Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 (Trang 46)

Con người là nhân tâm của mọi quá trình sản xuất, khi trình độ, kỹ năng của người lao động tăng lên kéo theo năng suất lao động tăng lên dẫn đến lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại xuất phát từ quan điểm đó, công ty cổ phần 504 từ khi thành lập cho đến nay luôn bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và đặc biệt trong vài năm trở lại đây.

Là một Công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực khảo sát tư vấn giám sát các công trình xây dựng, các sản phẩm tư vấn thiết kế, thí nghiệm của Công ty có hàm lượng chất xám rất lớn, độ chính xác cao, được hình thành phần lớn dựa vào trình độ, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên làm công tác thí nghiệm khảo sát, thiết kế. Vì vậy, để theo kịp với sự phát triển của đất nước, sự đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế thị trường, những năm qua công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào việc mua sắm thiết bị; Tuy nhiên bên cạnh đó một yếu tố không kém phần quan trọng là con người, Công ty đã đề ra các chiến lược đầu tư về con người, coi yếu tố con người là yếu tố chủ đạo trong chiến lược phát triển của mình.

Nhận thấy, vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Công ty qua các năm không ngừng gia tăng, tuy với tốc độ tăng còn chưa ổn định. Trong đó, năm 2012 đạt tốc độ tăng lớn nhất, trong năm này Công ty tổ chức các đợt đào tạo nâng cao trình độ và đưa một phần bộ phận nhân viên đi tập huấn sử dụng các máy móc mới nhập. Đến năm 2013 thì vốn đầu tư nguồn nhân lực giảm xuống đáng kể (từ 738,7 triệu đồng năm 2012 xuống còn 475,26 triệu đồng năm 2012) tức giảm 35,66% so với năm 2012, tuy nhiên vẫn tăng 146,89% so với năm 2010. Năm 2014 tốc độ tăng có phần chậm lại nhưng vẫn đạt 13,52% so với năm 2014.

Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người là nhân tố được coi trọng hơn bao giờ hết. Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực là một đòi hỏi khách quan và cấp bách cho các doanh nghiệp hiện nay. Chất lượng nguồn nhân lực

là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển lâu dài và bền vững. Nhận thức được điều này, Xí nghiệp 380 luôn đầu tư bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. Để thấy rõ chúng ta có thể xem xét các hoạt động, chính sách sau:

Chế độ làm việc, môi trường làm việc

Thời gian làm việc: Số giờ làm việc trong tuần là 48 giờ/ tuần, số giờ làm một ngày là 8 giờ/ ngày. Ngoài ra còn có chế độ làm theo ca.

Bảo hộ lao động: Người lao động được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng quy định và điều kiện môi trường làm việc, tạo điều kiện để người lao động yên tâm công tác. Hằng năm, Xí nghiệp thực hiện tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Chính sách đào tạo và tuyển dụng người lao động.

Tuyển dụng: Xí nghiệp luôn quan tâm đến công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề đảm bảo cho sự phát triển của Xí nghiệp. Tùy theo yêu cầu của công việc từng phòng ban, bộ phận Xí nghiệp mà xây dựng các tiêu chỉ phù hợp để đáp ứng các nhu cầu chuyên môn, nhiệt tình, năng động, trình độ tuyển dụng đã được Xí nghiệp nâng cao lên rõ rệt phù hợp với tình hình phát triển hiện nay.

Công tác đào tạo: Xí nghiệp luôn duy trì chính sách và kế hoạch đào tạo hằng năm nhằm nâng cao trình độ đội ngũ lao động. Hình thức đào tạo chủ yếu được thực hiện dưới dạng đào tạo tại chỗ và đào tạo chuyên sâu. Xí nghiệp còn sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tế nhằm gia tăng chất lượng lao động. Ngoài ra, hằng năm, Xí nghiệp thường thường tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động trực tiếp, tổ chức cho cán bộ quản lý tham gia các khóa học về kiến thức quản lý và chuyên môn.

Bảng 2.8: Tổng hợp chi phí đào tạo nguồn nhân lực năm 2014.

Đơn vị: triệu đồng

Stt Danh mục dự án Chi phí

1 Đào tạo cán bộ kỹ thuật 85

2 Đào tạo cán bộ thiết kế 75

3 Đào tạo cán bộ sử dụng hệ thống máy vi tính quản lý Xí nghiệp 20

4 Đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật trong một số chu trình mới 48

5 Đào tạo nâng cao tay nghề công nhân kỹ thuật 35

6 Đào tạo nâng cao trình độ tiêng Anh 60

( Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Với các hình thức đào tạo trên, Xí nghiệp đã tạo điều kiện cho người lao động phát huy khả năng trong học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Nhờ

công tác này mà trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng lên rõ rệt.

Chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi.

Chính sách lương: Công ty trả tiền lương dựa theo quy định hiện của Nhà nước, cở sở nền tảng để trả lương dựa vào hiệu quả kinh doanh thực hiện, kết hợp với giá trị công việc, giá trị sản phẩm, vai trò, trách nhiệm của người lao động và các yếu tố ảnh hưởng của nền kinh tế, xã hội như: mặt bằng thị trường từng địa phương, hệ số trượt giá, tăng trưởng của thu nhập BQ. Quy chế trả lương đảm bảo sự minh bạch, công bằng, khuyến khích người lao động lao động phát huy năng lực làm việc.

Chính sách khen thưởng: Xí nghiệp áp dụng chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có đóng góp cho Xí nghiệp, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín của Xí nghiệp.

Chế độ phúc lợi: Xí nghiệp luôn đóng đầy đủ BHYT, BHXH cho người lao động theo đúng chế độ của Luật lao động. Bên cạnh đó, Xí nghiệp còn thực hiện đầy đủ các chế độ phụ cấp khác nhau dành cho người lao động.

Từ các chính sách và bảng số liệu thu thập được, ta thấy trong thời gian qua, Xí nghiệp đã chú trọng quan tâm đến công tác đầu tư nâng cao tay nghề, làm chủ thiết bị công nghệ mới cho nguồn nhân lực. Chính vì thế, đến nay Xí nghiệp có đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực và đội ngũ công nhân lành nghề, có kinh nghiệm, đủ sức quản lý, vận hành máy móc thiết bị, ngày càng có trình độ cao về chuyên môn, một yếu tố quan trọng góp phần đem lại hiệu quả hoạt động SXKD, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho Xí nghiệp. Tuy nhiên để ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh của mình trước các đối thủ cạnh tranh khác, Xí nghiệp cần có nhiều kế hoạch hơn nữa, từng bước trẻ hóa nhân cán bộ công nhân viên, có chế độ khuyến khích thu hút lao động có năng lực về làm việc cho Xí nghiệp.

2.2.4.3. Hoạt động đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Trong thời kỳ bao cấp, Công ty làm theo kế hoạch nhà nước giao với việc thực hiện xây lắp các công trình xây dựng. Chuyển sang cơ chế thị trường, với đòi hỏi của thị trường và sự năng động của cơ chế đã tạo cơ hội cho Công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực khác: khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng… Hiện nay, để có thể cạnh tranh với các Công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, khảo sát thi công... Công ty phải không ngừng đầu tư mở rộng thị trường hoạt động của mình, dần nâng cao thị phần trong thị trường trong nước và vươn ra các thị trường các nước trong khu vực. Bên

cạnh đó, Công ty cũng không bỏ quên thị trường truyền thống của Công ty là các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, các công trình giao thông công cộng do Nhà nước làm chủ đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn 2010-2014, vốn đầu tư cho hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường của Công ty đã tăng lên 2,43 lần, từ 93,5 triệu đồng lên 227,24 triệu đồng; Tuy nhiên tốc độ tăng giữa các năm lại không ổn định. Năm 2012 và 2013, tốc độ tăng hàng năm thay đổi thất thường. Năm 2012 tăng 250,35% so với năm 2010 nhưng đến năm 2013 thì con con số này giảm xuống đột ngột chỉ tăng 92,42% so với năm 2010 và giảm tới 45,08% so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014 lượng vốn đầu tư cho hoạt động này lại tăng nhưng với tốc độ chậm lại, đạt 227,24 triệu đồng (chiếm 1,09%) trong tổng nguồn vốn đầu tức chỉ còn tăng 26,31% so với năm 2013.

Trong thời gian gần đây, công ty đã bỏ nhiều vốn nhằm phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm qua các hình thức quảng cáo, xúc tiến thương mại, nghiên cứu mở rộng thị trường và các chính sách khách hàng.

Bảng 2.9: Tổng hợp chi phí mở rộng thị trường.

Stt Danh mục Năm 2012 Năm 2013

Chi phí (tr.đồng) Chi phí (tr.đồng)

1 Nghiên cứu thị trường 36,02 46,9

2 Quảng cáo 41,5 55,07

3 Thư chào hàng 19,5 24,72

4 Xúc tiến thương mại 80,25 98,11

5 Chi phí khác 2,64 4,44

Tổng cộng 179,91 227,24

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy chi phí cho việc mở rộng thị trường đang ngày được quan tâm nhiều hơn, trong đó hình thức mà công ty lựa chọn nhiều nhất đó là các hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động này ưu thế so với các hình thức khác là khách hàng đến gần hơn với sản phẩm của mình, họ được xem xét để lựa chọn mặt hàng mình cần. Nhờ việc đầu tư vào hoạt động này bước đầu đã phát huy hiệu quả, uy tín của Công ty được nâng lên và thị trường ngày càng mở rộng.

2.2.4.4. Hoạt động đầu tư hàng tồn kho.

Hiện tại, tồn kho là vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp chế biến vật liệu xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần 504 nói riêng. Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, sản phẩm tồn kho khối lượng lớn, kinh doanh thua lỗ vì thiếu vốn lưu động. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu phá

sản. Thời gian qua, Công ty đã đầu tư một mức vừa phải vừa duy trì mức sản xuất bình thường vừa để mức tiêu thụ được thông suốt tránh ứ đọng. Trong giai đoạn 2010- 2014 Công ty đã luôn dành trên dưới 5% vốn đầu tư lưu động cho việc dữ trữ hàng, vốn đầu tư vào hàng tồn kho thì có tăng nhưng so với số vốn bỏ ra đầu tư thì ta thấy tỷ trọng ngày càng giảm (6,68% năm 2012 xuống còn 2,41% năm 2014), con số này còn quá thấp. Hơn nữa, tỷ lệ dữ trữ này không ổn định chưa phù hợp với năng lực phục vụ của các kho chứa. Việc dự trữ này mặc dù phần nào đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với Công ty, tránh được những rủi ro không đáng có ngoài thị trường, chủ động sản xuất kinh doanh, bình ổn giá cả tuy nhiên vẫn còn hàng tồn gây thiệt hại cho Công ty.

2.2.5. Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 phân theo hình thức đầu tư.

Đầu tư theo chiều rộng là hình thức đầu tư trên cơ sở cải tạo và mở rộng vật chất kỷ thuật hiện có, xây dựng mới nhưng kỷ thuật công nghệ không đổi. Đầu tư theo chiều rộng cũng chính là đầu tư mới.

Đầu tư theo chiều sâu là hoạt động đầu tư thực hiện trên cơ sở cải tạo nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa, cơ sở vật chất hiện có, hoặc xây dựng lại, hoặc đầu tư mới một thiết bị công nghệ, xây dựng một nhà máy mới nhưng với kỷ thuật công nghệ phải hiện đại hơn kỹ thuật công nghệ hiện có hoặc công nghệ của ngành, vùng nhằm duy trì các nguồn lực hiện có.

Các dự án ở Công ty Cổ Phần 504 chủ yếu theo hình thức đầu tư chiều sâu. Tuy nhiên, đối với một số dự án, để tiết kiệm nguồn lực sẵn có thì có sự kết hợp cả hai hình thức đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.

Bảng 2.10: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư phân theo hình thức đầu tư giai đoạn

2010-2014. (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính)

Hình thức đầu tư Số dự án Số tuyệt đối (tr.đồng)

Tỷ trọng (%)

1. Đầu tư chiều rộng 3 4.686 7,82 2. Đầu tư chiều sâu 20 52.458 87,58 3. Đầu tư kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu 2 2.752 4,6

Tổng VĐT 25 59.896 100

Trong vòng 5 năm, 2010 - 2014, Công ty Cổ Phần 504 có 25 dự án đầu tư thì trong đó, có tới 20 dự án là đầu tư chiều sâu, chiếm 87,58% tổng vốn đầu tư của Công ty. Đây là bộ phận vốn để tái tạo và đổi mới TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất của công ty, góp phần tạo nên những thành tựu về kinh tế - xã hội của công ty thời gian qua. Từ đây, có thể thấy, nếu việc sử dụng vốn đầu tư cho đổi mới máy móc trang thiết bị, công nghệ lãng phí và kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

hiệu quả của toàn bộ vốn đầu tư phát triển của Công ty. Đồng thời, tỷ trọng vốn đầu tư cho đổi mới trang thiết bị là nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Vì chỉ có đầu tư để đổi mới, hiện đại hóa TSCĐ mới là điều kiện để tăng năng suất lao động, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả đầu tư.

2.3. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển ở Công ty cổ phần 504.

2.3.1. Kết quả đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1.1. TSCĐ huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.

Bảng 2.11: Giá trị TSCĐ huy động giai đoạn 2010-2014.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

1. Giá trị TSCĐ huy động 3.801 5.747 1.316 9.208 14.832 2. Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 51,19 -77,10 599,70 61,08 3. Tốc độ tăng định gốc (%) - 51,19 -65,38 142,25 290,21

(Nguồn: Phòng kỹ thuật – chất lượng)

Có thể thấy khối lượng các TSCĐ được huy động của Công ty qua các năm không đều nhau, tương ứng với sự chênh lệch về vốn đầu tư giữa các năm. Năm 2013 là năm có số hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập nhiều nhất trong vòng 5 năm qua, khoảng 14.832 triệu đồng trong tổng số 20.906,04 triệu đồng vốn đầu tư của cả năm. Cũng qua bảng 2.19, có thể thấy rõ tốc độ tăng giá trị TSCĐ huy động qua các năm của Công ty. Năm 2012, giá trị TSCĐ huy động giảm tới 77,10% so với năm 2011. Năm 2013, tốc độ tăng liên hoàn lớn nhất 599,70% so với năm 2012. Năm 2014 Công ty có tốc độ tăng định gốc lớn nhất (290,21%) nhưng nếu xét về tốc độ tăng liên hoàn thì vẫn chưa có được tiến bộ vượt bậc như của năm 2013.

Với việc thực hiện các giai đoạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc thì toàn bộ công nghệ và năng lực sản xuất của Công ty đã được nâng lên đáng kể.

Có thể nói các máy móc thiết bị sau 3 năm đầu tư đã đi vào hoạt động ổn định. Các máy từ năm 2010 đều đã đạt công suất 90%, tiếp đó, các máy mua năm 2013 đạt 80 - 85% công suất, các máy mua năm 2014 đạt 65 - 75% công suất.

2.3.1.2. Kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Trong những năm qua, Công ty đã có sự chú ý đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực, do vậy đã thu được những kết quả nhất định: trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần ý thức làm việc của cán bộ công nhân viên trong đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyển dụng đã có sự thay đổi về hình thức và nội dung, chất

lượng nhân sự thu được thông qua tuyển dụng đã được nâng lên đáng kể. Hoạt động đào tạo và đào tạo lại được thực hiện thường xuyên hơn đã góp phần trong việc bồi

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 (Trang 46)