Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 87)

Công ty chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh có hiệu quả mà nguyên nhân có thể là do sự chậm đổi mới về mặt tư duy quản lý trong việc đưa ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Là một doanh nghiệp được nhà nước đầu tư vốn, tài sản và nhân lực cần thiết để thực hiện thường xuyên, ổn định cung ứng dịch vụ công ích TTDH, khi xây dựng các kế hoạch kinh doanh khác, Công ty mới chỉ dừng ở mức tận

dụng các nguồn lực này nhằm mục đích nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên chứ chưa hướng tới việc đẩy mạnh và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Việc đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế chưa được chú trọng và quản lý chặt chẽ. Các bộ phận, đơn vị khi có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hợp đồng đều phải tự đàm phán và soạn thảo hợp đồng mà không có bộ phận chuyên trách tư vấn về vấn đề này nên xảy ra tình trạng một số hợp đồng có tính chất pháp lý không cao, có nhiều khoản bất lợi cho Công ty, làm phát sinh các khoản phải thu quá hạn, ….

Công ty còn chưa xây dựng và ban hành được quy chế quản lý nợ phải thu. Việc quản lý nợ phải thu mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi, phân loại và đôn đốc thu hồi công nợ mà vẫn chưa gắn việc thu hồi công nợ này với quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị.

Công tác phân tích thị trường khi xây dựng và thẩm định các kế hoạch, phương án kinh doanh còn yếu và chưa sát với tình hình thực tế.

Công ty chưa chú trọng đến các biện pháp nhằm tăng doanh thu mà mới chỉ dừng ở mức theo dõi và phản ánh đầy đủ các khoản doanh thu vào sổ sách.

Quy chế về quản lý chi phí trong quy chế tài chính của Công ty chủ yếu dựa trên các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước nên tương đối phức tạp, khó hiểu, khó triển khai tới các đơn vị, chưa đưa ra được quy trình cũng như những yêu cầu cụ thể đối với từng khoản chi. Các định mức chi phí mà Công ty ban hành chưa được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế. Công ty chưa xây dựng được cơ chế khoán chi cho các đơn vị đối với những khoản mục chi phí chưa có định mức.

Công ty vẫn chưa xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu tài chính mang tính quản trị, nhằm đánh giá toàn diện quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Mức độ phân cấp trong công tác quản lý tài chính chưa thực sự mở rộng và còn mang nhiều tính áp đặt chủ quan.

Trình độ của người làm công tác quản lý tài chính và xây dựng kế hoạch tài chính tại các đơn vị còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

CHƯƠNG 3

CÔNG TY THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HÀNG HẢI VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TYCÔNG TYCÔNG TY CÔNG TY

3.1.1. Định hướng phát triển

Ngày 25/06/2010 Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1770/QĐ- BGTVT chuyển Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Hiện tại Công ty đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý để chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên theo quyết định trên.

Trên cơ sở mô hình tổ chức của Công ty được phê duyệt sau khi chuyển đổi, Công ty đang tiến hành bố trí sắp xếp lại tổ chức và nhân lực hiện có để đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong mô hình mới.

Trong các năm tới, Công ty sẽ phát triển theo các định hướng chiến lược sau: Tiếp tục đầu tư, phát triển hệ thống các Đài TTDH Việt Nam, từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng được yêu cầu của các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia trong lĩnh vực cung cấp thông tin cấp cứu, cứu nạn và an toàn hàng hải cho mọi phương tiện hoạt động trên biển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, xác định hoạt động kinh doanh chính là động lực phát triển của Công ty. Việc phát triển hoạt động kinh doanh được thực hiện theo các hướng sau:

- Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ mà Công ty cung cấp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, báo chí, internet, … và thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng khách hàng.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao chất lượng của các dịch vụ viễn thông hàng hải mà Công ty đang cung cấp đồng thời đầu tư, nghiên cứu cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng

khác theo yêu cầu của khách hàng.

- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thiết bị thông tin hàng hải, trên cơ sở đó mở rộng cung cấp các thiết bị khác cho ngành đóng tàu.

- Tiếp tục triển khai xây dựng, đầu tư, phát triển cơ sở vật chất cho hệ thống Viễn thông công cộng đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty trong thời gian tới và nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.

- Triển khai các kế hoạch kinh doanh đến từng đơn vị trực thuộc, tận dụng lợi thế có địa bàn trải rộng từ Bắc đến Nam từng bước chiếm lĩnh thị trường.

- Tiếp tục nắm quyền kiểm soát, điều hành Công ty cổ phần điện tử hàng hải, đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị hàng hải trên toàn quốc, nâng cao giá trị phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp này. Nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Tăng cường quản lý nội bộ theo hướng phân cấp quản lý, phát huy tính chủ động của các đơn vị trực thuộc trong sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở lực lượng cán bộ công nhân viên hiện có, nghiên cứu bố trí sắp xếp lại nhân lực giữa các đơn vị cho hợp lý, tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ, đáp ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn mới;

Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống công nghệ Ttông tin để đảm bảo cho công tác quản lý, điều hành Công ty đạt hiệu quả cao nhất.

3.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động

Khi chuyển đổi sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, để đáp ứng được yêu cầu quản lý theo định hướng phát triển đề ra, công ty dự kiến mô hình tổ chức quản lý điều hành như sau:

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức, quản lý tại Công ty khi chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

3.1.3. Quan điểm hoàn thiện

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, Công ty đã và đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 sang mô hình Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005. Với việc chuyển đổi mô hình này Công ty được giao nhiều quyền tự chủ hơn trong hoạt động

Hệ thống các Đài Thông tin

duyên hải

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

Các đơn vị trực thuộc Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm viễn thông công cộng & CNTT Trung tâm dịch vụ khách hàng Ban lãnh đạo Công ty bao gồm:

- Chủ tịch Công ty kiêm Tổng giám đốc Công ty - Các Phó tổng giám đốc - Kế toán trưởng Phòng Kế hoạch đầu tư Phòng Tổ chức lao động Phòng Khoa học công nghệ Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Kinh doanh Phòng Pháp chế & Hợp tác QT Phòng Khai thác Phòng Tài chính kế toán Giám sát Trung tâm đào tạo nghiệp vụ viễn thông hàng hải Kiểm soát viên

sản xuất kinh doanh, đồng thời với nó là những trách nhiệm và thách thức to lớn khi phải tự mình đưa ra những quyết định trong điều kiện thị trường có nhiều bất ổn như hiện nay. Ngày 31/05/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 81/2010/TT-BTC hướng dẫn cơ chế đặt hàng trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích TTDH. Hiện tại Cục quản lý giá thuộc Bộ Tài chính đang thực hiện thẩm định tiến tới ban hành Đơn giá cho dịch vụ công ích TTDH phục vụ cho cơ chế đặt hàng này. Từ năm 2011, việc thực hiện cung ứng dịch vụ công ích TTDH sẽ được thực hiện theo phương thức được Nhà nước đặt hàng chứ không phải theo phương thức giao kế hoạch như trước nữa. Mối quan hệ giữa Nhà nước và Công ty lúc này là mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Đứng trước tình hình mới, khi không còn sự quản lý sát sao của Nhà nước, Công ty phải tự mình quản lý mình, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo an toàn và phát triển vốn thì công tác quản lý tài chính lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Công tác quản lý tài chính có tốt thì Công ty mới phát huy được hết lợi thế của quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng được hết các nguồn lực nội tại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài nhằm đối mặt với thách thức để tăng trưởng và phát triển. Với việc hiểu về vai trò và ý nghĩa của việc quản lý tài chính tại Công ty như vậy, luận văn xin được trình bày một số quan điểm trong việc tăng cường công tác quản lý tài chính tại Công ty như sau:

Quản lý tài chính và tăng cường quản lý tài chính là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục đối với mọi hoạt động của Công ty. Mọi hoạt động của Công ty ít hay nhiều đều liên quan đến việc sử dụng tài sản, tiền vốn của Công ty do vậy đều chịu tác động của hoạt động quản lý tài chính nhằm đảm bảo tài sản và tiền vốn của Công ty ngày càng được sử dụng hiệu quả. Hoạt động này bao gồm việc đưa ra các quy chế, quy định về tài chính, giám sát liên tục quá trình thực hiện các quy chế, quy định này trong hoạt động và có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự thay đổi của luật pháp và các điều kiện kinh doanh khác.

Tăng cường quản lý tài chính nhằm tạo ra động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý tài chính có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh, chính vì vậy tăng cường quản lý tài chính phải đảm bảo sự phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị và phù hợp với đặc điểm của từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng trường hợp cụ thể, tránh áp đặt gây ức chế cho người lao động.

Tăng cường quản lý tài chính theo hướng phân cấp quản lý, tăng cường sự chủ động cho các đơn vị, gắn quyền lợi với trách nhiệm. Hệ thống các Đài TTDH nằm dọc theo các tỉnh từ Bắc vào Nam phải đảm bảo sự hoạt động liên tục trong việc cung cấp, tiếp nhận và xử lý các thông tin tìm kiếm cứu ạn, an toàn hàng hải cho các phương tiện hoạt động trên biển. Do vậy tăng cường quản lý tài chính cần phải theo hướng phân cấp quản lý, tăng cường sự chủ động cho các đơn vị, gắn quyền lợi với trách nhiệm để đảm bảo xử lý nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, đảm bảo sản xuất, khuyến khích sự tìm tòi, đổi mới cách thức làm việc sao cho hiệu quả tại các đơn vị. Tăng cường phân cấp quản lý còn tạo điều kiện để Công ty đẩy mạnh phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

Tăng cường quản lý tài chính trên cơ sở xây dựng một cơ chế giám sát chặt chẽ, hiệu quả đảm bảo sự phối hợp, giám sát lẫn nhau giữa các phòng ban đơn vị. Phân cấp quản lý, tăng cường sự chủ động cho các đơn vị phải gắn liền với cơ chế giám sát chặt chẽ, hiệu quả thì mới đảm bảo công tác quản lý tài chính được triển khai và thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả.

Tăng cường quản lý tài chính gắn với việc tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính. Nhà nước ban hành rất nhiều các quy định về quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhằm phục vụ cho mục tiêu quản lý của mình. Các chính sách này thường xuyên thay đổi đòi hỏi Công ty phải thường xuyên cập nhật, và triển khai đến từng đơn vị.

Tăng cường quản lý tài chính phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ triển khai tới các đơn vị trong quá trình xây dựng các quy chế, quy định về quản lý tài chính.

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, kế hoạch hóa nguồn tài chính

Công ty cần tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời kế hoạch hóa nguồn tài chính cho việc thực hiện chiến lược này theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn.

Công ty đồng thời phải kế hoạch hóa nguồn tài chính nhằm đảm bảo nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh đã đề ra trong từng giai đoạn cụ thể. Để thực hiện tốt được công tác này Công ty cần đặc biệt chú trọng đến công tác phân tích và kế hoạch tài chính.

Phân tích tài chính là để nhằm đưa ra những thông tin hữu ích đối với việc đưa ra các quyết định quản lý. Việc phân tích tài chính không chỉ đơn thuần là đưa ra những con số tổng hợp từ các thông tin kế toán mà từ các con số ấy phải thấy được những xu hướng vận động tiếp theo hoặc có thể đi ngược về điểm xuất phát để tìm ra những yếu tố dẫn tới sự biến động. Để làm được việc này cần phải có đội ngũ những người am hiểu về tài chính và phân tích tài chính.

Thực hiện tốt phân tích tài chính sẽ là điều kiện tiền đề cho việc hoạch định nên các kế hoạch tài chính sát với tình hình thực tiễn và đem lại hiệu quả cao. Hoạch định kế hoạch tài chính không chỉ đơn giản là việc lên các chỉ tiêu kế hoạch về mặt tài chính để thực hiện mà đó là việc dự báo trước các luồng thu chi để từ đó định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cũng tránh những biến động bất thường về các luồng thu chi. Kế hoạch tài chính bao gồm kế hoạch tài chính ngắn hạn và kế hoạch tài chính dài hạn. Muốn lập được một kế hoạch tài chính tốt, đáp ứng nhu cầu là phương tiện quản lý thì công ty cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

Xây dựng một cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các phòng ban, đơn vị trong việc lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn cho công ty, trong đó phòng Kinh tế kế hoạch và Phòng Tài chính kế toán giữ vai trò chủ chốt.

Cần chú trọng việc đầu tư thích đáng hơn cho việc nghiên cứu, phân tích thị trường để có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển mở rộng của công ty.

Trong kế hoạch tài chính ngắn hạn, Công ty nên xây dựng một mô hình xác định mục tiêu tài chính cho từng năm cho sát với thực tiễn, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu, tận dụng được hết những nguồn lực của Công ty cho phát triển sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w