77,10% so với năm 2011. Năm 2013, tốc độ tăng liên hoàn lớn nhất 599,70% so với năm 2012. Năm 2014 Công ty có tốc độ tăng định gốc lớn nhất (290,21%) nhưng nếu xét về tốc độ tăng liên hoàn thì vẫn chưa có được tiến bộ vượt bậc như của năm 2013.
Với việc thực hiện các giai đoạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc thì toàn bộ công nghệ và năng lực sản xuất của Công ty đã được nâng lên đáng kể.
Có thể nói các máy móc thiết bị sau 3 năm đầu tư đã đi vào hoạt động ổn định. Các máy từ năm 2010 đều đã đạt công suất 90%, tiếp đó, các máy mua năm 2013 đạt 80 - 85% công suất, các máy mua năm 2014 đạt 65 - 75% công suất.
2.3.1.2. Kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Trong những năm qua, Công ty đã có sự chú ý đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực, do vậy đã thu được những kết quả nhất định: trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần ý thức làm việc của cán bộ công nhân viên trong đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyển dụng đã có sự thay đổi về hình thức và nội dung, chất
lượng nhân sự thu được thông qua tuyển dụng đã được nâng lên đáng kể. Hoạt động đào tạo và đào tạo lại được thực hiện thường xuyên hơn đã góp phần trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.
Bảng 2.12: Chất lượng cán bộ công nhân viên tại Công ty tính đến tháng 12/2013 Trình độ Năm 2012 (Người) Năm 2013 (Người) Tỷ trọng Năm 2013 (%) Tổng số lao động 300 280 100
- Đại học và trên đại học 36 41 14,64
- Cao đẳng 11 14 5,00
- Trung cấp 27 35 12,5
- Công nhân kỹ thuật 183 156 55,71
- CN phổ thông và lao động khác 43 34 12,15
(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính)
Nhìn vào bảng năng lực lao động của Công ty ta có thể thấy số kỹ sư trình độ đại học và trên đại học còn khiêm tốn 39 người trong tổng số 280 cán bộ công nhân viên (chiếm 14,64%). Ngoài ra, trung cấp và công nhân kỹ thuật cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn (68,21%). Đây cũng là một nguồn lực rất quan trọng của Công ty. Công ty khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ. Những cán bộ có năng lực được công ty gửi đi học tập tại các nước như Nga, Nhật… còn những lao động tham gia học tập trong nước công ty khuyến khích bằng việc nếu kết quả học tập khá giỏi Công ty sẽ trả tiền học phí và ưu tiên nhiều lợi ích khác. Vì vậy, nên trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên của Công ty ngày càng tăng lên rõ rệt.
Công ty có một lực lượng lao động với chất lượng tương đối cao, có sự chuyên môn hoá theo ngành nghề, điều này tạo ra ưu thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu. Công ty đã được các bên mời thầu đánh giá là một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong thi công với một đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, kỹ sư, công nhân có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng, đủ khả năng tổ chức thi công các loại công trình.
Chế độ lương, thưởng luôn được chú ý thực hiện, điều kiện lao động được nâng cao góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.
Đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên được chú ý chăm lo với nhiều hình thức văn hóa giải trí và các hoạt động khác, góp phần khuyến khích người lao động hăng hái, phấn khởi làm việc.
2.3.1.3. Kết quả đầu tư mở rộng thị trường.
Xét theo khu vực thị trường, thì Công ty hiện đang có trong tay một thị trường rộng khắp trải dài từ bắc tới nam với những đối tác làm ăn lâu năm đáng tin cậy. Công ty đã từng tham gia nhiều gói thầu trong và ngoài nước, phối hợp thực hiện nhiều dự án lớn với các đối tác nước ngoài nên có khá nhiều thuận lợi khi mong muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài, mà trong thời gian tới là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây là một kế hoạch lâu dài và cũng là một cơ hội để công ty có thể một lần nữa khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Qua thực tế hoạt động cho thấy, Công ty chiếm 12% thị phần xây dựng công trình giao thông trong trong toàn tỉnh.
Hình 2.2: Thị phần chiếm lĩnh của Công ty trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.
Tuy nhiên, các kết quả đạt được chỉ rõ Công ty chỉ mới nằm vào nhóm giữa của các Công ty xây dựng công trình giao thông ở nước ta, phần thị trường ngoài nước còn nhỏ hẹp. Trong xu thế hội nhập thì việc chiếm lĩnh thị trường, tạo ra một chỗ đứng vững trên thị trường nội địa là yếu tố vô cùng quan trọng mang lại hiệu quả và danh tiếng làm tiền đề cho Công ty có thể vươn xa tới thị trường ngoài nước, tăng cường năng lực và có thể chiến thắng trong cạnh tranh quốc tế.
2.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư.
2.3.2.1. Hệ số huy động tài sản cố định.
Bảng 2.13: Hệ số huy động TSCĐ của Công ty giai đoạn 2010-2014.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Giá trị TSCĐ huy động Tổng VĐT Hệ số huy động TSCĐ
2010 3.801 5.287 0,72 2011 5.747 9.641,62 0,60 2012 1.316 10.403,28 0,13 2013 9.208 13.658,17 0,67 2014 14.832 20.906,04 0,71 2010-2014 34.904 59.896,11 0,58
Có thể nói hệ số huy động TSCĐ của Công ty khá cao, trung bình khoảng 0,58; điều đó có nghĩa cứ 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 0,69 đồng giá trị tài sản có khả năng phát huy tác dụng độc lập. Nhìn chung, hệ số huy động TSCĐ tăng giảm thất thường qua các năm, riêng năm 2011 chỉ đạt 0,13; các năm còn lại có sự biến động không đáng kể.
Bảng 2.14: Kết quả và hiệu quả đầu tư ở Công ty Cổ phần 504 giai đoạn 2010-
2014.
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014
1. Tổng VĐT Tr.đ 5.287 9.641,62 10.403,28 13.658,17 20.906,04 2. Giá trị TSCĐ huy động Tr.đ 3.801 5.747 1.316 9.208 14.832
3. Doanh thu Tr.đ 65.842 86.017 99.162 124.008 199.405
4. Doanh thu tăng thêm Tr.đ - 20.175 13.145 24.846 75.397
5. Lợi nhuận Tr.đ 173,1 240,5 430,7 679,9 982,6
6. Lợi nhuận tăng thêm Tr.đ - 67,4 190,2 249,2 302,7
7. Nộp ngân sách tăng thêm Tr.đ - 1.770 2.001 2.479 2.690
8. Lao động tăng thêm Người - -2 4 -2 -5
12. TNBQ năm tăng thêm Tr.đ - 0,94 2,69 4,01 2,25
Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư
- Doanh thu tăng thêm/VĐT Đồng - 2,092 1,264 1,819 3,606 - Lợi nhuận tăng thêm/VĐT Đồng - 0,007 0,018 0,018 0,014
- Nộp NS tăng thêm/VĐT Đồng - 0,184 0,192 0,182 0,129
(Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) 2.3.2.2. Doanh thu tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển
Doanh thu tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển bình quân giai đoạn 2010- 2014 đạt 2,195 đồng. Tổng doanh thu 5 năm đạt 574.434 triệu đồng. Nhìn chung doanh thu có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng không đều qua các năm. Doanh thu tăng mạnh nhất trong năm 2014, tăng tới 60,8% so với năm 2013.
65.84286.017 99.162 124.008 199.405 0 50.000 100.000 150.000 200.000 2010 2011 2012 2013 2014
Hình 2.3: Doanh thu của Công ty giai đoạn 2010-2014.
2.3.2.3. Lợi nhuận tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển
Lợi nhuận tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển của Công ty bình quân cả giai đoạn đạt mức 0,014 đồng. Trong giai đoạn 2010-2014, lợi nhuận của Công ty đã tăng lên 5,68 lần và lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này thể hiện hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư của Công ty những năm qua.
Hình 2.4: Lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2010-2014.
Năm 2011, lợi nhuận đã tăng 38,94% so với năm 2010 và đạt mức 240,5 triệu đồng (tăng 67,4 triệu đồng). Năm 2012, lợi nhuận tăng với tốc độ lớn nhất trong cả thời kỳ là 79,09%, tương ứng tăng 190,2 triệu đồng so với năm 2011. Trong hai năm 2013 và 2014, lợi nhuận tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm lại với mức tăng trên 45%/năm.
Tóm lại, xét về hiệu quả đầu tư, tỷ suất sinh lời vốn đầu tư của Công ty trong cả giai đoạn là thấp. Xét lại từng năm, năm 2012 là năm có tỷ suất sinh lời đạt cao nhất, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư trong năm là 0,018 đồng. Trong năm 2012, lợi nhuận tăng thêm là 190,2 triệu đồng, trong khi giá trị TSCĐ huy động lại giảm đi 4.431 triệu đồng, có thể nói năm 2012, vốn đầu tư đã phát huy tác dụng rất tốt. Trong các năm sau, có thể nhận định rằng, hiệu quả đầu tư thấp do giá các yếu tố đầu vào tăng, trong khi đó, Công ty lại thực hiện đầu tư và đưa vào sử dụng một lượng TSCĐ rất lớn. Giá trị TSCĐ tăng thêm năm 2013 gấp 2,42 lần năm 2010, năm 2014 gấp 3,9 lần năm 2010, do đó, chi phí khấu hao là yếu tố quan trọng tác động tới lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh đó, việc vay tín dụng để đầu tư đã làm cho chi phí trả lãi vay thực sự là một gánh nặng rất lớn cho Công ty.
173,1 240,5 430,7 679,9 982,6 0 200 400 600 800 1000 2010 2011 2012 2013 2014
2.3.2.4. Nộp ngân sách tăng thêm.
Xét đến khía cạnh xã hội, mức nộp ngân sách nhà nước của Công ty đang gia tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 1.770 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 2.001 triệu đồng, cũng xấp xỉ mức tăng của năm 2013 (2492 triệu đồng), đến năm 2014 mức nộp ngân sách tăng 2.690 triệu đồng so với năm 2013. Đây là những sự gia tăng rất đáng khích lệ mà Công ty có được trong vòng 5 năm vừa qua.
2.3.2.5. Lao động tăng thêm và Thu nhập bình quân năm tăng thêm.
Do việc đầu tư đổi mới trang thiết bị hàng năm, một bộ phận công nhân còn yếu về trình độ tay nghề đã bị cắt giảm. Với số lao động thu hẹp dần qua từng năm, song không vì thế mà tiền lương thấp đi, trái lại, vẫn tăng một cách đều đặn, tuy không được gọi là rất cao song có thể nói, người công nhân đã được trả lương đúng sức lao động của mình cho một công việc ổn định .
Cho đến năm 2014, lương lao động bình quân hàng tháng là 3,74 triệu đồng - với mức thu nhập này cán bộ công nhân viên có thể yên tâm làm việc lâu dài tại Công ty.
2.4. Thành công, tồn tại và nguyên nhân tồn tại đầu tư phát triển tại Công ty.
2.4.1. Những kết quả đạt được.
Trong 5 năm qua việc đầu tư của Công ty Cổ phần 504 đã đạt được những kết quả khả quan thể hiện ở năng lực sản xuất các loại sản phẩm hàng năm đều tăng. Cùng với phương pháp đầu tư hợp lý với đặc thù của Công ty nên hầu hết các máy móc thiết bị của Công ty đều phát huy hiệu quả nhanh. Thông qua tốc độ phát triển năng lực phục vụ tăng thêm cho thấy rõ sự tăng này đặc biệt là sản phẩm phục vụ cho công trình, xây dựng. Không chỉ vậy, các loại sản phẩm khác của Công ty cũng tăng khá nhanh.
Trong thời gian vừa qua do có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng, cơ sở vật chất, trang thiết bị được hiện đại hoá, năng lực sản xuất tăng lên. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cũng được Công ty quan tâm đầu tư, chính vì vậy trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt. Sản phẩm được Công ty sản xuất ra với chất lượng cao, mẫu mã phong phú về chủng loại, giá thành sản phẩm hạ, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời Công ty cũng luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường, với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng, nhãn hiệu đã dần có uy tín trong lòng mọi người. Với khối lượng vốn đầu tư được thực hiện trong thời gian qua, trong tương lai khả năng cạnh tranh của Công ty tương đối có lợi. Đặc biệt đối với sản phẩm mũi nhọn. Để thực hiện một cách thành
công vấn đề cạnh tranh trong tương lai đòi hỏi Công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing.
Qua hoạt động đầu tư này, năng lực về khoa học công nghệ tăng lên cùng với