Nội dung lập kế hoạch tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 32)

a. Kế hoạch tài chính dài hạn

Quá trình xác định phương án kinh doanh cũng là quá trình ban lãnh đạo doanh nghiệp có các quyết định tài chính như phương hướng tạo lập vốn, phương

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh

hướng đầu tư và tái cấu trúc cơ cấu đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn, chính sách về giá cả và lợi nhuận,… Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể bổ sung kế hoạch đầu tư nhằm duy trì hoạt động hay tăng cường chất lượng sản phẩm, mở rộng địa bàn nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường,…

Tùy thuộc vào điều kiện thị trường bên ngoài cũng như các yếu tố nội tại bên trong mà doanh nghiệp có sự lựa chọn xây dựng những kế hoạch tài chính dài hạn khác nhau. Thông thường có ba loại kế hoạch tài chính:

Kế hoạch tăng trưởng cao: đòi hỏi vốn đầu tư lớn và sản phẩm mới, gia tăng thị phần hiện có hay chiếm lĩnh thị phần mới.

Kế hoạch tăng trưởng bình thường: theo đó Công ty sẽ phát triển cùng thị trường, cùng tồn tại với các đối thủ cạnh tranh.

Kế hoạch hạn chế chi tiêu và chuyên môn hóa nhằm tối thiểu hóa chi phí. Đây là kế hoạch cho giai đoạn kinh tế khó khăn.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế cũng như những dự đoán của mình trong tương lai và khả năng của doanh nghiệp đó để thẩm định lựa chọn một trong những kế hoạch đó hay phải bổ sung, điều chỉnh cho nó phù hợp với doanh nghiệp.

b. Kế hoạch tài chính ngắn hạn

Kế hoạch tài chính ngắn hạn bao gồm hàng loạt các kế hoạch như kế hoạch doanh thu, kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu nhập và phân phối thu nhập, kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn, kế hoạch vốn bằng tiền,....

Cơ sở để lập kế hoạch tài chính ngắn hạn là những dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn, các kế hoạch đầu tư dài hạn,... Vì vậy hoàn thành tốt kế hoạch tài chính ngắn hạn là nền tảng để thực hiện tốt kế hoạch tài chính dài hạn.

Lập kế hoạch doanh thu

Công thức tính doanh thu bán hàng như sau: DT = ∑ (Gi * Hi) DT: doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch

i : Loại sản phẩm tiêu thu hoặc loại dịch vụ cung ứng tiêu thụ.

Gi: Đơn giá bán từng loại sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ chưa kể thuế GTGT. Gi được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Doanh nghiệp cần căn cứ vào mức giá bán hiện tại, kế hoạch nghiên cứu tiếp thị và dự báo cung cầu thị trường để đưa ra mức giá bán trong kỳ kế hoạch.

Hi: Là số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại hoặc dịch vụ cung ứng từng loại trong kỳ kế hoạch, phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách sau:

(1) Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng trong kỳ đuợc xác định bằng số lượng sản xuất hoặc cung ứng trong kỳ kế hoạch cộng với số lượng kết dư dự kiến đầu kỳ và trừ đi số lượng kết dư dự kiến cuối kỳ kế hoạch.

(2) Căn cứ theo đơn giá đặt hàng của khách hàng: Phương pháp này căn cứ vào các hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch mà không có lượng tồn đầu kỳ và cuối kỳ (sản xuất bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu theo đúng đơn đặt hàng).

Lập kế hoạch chi phí:

Kế hoạch chi phí phải dựa vào kế hoạch doanh thu, kế hoạch trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, kế hoạch nguồn nhân lực, các phân tích về biến phí, định phí của năm trước,...để xác định.

Kế hoạch chi phí của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận: Kế hoạch chi phí giá thành sản xuất; Kế hoạch chi phí mua hàng, bán hàng và kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp.

(1) Kế hoạch giá thành sản xuất:

Kế hoạch giá thành sản xuất được lập theo khoản mục tính giá thành và theo dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố.

Theo khoản mục tính giá thành, kế hoạch giá thành sản xuất được tính bằng kế hoạch giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm nhân với sản phẩm hàng hóa kế hoạch.

Bảng 1.1: Bảng tính giá thành theo khoản mục chi phí

Đơn vị tính:………

Khoản mục Sản phẩm A Sản phẩm B …

1. Chi phí NVL dùng sản xuất 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung

Trong đó: Chi phí khấu hao

Giá thành sản xuất

Kế hoạch giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm được tính căn cứ vào: định mức tiêu hao; đơn giá nguyên vật liệu, giờ công; các chi phí thực tế đã phát sinh trong kỳ báo cáo; tiêu chuẩn phân bổ đối với chi phí sản xuất chung.

Theo dự toán chi phí sản xuất, bảng kế hoạch giá thành lập theo yếu tố chi phí sản xuất tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ gồm 5 yếu tố:

Bảng 1.2: Bảng tính giá thành theo dự toán chi phí sản xuất

Đơn vị tính:………

Yếu tố Số tiền

1. Nguyên vật liệu mua ngoài 2. Nhân công

3. Khấu hao TSCĐ

4. Các khoản dịch vụ mua ngoài 5. Các chi phí khác bằng tiền Giá thành sản xuất

Để lập bảng tính giá thành theo dự toán chi phí sản xuất có thể căn cứ vào: Các bộ phận kế hoạch khác: các yếu tố nguyên vật liệu mua ngoài căn cứ vào kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật; yếu tố tiền lương căn cứ vào kế hoạch lao động tiền lương; yếu tố khấu hao căn cứ vào kế hoạch khấu hao TSCĐ; các khoản dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền căn cứ vào các bảng dự toán có liên quan trong kỳ kế hoạch của các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Phương pháp này tương đối đơn giản, bảo đảm cho kế hoạch giá thành nhất trí với các kế hoạch khác nhưng có nhược điểm là sẽ không chính xác nếu các kế hoạch khác không chính xác. Vì vậy trước khi sử dụng số liệu của các kế hoạch khác cần phải kiểm tra lại độ

chính xác của nó.

Dự toán chi phí sản xuất của các phân xưởng: lập dự toán theo phương pháp này có lợi cho việc củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp.

(2) Kế hoạch chi phí mua hàng, bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Phương pháp lập dự toán đối với các bộ phận này cũng giống như dự toán các khoản chi phí sản xuất chung. Cụ thể là khoản nào có định mức thì tính theo định mức, khoản nào không có định mức thì dựa vào số thực tế kỳ báo cáo để ước tính.

Kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: căn cứ vào kế hoạch doanh thu, kế hoạch chi phí và quyết định của ban quản lý doanh nghiệp về phân phối lợi nhuận.

Kế hoạch vốn và nguồn vốn:

Căn cứ vào việc phân tích diễn biến của nguồn và sử dụng nguồn, căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư mới, kế hoạch doanh thu, chi phí,... để xác định nhu cầu vốn cho kỳ kế hoạch và trên cơ sở đó xác định nguồn tài trợ.

Về nguyên tắc, để lập bảng phân tích diễn biến của nguồn và sử dụng nguồn phải dựa vào bảng cân đối kế toán của hai kỳ liên tiếp và sắp xếp theo hướng như sau: tăng tài sản hay giảm nguồn vốn được thể hiện ở phần sử dụng vốn, giảm tài sản hay tăng nguồn vốn được thể hiện ở phần nguồn.

Bảng 1.3: Nguyên tắc phân định nguồn vốn và sử dụng vốn

Nguồn vốn Sử dụng vốn

- Giảm TSCĐ

- Giảm vốn lưu động

- Tăng nợ

- Lợi nhuận ròng sau thuế

- Khấu hao - Tăng vốn chủ sở hữu - Tăng TSCĐ - Tăng vốn lưu động - Giảm nợ - Lỗ ròng - Chi trả cổ tức

- Mua lại hoặc thu hồi lại cổ phiếu công ty đã phát hành

Tổng cộng Tổng cộng

Trên cơ sở phân tích thời kỳ đã qua, cần dự tính cho kỳ kế hoạch về nhu cầu vốn, hướng tạo lập vốn. Việc này có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp, phương pháp tương quan hồi quy,... Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh thu vượt qua điểm hoà vốn

nhưng vẫn còn thừa năng lực thì có thể dự đoán bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu qua bốn bước như sau:

(1) Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trong thời kỳ đã qua để tính lại số bình quân bảng cân đối kế toán.

(2) Tính tỷ lệ phần trăm từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán bình quân đã tính ở bước 1 so với doanh thu cùng kỳ.

(3) Giả định những khoản nợ tích luỹ sẽ tăng, giảm cùng tốc độ với sự tăng giảm của doanh thu. Trên cơ sở đó tính chênh lệch tài sản tăng cần tìm nguồn tài trợ.

(4) Dự kiến nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm.

Kế hoạch vốn bằng tiền:

Dòng tiền của doanh nghiệp được hình thành từ ba hoạt động: (1) hoạt động kinh doanh; (2) hoạt động đầu tư; (3) hoạt động tài chính. Dòng tiền của cả 3 hoạt động đều có thể xác định theo phương pháp trực tiếp, tức là các khoản thu từng hoạt động được thể hiện ở một phần riêng và các khoản chi được thể hiện ở một phần khác, sau đó đối chiếu dòng tiền thu với dòng tiền chi để biết trong kỳ tiền tăng hay giảm bao nhiêu, kết hợp với số dư tiền đầu kỳ và định mức tiền mục tiêu để có biện pháp xử lý thoả đáng nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.

1.2.2. Quản lý cơ cấu vốn

1.2.2.1 Khái niệm

Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có tư liệu sản xuất, sức lao động. Đó là những yếu tố cần thiết của bất kỳ nền sản xuất nào. Do vậy, các doanh nghiệp cần tiền để mua tư liệu sản xuất, để trả lương và các chi phí khác. Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp. Số tiền này do chủ doanh nghiệp bỏ ra ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và có một phần từ khoản vay nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w