a. Tối đa hóa lợi nhuận sau thuế
Đây là mục tiêu mà nhiều người quan tâm, tuy nhiên mục tiêu này vẫn chưa thể hiện được mục đích đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp, chưa tính đến yếu tố thời gian, vốn đầu tư và rủi ro.
b. Tối đa hóa lợi nhuận phân phối cho chủ sở hữu
Doanh nghiệp do chủ sở hữu lập ra theo những mục tiêu nhất định ngay từ lúc thành lập nhằm phục vụ cho lợi ích của chủ sở hữu. Do vậy, tối đa hóa lợi nhuận phân phối cho chủ sở hữu cũng là mục tiêu then chốt của quản lý tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên có những giai đoạn doanh nghiệp không chia lợi tức cho chủ sở hữu. Do vậy mục tiêu này chỉ đúng khi xét ở tầm chiến lược.
c. Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Lợi nhuận nhà đầu tư mong đợi bao gồm số lãi được chia trong quá trình hoạt động và chênh lệch giữa giá bán giá mua của tài sản đầu tư. Yêu cầu của nhà đầu tư là tối đa hóa giá trị của hai bộ phận này. Tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp chính là tối đa hóa giá trị tài sản của các chủ sở hữu hiện tại của doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Tuy nhiên giá thị trường của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan hệ cung cầu, phản ứng của chủ sở hữu đối với các quyết định của ban điều hành doanh nghiệp,… Vì thế giá thị trường của doanh nghiệp đôi khi không đáng tin cậy và khó xác định đặc biệt là đối với những công ty chưa tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Như vậy mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp phải luôn bám sát mục tiêu của doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, lợi ích của chủ sở hữu đích thực của doanh nghiệp mà cụ thể hóa mục tiêu tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu thành các chỉ tiêu cụ thể làm căn cứ chính xác cho các quyết định.
1.1.4. Bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp
Cùng với sự phát triển vượt bậc của thị trường tài chính thì vai trò của bộ máy quản lý tài chính trong doanh nghiệp ngày càng được chú trọng. Đứng đầu bộ máy quản lý tài chính của doanh nghiệp thường là một giám đốc tài chính hay CFO (Chief
Financial Official). Tuy nhiên ở Việt Nam, vị trí giám đốc tài chính còn chưa được phổ biến, thường là giám đốc hoặc một phó giám đốc kiêm nhiệm chức năng này.
Bên dưới giám đốc tài chính là một hệ thống phòng ban tài chính đảm bảo việc cung cấp thông tin một cách thường xuyên, chính xác, kịp thời cho quá trình điều hành hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Tùy theo quy mô và trình độ quản lý mà bộ máy tài chính doanh nghiệp được tổ chức riêng hoặc ghép với bộ phận kế toán. Thông thường ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ công tác tài chính và kế toán được ghép với nhau tạo thành phòng tài chính kế toán. Phòng này có nhiệm vụ tổ chức công tác tài chính, kế toán tại đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp lớn công tác tài chính được đặc biệt quan tâm và được tổ chức tương đối riêng biệt với công tác kế toán. Cụ thể tại các công ty này thường có 2 phòng là phòng tài chính và phòng kế toán cùng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc tài chính.
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
GIÁM ĐỐC/PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN (Kế toán trưởng)
- Hoạch định đầu tư vốn - Quản trị vốn cố định - Quản trị vốn lưu động
- Quan hệ giao dịch với Ngân hàng - Phân chia lợi nhuận
- Quản trị bảo hiểm và rủi ro - Phân tích và hoạch định tài chính - Lập, kiểm tra chứng từ
- Sổ sách kế toán - Kế toán tài chính - Kế toán quản trị - Kiểm soát nội bộ
Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý tài chính tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế
1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Quản lý tài chính doanh nghiệp là những tác động của nhà quản lý tới các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp thông qua tổng thể các phương pháp, công cụ được vận dụng trong các điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
1.2.1. Kế hoạch tài chính
1.2.1.1. Khái niệm
Kế hoạch tài chính doanh nghiệp thường bao gồm các bản dự toán tài chính theo từng nội dung và kế hoạch thu chi tổng hợp. Nó phản ánh tổng hợp bằng tiền tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có khả năng đạt được cũng như quan hệ tài chính của doanh nghiệp với bên ngoài, bên trong nội bộ doanh nghiệp, với ngân sách nhà nước trong kỳ kế hoạch.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐỐC
* Phòng Tài chính - Hoạch định đầu tư vốn - Quản trị vốn cố định - Quản trị vốn lưu động
- Quan hệ giao dịch với Ngân hàng - Phân chia lợi nhuận
- Quản trị bảo hiểm và rủi ro - Phân tích và hoạch định tài chính
* Phòng Kế toán
- Lập, kiểm tra chứng từ - Sổ sách kế toán
- Kế toán tài chính - Kế toán quản trị - Kiểm soát nội bộ
- Lập các báo cáo tài chính GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Có hai loại kế hoạch tài chính là kế hoạch tài chính ngắn hạn và kế hoạch tài chính dài hạn.