Phân loại nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 37)

* Vốn của doanh nghiệp xét từ nguồn hình thành có thể chia ra: Vốn của chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả:

phải ứng ra để mua sắm các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn của chủ sở hữu khi mới thành lập doanh nghiệp gọi là vốn điều lệ và được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, vốn của chủ sở hữu tăng thêm từ các quỹ doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối,…

- Các khoản nợ phải trả bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng; các khoản phải trả khác như: các khoản phải trả khách hàng, các khoản phải nộp ngân sác h nhà nước, các khoản phải trả cán bộ công nhân viên,….

* Vốn của doanh nghiệp xét theo thời hạn bao gồm vốn ngắn hạn và vốn dài hạn: - Vốn ngắn hạn là vốn có thời hạn hoàn trả dưới 1 năm bao gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả khách hàng, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải trả cán bộ công nhân viên,….

- Vốn dài hạn là vốn có thời hạn hoàn trả trên 1 năm bao gồm các khoản vay dài hạn và vốn chủ sở hữu

1.2.2.3. Quản lý cơ cấu vốn

a. Lựa chọn nguồn tài trợ

Nhìn chung sẽ không có một mô hình cụ thể, vĩnh cửu cho một doanh nghiệp trong việc lựa chọn nguồn tài trợ. Chiến lược tài trợ của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường vốn, sự ổn định của nền kinh tế, uy tín của doanh nghiệp và khả năng thích ứng trong các tình huống cụ thể của người quản lý. Thông thường trong thực tiễn có ba xu hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: Sử dụng toàn bộ nguồn tài trợ dài hạn để tài trợ cho tổng tài sản. Trường hợp này người quản lý phải sử dụng các nguồn tài trợ dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu vốn ở thời điểm cao nhất. Với chiến lược tài trợ này thì doanh nghiệp sẽ có rủi ro thấp nhưng chi phí vốn cao.

Thứ hai: Sử dụng tài trợ dài hạn cho tài sản thường xuyên và tài trợ ngắn hạn cho tài sản lưu động tạm thời. Cách sử dụng tài trợ theo hướng này có rủi ro cao nhưng chi phí thấp.

trợ bằng nguồn dài hạn, còn một phần tài sản tạm thời sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn. Đây là cách lựa chọn trung gian giữa hai cách trên, có độ rủi ro trung bình và chi phí trung bình.

Các nguồn tài trợ ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng bao gồm: các khoản thuế phải nộp, các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên, các khoản trả trước của khách hàng, khoản phải trả nhà cung cấp; vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính; …

Các nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu; nợ dài hạn từ việc phát hành trái phiếu, đi vay ngân hàng, tổ chức tài chính; …

b. Xác định cơ cấu vốn tối ưu

Cơ cấu vốn là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau, với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn để tài trợ cho tổng tài sản của nó.

Do mỗi nguồn vốn huy động có chi phí khác nhau nên với cùng một lượng vốn được huy động, nhưng tỷ lệ của các nguồn vốn khác nhau thì chi phí trung bình của vốn cũng khác nhau. Cơ cấu vốn liên quan đến việc tính toán chi phí trung bình của vốn và nó được sử dụng trong quyết định dự toán vốn.

Việc sử dụng nợ trong việc tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, thì chủ sở hữu chỉ cần với số lượng vốn hạn chế cũng vẫn nắm giữ được quyền kiểm soát doanh thu, mặt khác khi vốn của chủ sở hữu có tỷ trọng nhỏ thì rủi ro của doanh nghiệp chủ yếu do người cho vay gánh chịu. Nhưng đối với người cho vay khi họ thấy tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp cao, rủi ro họ phải chịu lớn, họ lại yêu cầu một mức lãi suất cao hơn và doanh nghiệp cũng sẽ đến lúc không vay được nữa. Do vậy trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, ban quản lý cần phải tìm ra một cơ cấu vốn phù hợp với tình hình cụ thể của nó, trên cơ sở đó để tiến hành huy động vốn.

Cơ cấu vốn mục tiêu của một doanh nghiệp là một tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp muốn duy trì và hướng tới trong quá trình quản lý và huy động vốn. Khi ở một thời điểm nào đó, tỷ lệ nợ ở dưới mức mục tiêu đề ra thì doanh nghiệp sẽ mở rộng vốn bằng cách vay nợ, ngược lại, nếu tỷ lệ nợ lớn hơn mục tiêu

thì việc mở rộng vốn lại được thực hiện bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn chủ sở hữu. Cơ cấu vốn mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến chính là cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp, tại đó rủi ro và lãi suất được cân bằng tối đa, chi phí bình quân gia quyền của vốn cũng thấp nhất, doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận cao nhất.

Những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định về cơ cấu vốn:

(1) Rủi ro kinh doanh: rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn thì lãi suất mà người cho vay yêu cầu càng cao, do đó tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn tối ưu càng thấp.

(2) Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì càng hạ thấp chi phí thực tế của nợ so với chi phí thực tế của vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn càng cao.

(3) Khả năng linh hoạt tài chính: thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp chỉ ra rằng những doanh nghiệp lớn và có nhiều người biết đến trên thị trường, thì sẽ có uy tín trong việc huy động vốn hơn và như vậy họ có thể duy trì tỷ lệ nợ cao hơn.

(4) Quan điểm của nhà quản lý: cơ cấu vốn tại một doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản lý. Có những ban quản lý thích sử dụng nợ nhiều hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, có những ban quản lý lại ưa thích phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2.3. Quản lý và sử dụng tài sản

1.2.3.1. Khái niệm

Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ của cải, vật chất biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như tiền, hiện vật, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

Tài sản được hình thành trong quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w