Công tác quản lý doanh thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 76)

a. Căn cứ xác định doanh thu

Doanh thu cung cấp dịch vụ công ích được xác định bằng chi phí cung ứng dịch vụ công ích trong kỳ.

Doanh thu cung cấp các dịch vụ viễn thông (dịch vụ TTLL, dịch vụ LES, VT02,..) được ghi nhận vào theo dõi trên Chương trình Hệ thống tính cước.

Doanh thu bán hàng căn cứ vào số lượng hàng hóa xuất bán trong kỳ.

Doanh thu dịch vụ khoa học kỹ thuật: căn cứ vào việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ khoa học kỹ thuật ký trong kỳ.

Doanh thu dịch vụ đào tạo: căn cứ vào số lượng học viên của các lớp học được mở trong kỳ.

b. Quy chế quản lý doanh thu

Toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ đều phải được thể hiện trên hóa đơn, chứng từ hợp lệ và phải được phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán theo chế độ quy định của Nhà nước. Các đơn vị không được để ngoài sổ sách kế toán bất cứ khoản doanh thu nào dưới bất kỳ hình thức gì. Phòng Tài chính kế toán Công ty trước khi khóa sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính tổng hợp toàn công ty hàng tháng, quý năm phải đối chiếu số liệu doanh thu trên sổ sách kế toán với số liệu doanh thu được ghi nhận trên Chương trình hệ thống tính cước, phiếu xuất kho, thẻ kho, và các tài liệu liên quan,…

Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Giám đốc Công ty về các khoản doanh thu phát sinh tại đơn vị. Khi phát hiện doanh thu để ngoài sổ sách kế toán, những cá nhân, tập thể có vi phạm hoặc có liên quan thì tùy theo mức độ vi phạm phải quy trách nhiệm, đền bù và xử lý hành chính, trường hợp nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tính đúng đắn và hợp pháp của các khoản doanh thu trong toàn công ty.

Các khoản chiết khấu thương mại được thực hiện theo chính sách bán hàng riêng do Giám đốc Công ty quy định.

vị đó, đồng thời đơn vị phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí sửa chữa sản phẩm, hàng hóa để bán được. Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về việc hàng hóa bị trả lại làm ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.

Dịch vụ bị từ chối phát sinh ở đơn vị nào thì giảm trừ doanh thu ở đơn vị đó. Các đơn vị phải xác định rõ nguyên nhân, báo cáo Giám đốc Công ty để có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp này. Nếu do chủ quan thì người gây ra phải có trách nhiệm bồi thường vật chất. Mức bồi thường do Giám đốc quyết định đối với từng trường hợp cụ thể. Dịch vụ bị từ chối phải có văn bản (đơn đề nghị) của người sử dụng dịch vụ ghi rõ ngày, giờ, số máy, cước phí của cuộc gọi kèm theo biên bản xác nhận của các bộ phận có liên quan.

Việc giảm giá hàng bán do hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, thời hạn ghi trong hợp đồng phát sinh tại đơn vị nào thì hạch toán giảm doanh thu ở đơn vị đó. Trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về việc đã xảy ra phải giảm giá làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. Việc giảm giá hàng bán phải được thể hiện trong hợp đồng kinh tế hoặc trên hóa đơn bán hàng khi có công văn yêu cầu giảm giá của người mua được đơn vị chấp thuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w