Con người trên trục không – thời gian

Một phần của tài liệu Giá trị thẩm mỹ của hình ảnh thiên nhiên trong thơ Vương Duy và Basho (Trang 27)

Rõ ràng, giữa không gian và thời gian có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì chúng là phương thức tồn tại và phương thức biểu hiện của hình tượng nhiên nhiên. Điều đó không cần bàn thêm. Mặt khác, trong tư tưởng văn hóa phương Đông vốn tồn tại quan niệm “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân tương dữ” (trời và người quan hệ mật thiết với nhau). Trang Tử nói: “Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất” (trời đất cùng sinh ra với ra, vạn vật với ta là một). Mạnh Tử cho rằng: “Vạn vật giai bị ư ngã

(Vạn vật đều có đầy đủ ở trong ta). Hay nhận định của Nhật Chiêu: “Cách

mà người Nhật yêu núi Fuji, hoa anh đào, vầng trăng, cây thông, nhánh cỏ, côn trùng… cho thấy họ sống trong thiên nhiên và thiên nhiên sống trong họ trong một mối giao tình và hòa điệu thâm sâu” [5; 13] v.v… Tất cả đều thể hiện cho quan niệm trên.

Do vậy, có thể khẳng định rằng; Con người đứng giữa trục không – thời gian, hòa nhập bản thể mình vào vũ trụ, lắng nghe những biến chuyển tế vi của ngoại cảnh. Con người hòa nhập vào không gian, thời gian nhưng không hòa tan, nghĩa là con người không đánh mất giá trị nội tại; để từ cảnh giới siêu ngã ấy mà thể hiện đến độ cao nhất, nhiều nhất những tình ý của cá nhân.

Thơ Tứ Tuyệt thể hiện một tư duy khái quát cao độ. Nó không chia chẽ, phân tích sự vật, hiên tượng để đưa vào thơ ca theo một trình tự tuyến tính. Tức nghệ thuật thơ Đường không chiếm lĩnh hiện thực từng bước một, nó chiếm lĩnh cái tổng thể sau cùng ngay từ thời điểm xuất phát. Bốn dòng thơ trong một bài Tuyệt cú là hình ảnh của một sự đối xứng không có trung tâm. Giữa bài thơ là một khoảng trống. Nói cách khác, nó thừa nhận một trung tâm vô hình. Trong sự đối xứng phi trung tâm đó, không gian và thời

gian là một. Hơn nữa, vì bị ảnh hưởng bởi triết lý “Vô” của Đạo giáo, nên trong thơ Đường, con người thường không xuất hiện một cách biệt lập, mà hòa vào thiên nhiên. Khi không hiện ra, không nói – vô ngôn – cũng chính là khi con người hiện lên rõ ràng nhất và nói được nhiều điều nhất. Thành ra, trong thơ Đường nói chung, trong tuyệt cú của Vương Duy nói riêng, con người đứng giữa không – thời gian, và hòa điệu vào chúng.

Nếu Tứ tuyệt là thơ của các mối quan hệ thì ở haikư – một thể thơ trọng khoảnh khắc, “haikư còn được gọi là thơ của khoảnh khắc” [10; 65] - giữa các hình ảnh có một khoảng trống rất lớn để vượt qua. Nhưng thật ra nó vẫn là một chỉnh thể. Trong khoảng chân không đó, không gian và thời gian cũng là một. Cái khỏi thủy và cái chung cuộc cũng là một. Trong sự giao hòa không – thời gian khoảnh khắc, con người thường đạt đến trạng thái đốn ngộ. Và ngộ là nét đặc sắc của thơ haikư. Con người, đứng giữa không gian, trong một khoảnh khắc mà chiêm nghiệm ra chân lý của cuộc đời. Cho nên, có thể nói: trong thơ haikư, con người cũng là chính thể và hóa thân vào không gian, thời gian.

Giữa hai chiều không – thời gian, con người đến với cõi thế phải chấp nhận sự hữu hạn của năm tháng, vậy mà mãi ước ao cái vô hạn, ước ao khát vọng vĩnh hằng… Như Vương Duy – một kiểu tác giả bán quan bán ẩn – đã từng mơ tưởng: “Thi thành thảo thụ giai thiên cổ” (thơ thành thì cây cỏ cũng có thể hóa ngàn năm). Hay Matsuo Basho – một lữ khách với những chuyến du hành không dứt – bộc lộ khát khao phá vỡ sự câu thúc của chiều còn lại trong vũ trụ (thời gian) để tìm ra cho được sự rộng mở, khai phóng không gian tồn tại của bản thể và cái đẹp. Vòng đời như một cơn gió thổi và đời ông tương tự một lữ khách trong chiều dài thăm thẳm thời gian. Điều này được thể hiện qua các tập ký hành và những thi phẩm bốn mùa của nhà thơ.

Chương 3: GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu Giá trị thẩm mỹ của hình ảnh thiên nhiên trong thơ Vương Duy và Basho (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w