Công tác quản lý chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 78)

a. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ * Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực... (gọi tắt là chi phí vật tư) tính theo mức tiêu hao thực tế và giá thực tế xuất kho.

Mức tiêu hao: Giám đốc Công ty ban hành định mức tiêu hao các loại vật tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các định mức đó. Trong quá trình thực hiện nếu mức tiêu hao vật tư thực tế lớn hơn định mức, Công ty xác định nguyên nhân và trách nhiệm để xử lý bồi thường. Tiền bồi thường hạch toán vào thu nhập khác. Nếu mức tiêu hao thực tế thấp hơn định mức nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm thì người thực hiện được thưởng. Mức thưởng không vượt quá giá trị vật tư tiết kiệm được trong năm. Giám đốc Công ty quyết định mức bồi thường hoặc mức thưởng. Công ty thường xuyên rà soát, điều chỉnh các định mức cho phù hợp với

thực tế.

Giá vật tư: là giá ghi trên hóa đơn đối với vật tư mua ngoài, giá thực tế xuất kho đối với vật tư tự chế cộng với chi phí vật chuyển, bốc xếp, bảo quản,… Các đơn vị chủ động mua vật tư để phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trong kế hoạch được giao. Tại thời điểm mua vật tư, các đơn vị phải khảo sát thị trường, chọn nhà cung cấp vật tư có chất lượng đáp ứng được yêu cầu và mức giá thấp nhất (phải có ít nhất 3 báo giá cho mỗi lần mua vật tư).

* Chi phí công cụ dụng cụ:

Khi có nhu cầu về công cụ dụng cụ, Trưởng đơn vị đề xuất bằng văn bản với Giám đốc Công ty để xem xét giải quyết.

Trưởng đơn vị phải quản lý và chịu trách nhiệm trước Công ty về sử dụng, bảo quản công cụ dụng cụ của đơn vị mình.

Người sử dụng công cụ dụng cụ phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất nếu làm mất dụng cụ được giao hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân.

Định kỳ vào ngày 31/12 hàng năm, công ty tiến hành kiểm kê toàn bộ số công cụ dụng cụ hiện có. Căn cứ vào kết quả kiểm kê đối chiếu với sổ kế toán, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có) và đưa ra các biện pháp xử lý.

Công ty căn cứ vào thời gian sử dụng để phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí trong thời gian không quá 2 năm.

* Một số lưu ý khi thực hiện mua sắm vật tư, nguyên liệu, công cụ dụng cụ:

Các chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ phải đảm bảo có hoá đơn chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính và hợp đồng mua bán đã được ký kết hoặc báo giá (nếu không ký hợp đồng mua bán).

Nhân viên mua hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn hợp pháp của các hoá đơn.

Hoá đơn của doanh nghiệp bán hàng phải có tên, địa chỉ của doanh nghiệp và đóng dấu của doanh nghiệp đó.

* Chi phí tiền lương

- Chi phí tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất lương phải trả cho người lao động do Giám đốc quyết định theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Quỹ lương của các đơn vị trực thuộc được xây dựng theo cơ chế gắn liền với doanh thu và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Vào tháng 12 hàng năm, các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch tiền lương cho năm sau cùng với kế hoạch tài chính năm trình Giám đốc công ty phê duyệt.

- Việc thanh toán, chi trả tiền lương thực hiện theo Quy chế trả lương của Công ty.

- Quỹ tiền lương của Giám đốc Công ty không tính trong đơn giá tiền lương của Công ty nhưng được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.

* Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp: thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.

* Chi phí ăn giữa ca:

Chi phí ăn giữa ca cho người lao động do Giám đốc quyết định phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh và theo đặc thù của từng hoạt động sản xuất nhưng tối đa không vượt quá mức Nhà nước quy định.

c. Chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí khấu hao TSCĐ được tính và hạch toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính

d. Chi phí sửa chữa TSCĐ

Hàng quý hoặc định kỳ, đơn vị sử dụng TSCĐ có trách nhiệm kiểm tra, xác định tình trạng hoạt động của TSCĐ và trình Giám đốc Công ty các biện pháp giải quyết nếu có hư hỏng.

Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm.

chi, nếu lỗ thì phân bổ một phần cho năm sau. Chi phí sửa chữa lớn đối với TSCĐ đặc thù theo chu kỳ được trích trước vào chi phí theo kế hoạch được Giám đốc Công ty phê duyệt, thời điểm trích là cuối năm tài chính. Khi thực hiện sửa chữa lớn, nếu số thực chi lớn lớn hơn số trích trước, phần chênh lệch hạch toán vào chi phí; nếu nhỏ hơn thì hạch toán giảm chi phí.

e. Chi công tác phí trong nước

Công tác phí là một khoản chi phí trả cho người đi công tác trong nước để trả tiền vé tàu, xe cho bản thân và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); chi phí cho người đi công tác trong những ngày đi đường và ở nơi đến công tác.

Đối tượng được hưởng chế độ công tác phí bao gồm: Cán bộ, công nhân viên chức trong Công ty được cử đi công tác.

Các điều kiện để được thanh toán công tác phí:

- Có quyết định cử đi công tác của cấp có thẩm quyền hoặc được thủ trưởng đơn vị cấp giấy đi đường có xác nhận của nơi đến công tác.

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. - Có đủ các chứng từ để thanh toán. Các khoản thanh toán công tác phí:

- Tiền tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác: Người đi công tác sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nếu có đủ vé tàu, vé xe hợp lệ thì được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước thông thường (giá không bao gồm các dịch vụ khác, ví dụ như: tham quan du lịch, tiền ăn, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu,...). Công ty chỉ thanh toán chi phí vé tàu xe thông thường cho cán bộ công nhân viên đi công tác, trường hợp đi công tác bằng máy bay thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền và phải giữ lại thẻ lên máy bay, trường hợp đi xe ôm phải có liệt kê ghi rõ nơi đi nơi đến và phải có xác nhận của trưởng đơn vị.

- Phụ cấp công tác: Phụ cấp công tác được tính từ ngày người đi công tác bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan của mình (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú, ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định). Phụ cấp công tác chỉ được thanh toán trong trường hợp cán bộ công nhân viên đi công tác ngoài tỉnh với mức phụ cấp cụ thể phụ thuộc vào khoảng cách từ đơn vị đến nơi cán bộ công nhân viên

được cử đi công tác. Cụ thể:

+Mức 1 : dưới 400km : 40.000 đồng/ngày/người

+Mức 2 : từ 400km đến 1000km : 70.000 đồng/ngày/người

+Mức 3 : trên 1000km : 100.000 đồng/ngày/người

- Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác: Mức chi tiền thuê phòng nghỉ được thanh toán theo hoá đơn thu tiền thực tế, nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/ngày/người. Trường hợp người đi công tác một mình hoặc trường hợp đoàn công tác có lẻ người khác giới phải thuê phòng riêng thì mức thanh toán tiền thuê phòng nghỉ đối với người đi công tác một mình hoặc người lẻ trong đoàn tối đa không quá 280.000 đồng/ngày/người. Cán bộ được cử đi công tác nghỉ lại các địa phương không có nhà nghỉ, nhà khách (không có hoá đơn) thì được thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 40.000 đồng/ngày/người.

f. Chi công tác phí nước ngoài: thực hiện theo Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính.

g. Chi phụ cấp tàu xe đi phép

Đối tượng được thanh toán: Cán bộ, công nhân viên chức trong Công ty có đủ điều kiện nghỉ lao động hàng năm theo chế độ quy định, được Giám đốc cấp giấy nghỉ phép năm để đi thăm người thân (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con).

Điều kiện thanh toán: tiền tàu xe nghỉ phép năm chỉ được thanh toán cho các đối tượng trên mỗi năm một lần (cả lượt đi và lượt về) theo giá cước thông thường của các phương tiện vận tải thông thường như: ô tô, tàu hoả, ca nô, tàu chạy ven biển. Trường hợp mua vé máy bay hoặc thuê xe du lịch riêng cũng chỉ được thanh toán theo giá cước của các phương tiện vận tải thông thường.

h. Chi phí điện thoại

Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về chi phí điện thoại tại đơn vị mình trước Giám đốc Công ty, việc sử dụng điện thoại phải đảm bảo tiết kiệm, gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Không được sử dụng điện thoại cơ quan vào việc riêng, các trường hợp sử dụng điện thoại vào việc riêng đều phải nộp tiền đã sử

dụng về đơn vị.

Định mức sử dụng điện thoại phục vụ sản xuất đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty được thực hiện theo qui định do Giám đốc công ty ban hành.

i. Chi đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề người lao động

Chi đào tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên chỉ được thực hiện cho đối tượng là cán bộ công nhân viên trong Công ty. Cụ thể:

- Đào tạo ngắn ngày tại công ty: mức chi do Giám đốc quyết định và chịu trách nhiệm.

- Thuê đào tạo: mức chi theo hợp đồng ký với cơ sở đào tạo. k. Chi y tế

Hàng năm Công ty triển khai tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định theo mức chi thực tế ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm xã hội và của người lao động.

m. Chi bồi dưỡng độc hại

Chi bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật được thực hiện theo qui định của Bộ Lao động thương binh xã hội.

Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật : cán bộ công nhân viên trong Công ty đã ký hợp đồng lao động trên 1 năm, làm việc trong môi trường độc hại được hưởng mức bồi dưỡng hiện tại như sau:

- Mức 1 : 6.000 đồng/ngày - Mức 2 : 8.000 đồng/ngày

n. Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp Chi giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp theo thực tế phát sinh căn cứ vào quy chế riêng do Giám đốc Công ty quy định phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.

Mức chi hội thảo, hội nghị cụ thể được vận dụng theo quy định tại Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính.

Tổng các chi phí này không vượt quá 10% tổng số chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

o. Các chi phí khác

việc làm,… Công ty thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.

2.2.6. Tình hình phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ

Căn cứ theo quy chế tài chính hiện hành, lợi nhuận thực hiện của công ty được phân phối như sau:

Bảng 2.10: Tình hình phân phối lợi nhuận qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009

Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.883 3.259

Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính 288 326

Trích 90% vào quỹ đầu tư phát triển 2.595 2.933

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Vishipel năm 2008, 2009)

Quỹ khen thưởng phúc lợi hàng năm Công ty được cấp theo kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích TTDH: năm 2008 là 3.461 triệu đồng, năm 2009 là 5.172 triệu đồng.

2.2.7. Đầu tư vốn ra ngoài Công ty

Hiện tại phần vốn nhà nước Công ty đầu tư ra ngoài Công ty bao gồm:

- Công ty cổ phần điện tử hàng hải: đây là đơn vị được cổ phần hóa từ một đơn vị trực thuộc Công ty trước đây. Công ty hiện là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước giữ 35% vốn cổ phần tương ứng 1.400.000.000 đồng.

- Ngân hàng TMCP Hàng hải: Tổng giá trị cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Hàng hải mà Công ty đang sở hữu là 1.055.260.000 đồng

- Tổ chức Inmarsat: là một thành viên của Tổ chức Inmarsat, Công ty hiện đang sở hữu 145.742 cổ phần của tổ chức này, mệnh giá mỗi cổ phần là 0,0005 EUR. Giá trị ghi sổ của số cổ phần này là 1.416.102 đồng

Riêng đối với 35% vốn cổ phần tại Công ty cổ phần hàng hải, Công ty đã cử 01 Phó Giám đốc là người đại diện phần vốn nhà nước tham gia vào Hội đồng quản trị và hiện tại đang giữ cương vị là Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Công ty này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước tại đây.

Công ty thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong các cuộc họp giao ban về kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các đơn vị mà Công ty có góp vốn cổ phần.

2.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 2.3.1. Những kết quả đạt được

Với những nỗ lực không ngừng của bộ máy quản lý tài chính của Công ty, công tác quản lý tài chính đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w