Bối cảnh thị trường chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 51)

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không thể tách khỏi thị trường, thị trường là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp cũng đồng thời là nơi tiêu thụ sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác quản lý tài chính doanh nghiệp cũng luôn phải được đặt trong những điều kiện thị trường cụ thể. Khi thị trường chung có nhiều biến động, như trong đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, công tác quản lý tài chính cũng cần có những điều chỉnh cho phù hợp, có như vậy mới có thể giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (VISHIPEL) là công ty hiện đang quản lý và khai thác một số hạ tầng mạng viễn thông quan trọng của Việt nam gồm Đài Vệ tinh Mặt đất Inmarsat Hải Phòng, Hệ thống Đài TTDH Việt Nam, Đài LUT/ MCC Việt Nam và mạng kết nối thông tin ngành hàng hải.

Công ty đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển khá dài với rất nhiều nỗ lực, cố gắng của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và kinh tế mà Nhà nước giao phó.

Tiền thân của Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt nam là Đài vô tuyến điện trực thuộc cảng Hải Phòng, được thành lập năm 1955 đến năm 1965 đổi thành Phòng thông tin liên lạc trên biển.

Năm 1967: Chuyển thành "Đội thông tin liên lạc biển" thuộc Cục đường biển. Năm 1982: Chuyển thành "Trung tâm thông tin và kỹ thuật điện tử" theo Quyết định số 951/QĐ-TC ngày 02/07/1982 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Từ đó, ngày 02/07 được lấy làm ngày thành lập Công ty.

Năm 1992: Đổi tên thành "Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam" Năm 1993: Chính thức được giao nhiệm vụ quản lý và khai thác hệ thống các đài TTDH Việt Nam.

Năm 1997: Triển khai Dự án Nâng cấp và Phát triển Hệ thống các Đài TTDH Việt nam, xây dựng, nâng cấp toàn bộ hệ thống các Đài TTDH Việt Nam từ Móng Cái tới Cà Mau, phục vụ thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải.

Năm 2001: Khai thác Đài Thông tin Vệ tinh Mặt đất Inmarsat Hải Phòng, cung cấp các dịch vụ Inmarsat-B, -C -Mini-M và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Năm 2003: Hoàn thành xây dựng mạng điện thoại VoIP 175, triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế.

Năm 2004: Khai thác Đài Thu tín hiệu cấp cứu (LUT/MCC) qua vệ tinh Cospas-Sarsat; hoàn thành việc xây dựng mạng kết nối thông tin ngành hàng hải.

Năm 2005: Hoàn thành Dự án nâng cấp và Phát triển Hệ thống các Đài TTDH Việt nam.

Với truyền thống gần 50 năm hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, với cơ sở hạ tầng viễn thông tiên tiến, với đội ngũ nhân lực trình độ vững vàng, Công ty đã luôn giành được sự tin cậy của khách hàng, khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông nói chung và TTDH nói riêng. Công ty cũng hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước qua các dịch vụ, sản phẩm viễn thông tin cậy như các dịch vụ TTDH theo GMDSS, thông tin cấp cứu cứu nạn và phòng chống bão lụt phục vụ tàu cá, dịch vụ viễn thông hàng hải, viễn thông công cộng, thiết bị hàng hải, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, đào tạo….

2.1.2. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty.

Hiện tại, với cơ sở hạ tầng mạng viễn thông tiên tiến đặc biệt là viễn thông trên biển và viễn thông qua vệ tinh, Công ty đang thực hiện cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sau:

* Cung cấp thông tin tìm kiếm cứu nạn hàng hải và các thông tin liên quan đến an toàn cho các phương tiện hoạt động trên biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Đây là dịch vụ công ích mà trước đây hàng năm nhà nước vẫn giao kế hoạch cho công ty thực hiện. Tiến tới năm 2011 nhà nước sẽ thực hiện đặt hàng công ty cung ứng dịch vụ này cho toàn bộ các phương tiện hoạt động trên biển. Đây không chỉ đơn thuần là hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty mà còn là nhiệm vụ chính trị quốc tế mà công ty phải thực hiện. Có thể giới thiệu qua về dịch vụ này như sau:

-IMO) đã tổ chức hội nghị về vấn đề tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Hội nghị này thông qua công ước về tìm kiếm và cứu nạn trên biển - SAR 1979. Với mục đích là thành lập một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm và cứu nạn trên biển, Hội nghị đã yêu cầu phát triển một hệ thống thông tin cứu nạn và an toàn hàng hải toàn cầu với những quy định bắt buộc về thông tin liên lạc để giúp cho công tác tìm kiếm và cứu nạn đạt hiệu quả cao nhất.

Cùng với sự phối hợp của các tổ chức quốc tế khác như Liên minh viễn thông quốc tế ITU, Tổ chức Inmarsat, hệ thống vệ tinh tìm kiếm cứu nạn COSPAS- SARSAT... đến năm 1988 một hệ thống thông tin đã được các nước thành viên IMO, trong đó Việt Nam là một thành viên đầy đủ, thông qua dưới dạng sửa đổi và bổ sung Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS- 74 và được gọi là SOLAS - 74/88, khai sinh ra hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (Global Maritime Distress and Safety System- GMDSS).

Sơ đồ 2.1: Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu

Dịch vụ TTDH theo GMDSS bao gồm Dịch vụ Thông tin cấp cứu, cứu nạn hàng hải và Dịch vụ Thông tin an toàn hàng hải, cung cấp miễn phí cho các tàu thuyền, phương tiện vận tải có trang bị các thiết bị thông tin theo GMDSS.

Dịch vụ thông tin cấp cứu, cứu nạn hàng hải:

Dịch vụ được cung cấp 24/24 giờ trên: Các tần số trực canh quốc tế DSC 2187.5 khz, 4207.5 khz, 6312 khz, 8414.5 khz, 12577 khz, 16804.5 khz, VHF kênh 70, VHF thoại kênh 16 tại 29 đài TTDH nằm dọc trên các tỉnh ven biển từ Móng Cái đến Cà Mau; Hệ thống Inmarsat đài LES Hải Phòng; Hệ thống COSPAS-SARSAT đài LUT/MCC Hải Phòng.

Sau khi thu nhận, thông tin cấp cứu, cứu nạn được truyền phát đến các Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn để kịp thời ứng cứu, hỗ trợ cho các phương tiện tàu thuyền trên biển và phục vụ thông tin liên lạc cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

Dịch vụ thông tin an toàn hàng hải:

Phát các bản tin cảnh báo hàng hải, cảnh báo khí tượng, dự báo thời tiết và các thông tin an toàn khác. Thông tin an toàn được phát qua hệ thống NAVTEX tần số 518 khz, 4209.5 khz và Kênh 16 (VHF).

* Cung cấp các dịch vụ viễn thông hàng hải.

(1) Dịch vụ Điện thoại tàu bờ là dịch vụ thông tin liên lạc từ tàu về bờ qua Hệ thống đài TTDH Việt nam. Dịch vụ được cung cấp theo Bảng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

Dịch vụ Điện thoại tàu bờ gồm dịch vụ liên lạc thoại từ tàu về máy điện thoại cố định, di động trên đất liền và các dịch vụ giá trị gia tăng khác gồm:

- Dịch vụ điện chữ.

- Tư vấn sử dụng khai thác thiết bị thông tin và các thủ tục khai thác thông tin theo quy định Quốc tế cho người đi biển

- Điện hoa: chuyển hoa, quà tặng cho việc hiếu, hỷ, sinh nhật...

Dịch vụ Điện thoại tàu bờ đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ điều hành, khai thác tàu thuyền hoạt động trên các tuyến đường biển trong nước và Quốc tế cũng như nhu cầu thông tin thông thường của các thành viên làm việc trên các phương tiện hoạt động trên biển.

(2) Dịch vụ Inmarsat là dịch vụ thông tin qua vệ tinh trên nền thoại và truyền dữ liệu tốc độ cao. Khách hàng sử dụng dịch vụ vệ tinh Inmarsat là các phương tiện

hoạt động trên biển, trên đất liền và trên không. Inmarsat hiện đang quản lý và khai thác 10 vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh, các vệ tinh này được điều khiển bởi Trung tâm điều khiển vệ tinh nằm ở trụ sở chính của Inmarsat đặt tại London-Vương Quốc Anh, kết nối với các mạng mặt đất thông qua các trạm cổng (LES) đặt tại khắp nơi trên thế giới. Việt Nam có một trạm LES duy nhất là Đài Thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải Phòng do Công ty quản lý.

(3) Dịch vụ VT02 và dịch vụ bán lại là việc Công ty làm đại lý bán hàng và thanh toán cho các công ty viễn thông nước ngoài.

* Đào tạo sỹ quan hàng hải trong lĩnh vực thông tin.

Với đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, với một hệ thống trang thiết bị hiện đại, Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam là nơi đào tạo cho các sỹ quan, thuyền viên khai thác các thiết bị thông tin tàu biển (ROC/GOC).

Tham gia khóa học, học viên được trang bị các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu về hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn toàn cầu, khai thác thông tin lưu động hàng hải phục vụ thông tin thông thường cũng như trong các trường hợp khẩn cấp. Ngoài việc học tập bằng các giáo trình quốc tế chuẩn của IMO, học viên còn được thực hành trên hệ thống thiết bị mô phỏng, tiếp cận hệ thống đài TTDH hiện đang cung cấp đầy đủ các dịch vụ thông tin hàng hải.

Sau thời gian khóa học, các học viên tốt nghiệp được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp "Giấy chứng nhận vô tuyến viên hệ GMDSS" hạng hạn chế (ROC) hoặc hạng tổng quát (GOC). Các chứng chỉ này được công nhận trên toàn thế giới.

* Kinh doanh, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị thông tin, nghi khí hàng hải.

* Cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet trong nước và quốc tế.

2.1.3. Mô hình tổ chức, quản lý của Công ty

Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức, quản lý tại Công ty

Ban giám đốc Công ty bao gồm: Giám đốc, 02 Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung mọi hoạt động của Công ty.

Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong quản lý điều hành từng mảng công việc:

- Phòng Nhân chính chịu trách nhiệm về: công tác hành chính, văn phòng và quản lý nhân sự, tiền lương.

- Phòng Kinh tế kế hoạch chịu trách nhiệm: xây dựng, triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Phòng Kỹ thuật đầu tư chịu trách nhiệm về công tác quản lý toàn bộ hệ thống trang thiết bị của Công ty: đầu tư, mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị mới theo kế hoạch; hướng dẫn kỹ thuật; sửa chữa, bảo dưỡng;…

- Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm nhập khẩu máy móc thiết bị nghi khí hàng hải và phân phối trên toàn quốc; là đầu mối liên kết, điều phối hoạt động kinh

Hệ thống các Đài Thông tin

duyên hải

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

Các đơn vị trực thuộc Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm viễn thông công cộng Trung tâm dịch vụ khách hàng Ban giám đốc Phòng Kinh tế kế hoạch Phòng Kỹ thuật đầu tư Phòng Kinh doanh Phòng Nhân chính Phòng Khai thác Phòng Pháp chế đối ngoại Phòng Tin học Phòng Tài chính kế toán

doanh thiết bị nghi khí hàng hải, cung cấp dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng giữa các đơn vị trong Công ty.

- Phòng Tài chính kế toán chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính và kế toán trong toàn Công ty.

- Phòng Khai thác chịu trách nhiệm đưa ra các quy trình khai thác, thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng và nội dung của dịch vụ công ích TTDH cung cấp cho các phương tiện hoạt động trên biển.

- Phòng Pháp chế đối ngoại chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến pháp luật và hợp tác quốc tế của Công ty.

- Phòng Tin học chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại Công ty.

Các đơn vị trực thuộc có chức năng, nhiệm vụ thực hiện theo phân cấp của Công ty:

Hệ thống các Đài TTDH thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cung ứng dịch vụ công ích TTDH cho các phương tiện hoạt động trên biển đồng thời triển khai các hoạt động kinh doanh khác theo yêu cầu của Công ty như: cung cấp dịch vụ viễn thông hàng hải (dịch vụ điện thoại tàu bờ, dịch vụ Inmarsat, VT02), cung cấp thiết bị thông tin hàng hải, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng thiết bị,…

Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh thay mặt công ty quản lý về mặt kỹ thuật, tài chính đối với một số Đài TTDH khu vực phía nam.

Trung tâm viễn thông công cộng chịu trách nhiệm nghiên cứu triển khai cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng: Wimax, di động ven biển,…

Trung tâm dịch vụ khách hàng chịu trách nhiệm quản lý, hỗ trợ khách hàng dịch vụ viễn thông hàng hải trong việc ký kết hợp đồng, tính cước, thu hồi công nợ.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

Là một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, công tác quản lý tài chính của Công ty trước đây được thực hiện theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ. Sau khi

chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công tác quản lý tài chính của Công ty được thực hiện theo Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/08/2010 hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Về cơ bản quy định về quản lý tài chính đối với Công ty tại hai văn bản này không khác nhau. Căn cứ theo quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn chế độ chính sách hiện hành có liên quan, Công ty đã xây dựng Quy chế quản lý tài chính cho công ty và một số đơn vị thành viên. Quy chế quản lý tài chính của công ty được ban hành lần đầu tiên năm 2006 và hàng năm có sửa đổi cho phù hợp với chế độ chính sách hiện hành. Quy chế quản lý tài chính hiện tại đang áp dụng được ban hành theo Quyết định số 2981/QĐ-VISHIPEL ngày 16/12/2009.

2.2.1. Bộ máy quản lý tài chính tại công ty

Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam mặc dù là một công ty có quy mô lớn (có trên 500 lao động và mức vốn trên 100 tỷ đồng), tuy nhiên hiện tại hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là cung ứng dịch vụ công ích TTDH, do vậy bộ máy quản lý tài chính vẫn được tổ chức theo mô hình cũ: công tác tài chính và kế toán được tổ chức ghép với nhau tạo thành phòng Tài chính kế toán.

Giám đốc công ty là người phụ trách công tác tài chính và chịu trách nhiệm đối với các quyết định tài chính của công ty.

Kế toán trưởng công ty đồng thời là phụ trách Phòng tài chính kế toán công ty, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc ra các quyết định tài chính, chỉ đạo trực tiếp công tác kế toán tại công ty.

Phòng tài chính kế toán công ty hiện tại bao gồm 10 cán bộ công nhân viên (không kể kế toán trưởng) bao gồm 1 phó phòng và 4 tổ nghiệp vụ: Tổ nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w