- Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản nộp vào ngân sách khi các kết quả đầu tư bắt đầu hoạt động như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế đất, …) từng năm và cả đời dự án (tổng số và tính bình quân trên 1000 đồng vốn đầu tư). Để rõ hơn có thể tính mức đóng góp cho Ngân sách Nhà nước của một đồng vốn đầu tư:
m = M *100%
Ivo Trong đó:
m : Mức đóng góp cho Ngân sách của một đồng vốn đầu tư. M: Tổng mức đóng góp cho Ngân sách.
- Mức thu nhập (hay tiền lương của người lao động) tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
- Số lao động có việc làm: Bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới.
- Thu nhập của người lao động: Là tổng số lương mà toàn bộ số lao động có việc làm từ dự án nhận được cùng các khoản trợ cấp khác.
- Số lao động tăng lên từng năm và cả đời dự án (tính tổng số bình quân trên 1000đồng vốn đầu tư). Phương pháp tính chỉ tiêu này như sau :
Số chỗ làm việc tăng thêm = Số lao động thu hút thêm - Số lao động mất việc làm
- Mức tiết kiệm ngoại tệ.
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng số ngoại tệ tiết kiệm tăng thêm trong kì nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kí nghiên cứu của doanh nghiệp.
Số ngoại tệ thực thu từ hoạt động đầu tư từng năm và cả đời dự án (tổng số và tính bình quân trên 1000đ vốn đầu tư). Phương pháp tính chỉ tiêu này như sau: Số ngoại tệ thực thu = Tổng thu ngoại tệ - Tổng chi ngoại tệ
- Một số lợi ích xã hội khác thu được từ việc thực hiện dự án.
+ Mức tăng năng suất lao động sau khi đầu tư vào so với trước khi đầu tư (tổng số và tính trên 1000đ vốn đầu tư) từng năm và bình quân cả đời dự án.
+ Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động. Thể hiện ở chỉ tiêu bậc thợ bình quân thay đổi sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi này tính thêm 1000đ vốn đầu tư.
+ Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường do tiến hành đầu tư. Công thức tính toán như sau:
Mức độ chiếm lĩnh thị trường
mới do đầu tư =
Doanh thu do bán sản phẩm của cơ sở tại thị trường này Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cùng
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất: Thể hiện ở mức độ thay đổi cấp bậc công việc bình quân sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi này tính trên 1000đ vốn đầu tư.
+ Nâng cao trình độ quản lý của lao động quản lý: Thể hiện ở sự thay đổi mức đảm nhiệm quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài sản cố định của lao động, quản lý sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 504
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần 504.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
2.1.1.1. Quá trình hình thành.
Công ty Cổ Phần 504 là một đơn vị ra đời sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng do đó Công ty đã phải đương đầu với nhiều khó khăn về vốn, việc làm... tốc độ phát triển trong sản xuất kinh doanh chậm nhưng cán bộ công nhân trong Công ty vẫn luôn cố gắng tìm những biện pháp giữ vững bước đi, tạo sự ổn định trong sản xuất kinh doanh.
Tiền thân của Công ty Cổ phần 504 là Công ty công trình 16 (cục quản lý đường bộ Việt Nam) thành lập sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng.
Đến năm 1981 sáp nhập thêm Công ty công trình 14 (cục quản lý đường bộ Việt Nam), Công ty công trình 16 đổi tên thành Công ty đại tu công trình giao thông 504 trực thuộc khu quản lý đường bộ 5.
Đến năm 1983, đoạn quản lý đường bộ Nghĩa Bình nhập vào Công ty và được đổi tên là Xí nghiệp đường bộ 504.
Đến tháng 7 năm 1989, vì do điều kiện tách tỉnh và để phù hợp cho hoạt động trên địa bàn và nhằm cho cơ cấu được gọn nhẹ, Xí nhiệp đường bộ 504 được chia thành hai bộ phận. Một bộ phận ở Quảng Ngãi thành lập Xí nghiệp đường bộ 509 và bộ phận ở Bình Định là Xí nghiệp quản lí đường bộ 504.
Căn cứ vào quyết định số 200/QĐ/TCCB-LĐ ngày 13/05/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải khu quản lí đường bộ 5 đã tách lực lượng đại tu, xây dựng cơ bản, sửa chữa ra khỏi đơn vị thành lập Công ty công trình giao thông 504 trực thuộc khu quản lí đường bộ 5.
Đến tháng 12/1996, Bộ trưởng bộ giao thông vận tải ra quyết định điều chuyển Công ty công trình giao thông 504 sang trực thuộc Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5. Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 chức năng chủ yếu là xây dựng mới và sửa chữa các công trình giao thông đường bộ. Năm 2005, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần 504.
- Tên Công ty : Công ty Cổ phần 504
- Tên giao dịch quốc tế : JOINT STOCK COMPANY 504 - Tên viết tắt : JOSCO 504
- Trụ sở chính : 57 Nguyễn Thị Định - TP. Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định
- Điện thoại : (056) 3.646.019
- Fax : (056) 3.646.092
- Email : Cienco5-504@vnn.vn
2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty.
Công ty cổ phần 504 là một doanh nghiệp nhà nước hình thành sau khi đất nước thống nhất, trong thời kỳ đất nước phát triển với nhiều biến động, công ty đã có nhiều lần nhập, tách cơ sở (Xí nghiệp, Công ty) và cấp trên (Khu liên hiệp, Tổng công ty) và cơ sở của công ty là cụm công nghiệp Vạn Mỹ. Có thể tạm chia quá trình hình thành và phát triển của công ty thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn từ 5/1975 đến 5/1983.
Ngày 20/08/1975 – UBND tỉnh Bình Định thành lập “Xí nghiệp đá bê tông nhựa Vạn Mỹ” thay tên “Hầm đá Vạn Mỹ” cũ.
Đến tháng 4/1976 Bộ GTVT quyết định chuyển giao: “Xí nghiệp đá bê tông nhựa Vạn Mỹ” cho XNLHCT – 4 ở Sài Gòn quản lý theo hệ VECCO cũ được đặt tên mới là “Công ty công trình 4.4”.
Đến tháng 5/1981 mới có quyết định chính thức đặt tên mới là: “Công ty đại tu cầu đường 504”.
Giai đoạn từ 5/1983 đến 2004.
Đến năm 1983, đoạn quản lý Quốc lộ Nghĩa Bình nhập vào Công ty và được đổi tên là “Xí nghiệp đường bộ 504”.
Đến tháng 7/1989 được chia thành hai bộ phận: một bộ phận ở Quảng Ngãi và một bộ phận ở Bình Định. Bộ phận ở Quảng Ngãi thành lập “Xí nghiệp đường bộ 509” và bộ phận ở Bình Định là “Xí nghiệp quản lý đường bộ 504”.
Căn cứ vào quyết định số 900/QĐ/TCCB-LĐ ngày 13/05/1993 của Bộ trưởng Bộ GTVT, Khu quản lý đường bộ 5 đã tách lực lượng trung đại tu, xây dựng cơ bản, sửa chửa thường xuyên đường bộ ra khỏi đơn vị để thành lập Công ty công trình giao thông 504 trực thuộc khu quản lý đường bộ 5.
Đến tháng 12/1996, Bộ trưởng Bộ GTVT ra quyết định điều chuyển Công ty công trình giao thông 504 sang trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5. Từ đó công ty chính thức trở thành Doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độc lập. Ngành nghê kinh doanh chính là xây dựng công trình giao thông, công
nghiệp, thủy lợi. Địa chỉ Công ty đóng tại 57 Nguyễn Thị Định, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Năm 1982: Chính phủ tặng huy chương lao động hạng 3. Năm 1993: Bộ trưởng Bộ GTVT tặng cờ thi đua xuất sắc.
Năm 1994: Tiếp tục được Bộ trưởng Bộ GTVT tặng cờ thi đua xuất sắc.
Giai đoạn từ 2004 đến nay.
Năm 2004, thực hiện chỉ tiêu về việc sắp xếp lại cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chính phủ, Công ty 504 tiến hành cổ phần hóa và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ tháng 5/2005.
Trong những ngày đầu sản xuất kinh doanh theo mô hình mới, Công ty đã bắt tay xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm và một lực lượng lao long kỹ thuật có tay nghề; đầu tư có chọn lọc vào những công trình trọng điểm; chú trọng đầu tư các trang thiết bị, máy móc tiên tiến trong xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình nhằm đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật cao của ngành xây dựng…
Với những điều chỉnh ấy, Công ty Cổ phần 504 đã bắt đầu kinh doanh có lãi, lấy lại vị trí cạnh tranh và khẳng định uy tín của mình trong ngành xây dựng. Hàng loạt dự án, công trình có trị giá hàng trăm tỷ đồng được công ty thực hiện thành công có chất lượng được nhà đầu tư đánh giá cao. Để phát huy tinh thần làm chủ của mình, CB – CNLĐ đều được khuyến khích đưa ra những ý kiến cơ sở xây dựng, hoặc những cải tiến kỹ thuật trong quá trình lao long để cùng nhau phát triển. Trong chiến lược kinh doanh, để nâng cao sức mạnh cạnh tranh nhanh chóng nâng cao năng lực tài chính. HĐQT có chủ trương mở rộng ngành nghề kinh doanh trong các lĩnh vực, xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 kết hợp với hệ thống kiểm soát nội bộ trong toàn Công ty và phấn đấu, giữ vững là đơn vị mạnh trong ngành giao thông.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
2.1.2.1. Chức năng.
- Đại tu về xây dựng công trình giao thông, công nghiệp, sửa chữa thiết bị giao thông vận tải, các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, thủy điện.
- Thi công và gia công giầm cầu thép, cấu kiện thép và sản phẩm cơ khí khác. - Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng cụm dân cư và đô thị, đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê.
- Khai thác đá xây dựng và cung cấp nguyên liệu đá cho các ngành sản xuất đá kĩ nghệ; khai thác - sản xuất - mua bán đá Granite.
- Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dở có kèm người điều khiển, cho thuê phương tiện vật tải và máy móc, thiết bị xây dựng.
- Mua bán vật liệu xây dựng, mua bán bê tông Asphalt, sản xuất và cung cấp bê tông xi măng thương phẩm.
- Giám sát thi công cồn trình xây dựng; thi công xây dựng công trình cảng biển và đường biển.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô, kinh doanh khách sạn, nhà hàng. - Tư vấn xây dựng: lập kế hoạch xây dựng và dự ấn đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, đánh giá chất lượng công trình, quản lý dự án đầu tư, lập hồ sơ mời thầu, dự thầu và tư vấn đấu thầu.
2.1.2.2. Nhiệm vụ.
Là Công ty nhà nước, Công ty Cổ Phần 504 có nhiệm vụ sửa chữa và bão dưỡng các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng. Bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, các nguồn tài nguyên đất nhằm mục tiêu nâng cao lợi nhuận tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và ngày càng phát triển Công ty.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty.
2.1.3.1. Loại hình SX và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà Công ty kinh doanh.
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty bao gồm: loại hình kinh doanh xây dựng, những sản phẩm chính của Công ty được sản xuất trong điều kiện môi trường độc hại, người công nhân luôn tiếp xúc với bụi đá, các chất hoá học và làm việc ở ngoài trời.
Các sản phẩm chính của Công ty như: Bê tông nhựa nóng, đá xây dựng, các công trình kiến trúc, nhà cửa, trường học, đường xá và các công trình giao thông, thuỷ lợi.
2.1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty.
Thị trường các yếu tố đầu vào.
- Các chủ đầu tư, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa như: sắt, thép… - Máy móc công nghệ chủ yếu nhập ngoại, lao động trong nước. Tổng số lao động của Công ty có 288 người. Trong đó có 90 CB–CNV có trình độ Đại học và Cao đẳng, còn lại 198 công nhân kỹ thuật bậc cao được đào tạo cơ bản...
Các sản phẩm của Công ty có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty trải trên diện rộng cả nước và đặt biệt là các tỉnh Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên.
2.1.3.3. Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh.
Tính đến ngày 31/12/2013 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là:
Tồn tại dưới hình thức tài sản 199.405.037.225 đồng. Trong đó: - Tài sản ngắn hạn là 158.825.810.171 đồng.
- Tài sản dài hạn là 40.579.227.054 đồng.
Tồn tại dưới hình thức nguồn vốn là 199.405.037.225 đồng. Trong đó: - Vốn chủ sở hữu là 35.400.655.694 đồng.
- Nợ phải trả là 164.004.381.531 đồng. (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Trong đó vốn tự có chiếm khoảng 17,75%, nợ phải trả chiếm khoảng 82,25% Trong cơ cấu vốn của Công ty vốn vay cao hơn vốn tự có nên khả năng huy động vốn cao. Công ty chủ yếu sử dụng vốn đi vay để kinh doanh, điều này sẽ giúp cho Công ty năng động hơn trong việc đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh của mình.
2.1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực lao động của Công ty.
Lao động là yếu tố cơ bản của quá trình SXKD có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của Công ty. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu hàng đầu cần quan tâm.
Bảng 2.1: Bảng phân loại LĐ theo trình độ tính đến năm 2014.
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)
1. Cán bộ trình độ Đại học 32 25.6 34 28.57 2. Cán bộ trình độ Cao đẳng 7 5.6 6 5.04 3. Cán bộ trình độ Trung cấp 22 17.6 18 15.13 4. Cán bộ trình độ Sơ cấp 3 2.4 3 2.52 5. Công nhân kỹ thuật 57 45.6 54 45.38 6. Lao động phổ thông 4 3.2 4 3.36
Tổng số 125 100 119 100
( Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính )
Nhìn vào bảng năng lực lao động của Công ty ta có thể thấy số kỹ sư trình độ Đại học và trên Đại học còn tương đối 34 người trong số 125 cán bộ công nhân viên (chiếm 27,2%). Ngoài ra, trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm một tỷ lệ khá lớn (chiếm 61,6%). Đây cũng là một nguồn nhân lực khá quan trọng của Công ty. Công
ty khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ. Những cán bộ có năng lực được Công ty gửi đi học tập tại các nước như Nga, Nhật… còn những lao động tham gia học tập trong nước được Công ty khuyến khích bằng việc nếu kết quả học tập khá giỏi Công ty sẽ trả tiền học phí và ưu tiên nhiều lợi ích khác. Vì vậy, nên trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên của Công ty ngày càng tăng lên rõ rệt.
Chế độ lương, thưởng luôn được chú ý thực hiện, điều kiện lao động được nâng cao góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.
Đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên được chứ ý chăm lo với nhiều hình thức văn hóa giải trí và các hoạt động khác, góp phần khuyến khích người lao