hoạt động đầu tư phát triển.
Thứ nhất, khắc phục mặt hạn chế của quy chế đấu thầu. Việc lạm dụng đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu đã làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu và là nguyên nhân của các hành động tiêu cực. Luật đấu thầu khuyến khích áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi nhưng trên thực tế số gói thầu thực hiện đấu thầu hạn chế và chỉ
định thầu vẫn chiếm một tỷ lệ cao. Do vậy, cần tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, nhằm lựa chọn được nhà thầu có năng lực nhất để thực hiện công trình.
Thứ hai, đầu tư dàn trải là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả đầu tư phát triển của cả doanh nghiệp nhận thầu và chủ đầu tư giảm sút, do đó, cần có những định chế tài chính thích hợp để hạn chế hiện tượng nợ nần dây dưa trong việc thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB. Nhà nước cần có qui định cụ thể về trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng cũng như trách nhiệm của cơ quan nhà nước liên quan. Đồng thời, cần có giải pháp tích cực chống hiện tượng lách luật trong thực hiện đầu tư phát triển hiện nay.
3.3.1.2. Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại và đổi mới DNNN.
Các DNNN đang trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng. Do thiếu vốn nên các doanh nghiệp không đủ khả năng đầu tư đổi mới trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, dẫn đến, không có khả năng cạnh tranh. Do đó, hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp đạt được không cao. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước khó có thể quản lý một cách hiệu quả, với tư cách là chủ sở hữu một số lượng lớn DNNN như hiện nay. Do vậy, việc đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại các DNNN là đòi hỏi tất yếu. Một số biện pháp là: Thứ nhất, hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Thứ hai, cần có chính sách hỗ trợ các DNNN sau cổ phần hóa.
Thứ ba, giải quyết dứt điểm những tồn đọng về mặt tài chính cho doanh nghiệp cổ phần hóa. Thứ tư, mở rộng việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp.
3.3.1.3. Đổi mới và hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược.
Chiến lược là cơ sở quan trọng để lập các quy hoạch và kế hoạch, đặc biệt các quy hoạch và kế hoạch đầu tư của Công ty. Chiến lược đúng, chủ trương đầu tư đúng là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của ngành và doanh nghiệp. Ngược lại, chủ trương đầu tư sai, sẽ không có hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả hoạt động đầu tư rất thấp kém. Hiện tượng kém hiệu quả trong hoạt động đầu tư của Công ty do nhiều nguyên nhân. Xét theo các khâu của quá trình hoạch định chiến lược thì nguyên nhân bắt nguồn từ hầu hết các khâu, từ khâu lập đến việc tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá… Sự yếu kém trong từng khâu làm hiệu quả của chiến lược bị hạn chế. Do vậy, cần phải khắc phục từ khâu này. Thứ nhất, cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác hoạch định chiến lược của các ngành, các cấp, đặc biệt quan tâm đến cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị. Thứ hai, thực hiện
đúng các yêu cầu chiến lược, bổ sung kịp thời những khiếm khuyết và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Thứ ba, cấn chấn chỉnh trong công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả đầu tư, bổ sung các qui định vào những văn bản chiến lược còn thiếu. Như vậy, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển.
3.3.1.4. Tiếp tục tăng quy mô vốn đầu tư cho Công ty trên cơ sở đổi mới cơ chế huyđộng vốn, đặc biệt đổi mới cơ chế đầu tư vốn nhà nước và chính sách tín dụng. động vốn, đặc biệt đổi mới cơ chế đầu tư vốn nhà nước và chính sách tín dụng.
Một là, cần có biện pháp để thay đổi căn bản nhận thức của Công ty về nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển. Hai là, bố trí đủ vốn cho các dự án, tập trung đầu tư dứt điểm để nhanh chóng đưa công trình vào hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Ba là, cần tăng quy mô vốn vay cho các dự án. Đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư, cần mở rộng khung cho vay đến 100% vốn đầu tư và tỷ lệ cho vay cụ thể cần tùy theo từng dự án. Bốn là, cần cải cách những thủ tục hành chính trong quá trình cho vay vốn tín dụng đầu tư.
3.3.2. Một số kiến nghị với Công ty.
Về nguồn nhân lực, Đặc thù của nghành tư vấn thiết kế mà Công ty tham gia là
các sản phẩm có hàm lượng chất xám lớn, có những công việc mà máy móc không thể thay thế được, do vậy yếu tố con người trong các Công ty tư vấn thiết kế là rất quan trọng. Trong thời gian tới, Công ty cần phải chú trọng đến công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi đồng thời với việc đào tạo cán bộ quản lí để có thể có được một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực để tham gia thực hiện các công trình lớn của đất nước mà Công ty tham gia đảm nhận. Đối với công tác đầu tư nâng cao năng lực, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên Công ty cần phải có một kế hoạch, định hướng rõ ràng và cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của Công ty. Dựa trên các đặc điểm cụ thể của từng thời kì đó, Công ty có thể mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngay tại Công ty, tại các chi nhánh để tranh thủ được thời gian cho cán bộ công nhân viên vừa đi học vừa tham gia vào các công việc của Công ty. Hoặc cũng có thể gửi cán bộ, kĩ sư của Công ty tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ do các trung tâm như Viện KHCN Bộ xây dựng tổ chức. Ngoài ra, công tác khảo sát, thí nghiệm, tư vấn thiết kế là một công tác đòi hỏi phải có nhiêu kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình sản xuất, vì vậy, Công ty có thể tổ chức thêm hình thực kèm cặp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thế hệ kĩ sư của Công ty, đảm bảo cho sự trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ cán bộ kĩ sư trẻ. Trong quá trình làm việc, liên doanh, liên kết của Công ty với các đối tác nước ngoài cũng tạo điều kiện cho cán bộ công nhân được cọ sát họ hỏi kinh nghiệm làm
việc của các chuyên gia nước ngoài, làm quen với các tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới. Bên cạnh đó, để khai thác một cách có hiệu quả nguồn lao động của mình, Công ty cần phải có các chính sách kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lí và sản xuất, đảm bảo cho việc phân công lao động một cách hợp lí, không gây ra lãng phí nguồn nhân lực, mà vẫn đạt năng suất lao động cao. Đồng thời, khuyến khích người lao động hăng say làm việc thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, đây chính là một trong những hình thức đầu tư nhằm nâng cao năng suất lao động của cán bộ công nhân viên Công ty. Để mở rộng quy mô sản xuất Công ty cũng cần xây dựng những chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài vào làm việc cho Công ty, hợp tác với các chuyên gia giỏi trong nghành khi tham gia thi công những công trình lớn, đòi hỏi phức tạp.
Về đầu tư trang thiết bị máy móc, Công ty cũng cần xây dựng một chính sách
đầu tư hợp lí hơn nữa nhằm đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp của các thiết bị mới đầu tư với các thiết bị đang sử dụng của Công ty, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, và ổn định lâu dài. Khi tiến hành mua sắm, trang bị máy móc, Công ty cần tham khảo ý kiến của cán bộ công nhân viên, ý kiến của các chuyên gia trong cùng lĩnh vực và tham khảo giá cả trên thị trường một cách kĩ lưỡng để hoạt động đầu tư được tiến hành một cách có hiệu quả. Đối với các máy móc còn phù hợp với công nghệ hiện tại thì chưa cần thiết phải thay thế, còn các máy móc đã quá cũ, không thể phù hợp với yêu cầu hiện tại thì nên tiến hành thanh lí và đầu tư mua sắm mới lại, đảm bảo cho các máy móc mới thay thế đó có thời gian khấu hao vô hình và hữu hình dài lâu. Công ty cần có kế hoạch sử dụng, điều tiết nguồn lực máy móc và lao động một cách hiệu quả, tiết kiệm khi thi công các công trình mà Công ty đảm nhận.
Về vốn đầu tư, trong thời gian tới, do Công ty phải đảm nhận thi công nhiều
công trình lớn của Nhà nước liền một lúc, do đó nhu cầu đầu tư của Công ty là rất lớn. Việc thu hút vốn đầu tư đối với Công ty đã trở thành một vấn đề cần phải giải quyết nhanh chóng. Để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư, Công ty cần tăng cường hợp tác liên danh, liên kết với các đối tác khác trong nghành nhằm tăng cường khả năng huy động vốn, tăng số vốn đầu tư của Công ty. Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ của các đối tác mà Công ty đã hoàn thành bàn giao sản phẩm, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình mà công ty đang đảm nhận, để tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm. Ngoài ra, Công ty cũng cần nhanh chóng giải trình các kế hoạch đầu tư một cách rõ ràng để có thể nhanh chóng nhận được vốn vay của các ngân hàng, kịp thời tiến hành các hoạt động đầu tư.
KẾT LUẬN
Trong sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế, có thể nói vai trò của đầu tư phát triển là một cách thức quan trọng để duy trì "nhịp đập" kinh tế. Ở đó có thể kể đến hiệu quả của đầu tư sản xuất là một động lực quan trọng nhất.
Cơ sở để phát triển của một doanh nghiệp cũng không loại trừ vấn đề này, qua bài viết trên đây, tôi muốn khẳng định lại vai trò của hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp, từ đó thấy tầm quan trọng của hiệu quả đầu tư.
Từ thực tiễn của Công ty Cổ Phần 504, có thể nói không phải đã phản ánh đầy đủ các tính năng, vai trò hiệu quả của đầu tư phát triển nói chung. Nhưng nó cũng đã đóng góp một phần nhỏ của mình để minh họa về hiệu quả đầu tư phát triển theo cách riêng biệt và đặc thù của ngành, nghề trong xã hội.
Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định: khi khả năng phát triển nền sản xuất theo chiều rộng bị hạn chế khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tăng hiệu quả đầu tư sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố làm tăng thêm sức cạnh tranh, giành lợi thế trên thương trường…Doanh nghiệp sẽ vững cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hội nhập nền kinh tế.
Tuy đã cố gắng nhưng do trình độ bản thân có hạn do đó báo cáo này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Chính vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cô giáo và các cô chú, anh chị của công ty cùng toàn thể các bạn để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ công nhân viên trong Công ty, các anh chị trong các phòng ban của Công ty Cổ phần 504 và đặc biệt là giảng viên ThS. Sử Thị Thu Hằng đã giúp em rất nhiều để em hoàn thành chuyên đề này.
Quy Nhơn, ngày 15 tháng 3 năm 2015 Sinh viên thực hiện
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG
DOANH NGHIỆP...3
1.1.2.1. Trên góc độ vĩ mô...4
1.1.2.2. Trên góc độ vi mô...6
1.1.5.1. Nguồn vốn trong nước...11
1.1.5.2. Nguồn vốn nước ngoài...12
1.2.4. Đầu tư cho hoạt động marketing...17
1.3.1.1. Môi trường pháp lí...17
Hiện nay, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn, do vậy Nhà nước cũng có nhiều những chính sách, những văn bản pháp luật tạo có tính chất thông thoáng hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước có nhiều điều kiện để phát triển. Đây chính là một thuận lợi rất lớn mà môi trường pháp lí mang lại cho các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như Công ty cổ phần 504. Tuy nhiên, chính môi trường pháp lí đôi khi vẫn còn có những hiện tượng quan liêu, chồng chéo lên nhau cộng với sự tha hoá của một số cán bộ làm công tác quản lí Nhà nước đã trở thành rào cản rất lớn đối với quá trình giải ngân vốn đầu tư hoặc giải phóng mặt bằng xây dựng làm cho các Công ty xây dựng nhiều khi bị ứ đọng vốn tại các công trình, tạo ra sự thất thoát lớn về vốn...17
1.3.1.2. Môi trường kinh tế...17
1.3.1.3. Môi trường khoa học công nghệ...18
1.3.2.1. Lực lượng lao động bên trong Công ty...18
1.3.2.2. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp...18
1.3.2.3. Các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp...19
1.3.2.4. Đặc điểm về quản trị doanh nghiệp...19
1.4.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện...19
1.4.1.2. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất tăng thêm...20
1.4.1.3. Chỉ tiêu phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong số vốn đầu tư đã được thực hiện...21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN 504...28
2.1.1.1. Quá trình hình thành...28
2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty...29
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty...30
2.1.2.1. Chức năng...30
2.1.2.2. Nhiệm vụ...31
2.1.3. Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty...31
2.1.3.1. Loại hình SX và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà Công ty kinh doanh...31
2.1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty...31
2.1.3.3. Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh...32
2.1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực lao động của Công ty...32
Bảng 2.1: Bảng phân loại LĐ theo trình độ tính đến năm 2014...32
2.1.4. Đặc điểm tổ chức SXKD và tổ chức quản lý của Công ty...33
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức SXKD tại Công ty...33
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh...33
2.1.4.2. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý...34
2.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần 504...36
2.2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển...36
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển so với kế hoạch của Công ty Cổ phần 504 giai đoạn 2010-2014...37
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2010-2014...37
2.2.2. Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 phân theo nguồn vốn...38
Bảng 2.4: Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn giai đoạn 2010-2014..39
Bảng 2.5. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển ở Công ty giai đoạn 2010- 2014...39
2.2.2.1. Nguồn vốn tự có...40
2.2.2.2. Nguồn vốn Ngân sách nhà nước...41
2.2.2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại...41
2.2.2.4. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi...42
2.2.3.Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 phân theo dự án...42
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án giai đoạn 2010-2014...42
2.2.4. Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần 504 phân theo nội dung đầu tư.43 Bảng 2.7: Vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2008-2012...46
2.2.4.1. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm máy móc thiết bị...47
2.2.4.2. Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực...48
Bảng 2.8: Tổng hợp chi phí đào tạo nguồn nhân lực năm 2014...49
2.2.4.3. Hoạt động đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường...50